Đối với người bệnh tiểu đường, uống thuốc là cách nhanh hiệu quả nhất để giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Tuy nhiên, thuốc điều trị luôn là con dao hai lưỡi, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vậy uống thuốc tiểu đường có hại gì không? Có tác dụng phụ gì? Cần dùng thuốc như thế nào để giảm tác dụng phụ và cách xử lý khi gặp phải ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Uống thuốc tiểu đường có hại gì không? Có tác dụng phụ gì?

Trong quá trình điều trị, thuốc trị tiểu đường có thể sẽ gây nên một số tác dụng với cơ thể, cụ thể như sau:

Hạ đường huyết

Tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường đều có tác dụng giúp làm giảm lượng đường máu. Một số loại thuốc điều trị khi người bệnh dùng sai cách, ví dụ như dùng tăng liều hoặc người bệnh bỏ bữa ăn, có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết quá mức hoặc đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không có những biện pháp kịp thời xử lý sẽ làm tăng đường máu trở lại (ăn, uống thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng rất có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê sâu. Để tránh bị hạ đường huyết, người bệnh cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, phân bổ các bữa ăn trong ngày sao cho phù hợp với liều lượng thuốc đang dùng, tránh trường hợp giảm cân bằng việc ăn kiêng quá mức hoặc luyện tập quá sức…

Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì không?
Uống thuốc tiểu đường có hại gì không?

Người bệnh cũng nên có những chú ý những điều dưới đây để không bị hạ đường huyết khi uống thuốc:

  • Không phối hợp 2 thuốc cùng nhóm vì chúng có cùng một cơ chế tác dụng, nhưng cũng có thể phối kết hợp thuốc có tác dụng nhanh với thuốc tác dụng chậm.
  • Kiểm tra đường huyết trước khi uống thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số đường huyết này có dấu hiệu giảm xuống quá thấp.

Tác dụng phụ lên gan, thận

Một tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của việc uống thuốc điều trị tiểu đường đó là tác động xấu đến các cơ quan của cơ thể. Hai cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp từ tác dụng không mong muốn này của các loại dược phẩm là 2 cơ quan làm nhiệm vụ chuyển hóa (gan) và thải trừ (thận).

Dị ứng thuốc

Bệnh nhân gặp các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mày đay, đỏ da, viêm, dị ứng nặng có thể rất nghiêm trọng như sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Việc dùng thuốc không đúng cách cũng rất dễ gây dị ứng. Thường thì trong những trường hợp gặp tác dụng phụ này, có thể điều trị bằng cách ngừng uống thuốc. Cần nhớ rằng nếu ta tiếp tục uống loại thuốc đó thì các phản ứng dị ứng cũng sẽ luôn luôn quay trở lại. Do vậy, khi uống thuốc tiểu đường mà gặp các dấu hiệu kể trên, người bệnh nên thông báo điều này với bác sĩ điều trị để thay đổi đơn thuốc và không nên tiếc mà dùng lại thuốc dưới bất kỳ dạng nào.

Đầy bụng, tiêu chảy

Một số loại thuốc điều trị tiểu đường gây rối loạn tiêu hóa như metformin – glucophage, người bệnh sẽ bị đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Có thể sử dụng với liều thấp hơn hoặc uống thuốc sau khi ăn để tránh tác dụng phụ này. Nhưng nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và tiêu chảy sau khi đã dùng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, chắc chắn phải ngưng uống thuốc metformin và bác sĩ sẽ thay đổi đơn thuốc phù hợp hơn.

Chính vì vậy, với những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, phải điều trị lâu ngày với các loại thuốc uống cần phải cẩn thận khi sử dụng. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc và phải kết hợp đúng cách với các sản phẩm hỗ trợ điều trị khác để đạt hiệu quả cao.

>> Tham khảo: chỉ số đường huyết ổn định

Cách giảm thiểu tác hại khi uống thuốc tiểu đường

Uống thuốc tiểu đường có hại gì không? Nhận thức rất rõ về những tác dụng phụ khi uống thuốc điều trị tiểu đường như hạ đường huyết, giảm chức năng của gan, thận, rối loạn đường tiêu hóa,dị ứng thuốc,…Nhưng điểm cốt yếu là người tiểu đường không thể bỏ thuốc mà phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy làm thế nào để giảm tác dụng phụ không mong muốn mà tăng hiệu quả điều trị?

Uống thuốc đúng cách giúp làm tăng hiệu quả điều trị

Hiểu biết rõ tác dụng cũng như cách dùng, uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ, việc hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì không?

Uống thuốc kết hợp luyện tập thể thao và ăn uống khoa học

Kết hợp ăn uống và vận động hợp lý không chỉ giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường mà còn ngăn ngừa, giúp phòng chống các biến chứng liên quan và giúp người bệnh khỏe khoắn mỗi ngày.

Duy trì một tâm trạng tốt

Người bệnh có tâm trí thư thái có thể cải thiện hiệu quả kết quả điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần phải học cách thư giãn, thoải mái và điều hòa cảm xúc, biết cách giải phóng áp lực của mình, để vượt qua được trạng thái tâm lý bất ổn mới có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì không? Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị ngay nếu gặp các biểu hiện của tác dụng phụ do uống thuốc tiểu đường. Bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn khác cho liệu trình điều trị và sẽ tìm ra loại thuốc phù hợp giúp đem lại hiệu quả nhất đối với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

>> Xem thêm: tiền tiểu đường có nguy hiểm không