Uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy phải làm sao?

Lượng đường huyết cao liên tục và kéo dài ở người bệnh tiểu đường là hai yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh lý thần kinh và tiêu chảy. Tiêu chảy cũng có thể là một tác dụng phụ khác của một số loại thuốc tiểu đường. Vậy uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy phải làm sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Quan tâm:

Triệu chứng uống thuốc tiểu đường bị tiểu chảy

Các triệu chứng tiêu chảy do uống thuốc tiểu đường gây ra bao gồm:

  • Đầy bụng sau ăn
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc kết hợp cả hai.

Tiêu chảy do bệnh tiểu đường khác với các dạng tiêu chảy khác, mặc dù có thể khó phân biệt. Nó có thể xảy ra vào ban ngày hay ban đêm, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tương tác xã hội của người bệnh.

Nguyên nhân Uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy

Tiêu chảy có thể là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tây trị tiểu đường, đại diện như một vài dòng: metformin (glucophage) hay acarbose (glucobay). Tuy nhiên hầu hết nếu bị tiểu chảy do uống thuốc thì những triệu chứng này sẽ hết sau một thời gian dùng thuốc

Ngoài nguyên nhân do uống thuốc tiểu đường, thì tiêu chảy có thể do biến chứng tiểu đường thần kinh tự chủ. Khi người bệnh để đường huyết quá cao, dây thần kinh bị tổn thương, từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sinh dục, tuyến mồ hôi, nhịp tim,.... Nếu tiêu chảy do biến chứng thần kinh tiểu đường thì thường sẽ tập trung vào ban đêm, giữa các đợt tiêu chảy sẽ đan sẽ cả táo bón

Nếu gặp tình trạng tiêu chảy ở người tiểu đường thì ên đi khám sớm để xác định được nguyên nhân chính xác. Nếu uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy thì bác sĩ sẽ cho bạn điều chỉnh thời điểm uống thuốc, giảm liểu thuốc, cũng như cách bù nước khi bị tiêu chảy như uống nhiều nước, ăn nhiều rau,... để cơ thể thích ứng dần với thuốc tiểu đường.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị tiểu đường - Uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy
Uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy có sao không?

>> Tham khảo: uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì

Uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy phải làm sao?

Điều trị tiêu chảy

Bị tiêu chảy nhiều ngày đầu tiên phải tìm cách bù nước để ngăn chặn mất nước tối thiểu nhất. Đồng thời sử dụng thuốc tiêu chảy Imodium hoặc Pepto-Bismol, có thành phần tương ứng là loperamide và bismuth subsalicylate. Sẽ giúp giảm sự di chuyển của chất lỏng qua ruột, đồng thời nhanh chóng phục hồi chức năng của ruột cũng như tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy trong ruột của bạn.

Dự phòng mất nước

Mất nước (Dehydration) là nguy cơ chính của bệnh tiêu chảy do bất cứ nguyên nhân nào.

Để ngăn ngừa mất nước, nên:

  • Thay thế bất kì dịch bị mất bằng cách uống thêm nhiều nước
  • Truyền dịch trong bệnh viện nếu các triệu chứng tiêu chảy nghiêm trọng
  • Sử dụng dung dịch bù nước điện giải qua đường uống (ORS) để bổ sung muối và các chất khác mà cơ thể bị thiếu hụt cần được cung cấp

Nếu không điều trị, mất nước có thể đe doạ tính mạng người bệnh tiểu đường.

Một số điều trị khác, bao gồm:

  • Thuốc không kê đơn (OTC): Pepto-Bismol hoặc Imodium có thể giúp giảm tính lỏng của phân
  • Kháng sinh: Nếu tiêu chảy do vi khuẩn phát triển quá mức, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng kháng sinh
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Thức ăn và đồ uống có chứa nhiều kali như cà chua, chuối, nước ép hoa quả không nên thêm đường

Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra nhãn mác của bất kỳ loại thuốc nào khi tự sử dụng và hỏi lời khuyên của bác sĩ loại thuốc phù hợp..

Nếu tình trạng tiêu chảy này kéo dài không đỡ, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển sang dùng một loại thuốc khác cũng chứa hoạt chất Metformin. Ví dụ, bạn đang dùng Glucophage thì có thể chuyển sang Panfor. Hai thuốc này bản chất đều là Metformin, nó chỉ khác nơi sản xuất. Nhiều trường hợp chỉ cần chuyển thuốc như vậy cũng đã có thể cải thiện được tình trạng tiêu chảy.

Còn nếu tiếp tục không đỡ, vậy thì người bệnh cần chuyển sang một thuốc giảm đường huyết khác, ví dụ như Dapagliflozin, Empagliflozin, Linagliptin, … Trong trường hợp này, bạn cần phải trao đổi với bác sĩ điều trị cho bạn để được lựa chọn thuốc thích hợp.

Nên đến gặp bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy thường xuyên. Họ sẽ xem xét hồ sơ sức khỏe của bạn và đánh giá được lượng đường trong máu của bạn. Họ cũng có thể thực hiện một số cuộc kiểm tra sức khỏe ngắn gọn để giúp bạn loại trừ bất kỳ tình trạng y tế nào khác.

Còn điều gì cần thắc mắc về uống thuốc tiểu đường bị tiêu chảy phải làm sao thì hãy gọi cho chuyên gia của Thoái Linh Đường sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn giải đáp cho bạn mọi lúc, mọi nơi.

>> Xem thêm: thuốc tiểu đường uống vào lúc nào