Người bệnh tiểu đường hiện nay có cơ hội sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường hiệu quả giúp phòng tránh nguy cơ biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, nhiều người tiểu đường đã lạm dụng thuốc. Vậy uống thuốc tiểu đường quá liều có làm sao không, triệu chứng là gì, cần làm gì khi sử dụng thuốc tiểu đường quá liều, hãy cùng đọc bài viết này nhé.

Triệu chứng thường gặp của người bệnh khi uống thuốc tiểu đường quá liều

Vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa trị tiểu đường nên ảnh hưởng của việc uống thuốc cũng đa dạng và phụ thuộc vào từng loại thuốc. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nghiêm trọng, khi uống thuốc tiểu đường quá liều có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng.

Để phòng tránh, hãy cùng xem một số triệu chứng của việc sử dụng thuốc tiểu đường quá liều:

– Thường xuyên buồn ngủ và có thể gây ra hôn mê sâu

– Nhiệt độ cơ thể, hay nhịp tim thay đổi bất thường

– Cảm thấy đau tức ngực do bị tổn thương ở tim, phổi

– Đau bụng, buồn nôn và còn có thể bị tiêu chảy

– Nôn ra máu hay đi tiểu tiện ra máu

– Khó thở, nhịp thở nhanh, chậm, nông hoặc sâu

– Da mát và ra mồ hôi

Triệu chứng thường gặp của người bệnh khi uống thuốc tiểu đường quá liều
Triệu chứng thường gặp của người bệnh khi uống thuốc tiểu đường quá liều

Đây chỉ là một số các biểu hiện thường gặp khi người bệnh uống thuốc tiểu đường quá liều.Tùy vào loại thuốc mà bạn sử dụng có thể có những biểu hiện khác hoặc thậm chí là không có biểu hiện. Hãy thường xuyên kiểm tra lượng đường huyế để có những biện pháp phù hợp.

Nếu gặp phải một trong những biểu hiện này thì hãy đi khám bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất.

Phải làm sao khi uống thuốc tiểu đường quá liều?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ xử lý khác nhau khi uống thuốc tiểu đường.Nếu lượng thuốc uống so với liều đúng không chênh lệch nhau quá nhiều thì hãy yên tâm vì sẽ không sao. Còn nếu sau khi sử dụng thuốc tiểu đường quá liều mà gặp phải một số triệu chứng khác nhau thì có thể đã bị ngộ độc thuốc.

Phải làm sao khi uống thuốc tiểu đường quá liều?
Phải làm sao khi uống thuốc tiểu đường quá liều?

Nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo thì cần phải làm cho bệnh nhân nôn hết ra. Nếu ngưng thở thì phải lập tức hô hấp nhân tạo và đưa phải nhanh đến bệnh viện cấp cứu. Chú ý mang theo thuốc bệnh nhân đã sử dụng theo để các bác sĩ nắm được rõ tình hình, từ đó mới đưa ra cách điều trị phù hợp.

Còn nếu bệnh nhân tiêm insulin quá liều, thì hãy làm theo các bước sau đây:

– Kiểm tra lại lượng đường huyết

– Ăn một món ăn ngọt: Uống một ly nước đường hay dùng viên kẹo ngậm

– Nằm xuống nghỉ ngơi khoảng 20 phút đến nửa tiếng để cơ thể điều tiết lại đường huyết.

– Kiểm tra lại lượng đường huyết. Nếu cảm thấy vẫn chưa ổn định thì lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Uống thuốc tiểu đường như thế nào mới đúng?

Không nên hạ mức đường huyết xuống quá thấp

Thông thường, thuốc điều trị tiểu đường có tác dụng làm cơ thể sản sinh thêm nhiều insulin, đôi khi gây ra việc hạ đường máu quá thấp, gây nên biểu hiện hôn mê sâu. Chú ý đặc biệt là không được dùng hai loại thuốc cùng nhóm và có một cơ chế tác dụng.

Ngoài ra, hãy lưu ý đo lượng đường trong máu trước và sau khi sử dụng thuốc, để có cách khắc phục kịp thời nếu như gặp tác dụng phụ không mong muốn. Đường huyết bị hạ quá thấp thì có thể là nguyên nhân của việc uống thuốc điều trị tiểu đường quá liều. Bệnh nhân có những biểu hiện hạ đường máu như: cảm giác đói cồn cào, da lạnh ẩm, thèm ăn, vã mồ hôi, run tay chân,… Chỉ số đường huyết đo lúc này của người bệnh sẽ dưới 2,5 mmol/l.

Uống thuốc tiểu đường như thế nào mới đúng?
Uống thuốc tiểu đường như thế nào mới đúng?

Tuân thủ việc đúng liều lượng và uống thuốc đúng thời gian theo đơn của bác sĩ

Bệnh nhân không nên tự ý tăng hoặc giảm liều nếu không muốn có những hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra, nên uống thuốc theo một khung giờ nhất định trong một ngày để không xuất hiện các biến chứng tiểu đường, làm tăng hoặc giảm lượng đường huyết bất thường. Bình thường, các loại thuốc tiểu đường có tác dụng nhanh được khuyến cáo sử dụng trước bữa ăn nửa tiếng, trong khi các loại khác có tác dụng chậm thì nên sử dụng trước khi ăn khoảng một tiếng.

Một số loại thuốc hay gặp:

– Nhóm Sulfonylureas: Uống trước khi ăn 15 – 30 phút. Trong đó loại Dia-mi-cron MR chỉ uống thuốc 1 lần duy nhất vào buổi sáng.

– Nhóm Met-for-min: Nhóm thuốc này phải uống sau khi ăn để tránh gây ra tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa.

– Nhóm Thiazolidinediones: Có thể uống trước hoặc sau ăn.

– Nhóm Acarbose: Uống vào đầu mỗi bữa ăn.

– Nhóm ức chế DPP-4: Có thể uống thuốc trước hoặc sau khi ăn.

– Nhóm thuốc ức chế đồng vận chuyển Glucose – Natri ở thận (Empagliflozin: Jardiance, Dapagliflozin: Forxiga): Uống vào buổi sáng trước ăn.