Bệnh tiểu đường tuýp 2 hiện nay chiếm đến 95% tổng số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới hiện nay và đang có xu hướng gia tăng, trẻ hóa. Vì vậy nếu không được kiểm soát và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2 thì bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cơ thể người bệnh: mù lòa, lở loét, nhiễm trùng, căt chi,...tử vong

Tiểu đường tuýp 2 là gì? (đái tháo đường tuýp 2 là gì?)

Tiểu đường tuýp 2 (còn được gọi là đái tháo đường tuýp 2, đái tháo đường type 2, tiểu đường type 2) là rối loạn chuyển hóa không đồng nhất được đặc trưng bởi đường huyết cao do cơ thể kháng insulin hoặc thiếu hụt insulin tương đối hoặc cả hai. Chứ không như bệnh tiểu đường tuýp 1 đó là cơ thể không sản xuất hoặc sản xuất không đủ insulin để chuyển hóa đường đi nuôi tế bào

Việc tăng đường huyết trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa về chất như: carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2

Với tiểu đường tuýp 2 thì các dấu hiệu thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn thường không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Mà chỉ khi các triệu chừng nhiều hơn nặng hơn mới đi khám và biết mình bị tiểu đường tuýp 2:

  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm: Vì đường trong máu bị thừa nên lúc này thận phải làm việc tích cực để đào thải đường ra khỏi cơ thể dẫn đến người bệnh muốn đi tiểu nhiều
  • Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát: Vì hiện tường đi tiểu nhiều nên việc thiếu nước tăng cao, khiến cơ thể luôn cảm thấy khát và khô cổ
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Khi lượng lớn đường bị thận thải ra ngoài, đồng thời cơ thể thiếu đường để tạo ra năng lượng đi nuôi tế báo khi đó lượng calories(năng lượng dự trữ) cũng sẽ được giải phóng ra để đi nuôi cơ thể dẫn đến sụt cân nhanh nhiều ở người bệnh
  • Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói: Khi cơ thể không thể chuyển đường vào tế bào, các cơ quan khác cạn kiệt năng lượng. Khi đó cơ thể truyền tín hiệu thông báo việc thiếu năng lượng dẫn đến cảm giác lúc nào cũng thấy đói dù vừa ăn xong
  • Nhìn mờ: lượng glucose trong máu tăng cao, làm thủy tinh thể bị sưng phồng khiến cho việc điều tiết của mắt bị cản trở. Dẫn đến tầm nhìn bị ảnh hưởng
  • Mệt mỏi: Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng đường đi nuôi cơ thể dẫn đến việc mệt mỏi, tâm trạng cáu kỉnh
  • Vết thương lâu lành, nhiễm trùng thường xuyên: Lượng đường trong máu cao làm cho hệ thông miễn dịch bị suy yếu. Vì vậy khi cơ thể bị thương dù chỉ là vết xước nhỏ thì thời gian vết thương lành lại lâu hơn nhiều so với người bình thường. Dẫn đến việc xảy ra nhiễm trùng thường xuyên nếu không được xử lý vệ sinh cần thận.

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân trực tiếp

  • Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tiểu đường tuýp 2 là do:
  • Cơ thể kháng insulin dẫn đến đường không thể đi vào trong tế bào dẫn đến glucose trong máu tăng cao
  • Hoặc việc tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin khiến việc chuyển hóa đường vào máu không đủ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
Vì sao tiểu đường tuýp 2 lại tìm đến bạn?

Nguyên nhân gián tiếp

Tác nhân tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2

  • Di truyền: Gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị tiểu đường
  • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ: Trong quá trình mang thai từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Tuổi cao: Sau 45 tuổi nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 tăng cao. Nguyên nhân có thể là do xu hường vận động ít hơn, giảm cơ, tăng cân
  • Dân tộc: Theo nghiên cứu khảo sát thì một số dân tộc trong đó có người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn nhiều
  • Chế độ ăn uống và thể dục hằng ngày không lành mạnh
  • Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai không khoa học
  • Ít hoạt động thể chất
  • Thừa cân, béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn lipid máu
  • Rối loạn dung nạp glucose

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường tuýp 2

Để xác định tiểu đường tuýp 2 bác sĩ thường dựa vào kết quả của xét nghiệm:

  • Xét Nghiệm HbA1c: 
    • Mức bình thường là 5.7%
    • Từ 5,7 đến 6,4% được coi là tiền tiểu đường
    • Từ 6,5% trở lên trong hai xét nghiệm riêng biệt có nghĩa là bạn đã mắc tiểu đường.

Nếu xét nghiệm HbA1c không có sẵn hoặc nếu bạn có bệnh như hemoglobin bất thường ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm thì bác sĩ có thể cho thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh tiểu đường: 

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: >11.1 mmol/l, kiểm triệu chứng như (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều) thì bạn đã bị tiểu đường
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: (nhịn ăn >8-14h) Nếu đường huyết >7 mmol/l trong 2 buổi sáng khác nhau thì bạn đã bị tiểu đường
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Đo đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose >11.1 mmol/l thì bạn đã bị tiểu đường

chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2
Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2

Ngoài các chỉ số đường huyết được xét nghiệm chẩn đoán bị tiểu đường thì để chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2 thì dựa trên:

  • Độ tuổi >45 tuổi
  • chỉ số BMI >= 23
  • Có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc/ và huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg
  • Gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2 như bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột
  • Bản thân đã từng mắc bệnh rối loạn chuyển hóa khác hoặc tiền tiểu đường
  • Nữ giới từng bị đái tháo đường thai kỳ, sinh con >4kg, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai lưu,...
  • Người có tiền sử rối loạn lipid máu, khi chỉ số HDL-c < 0.9 mmol/L và chỉ số Triglyceride > 2.2 mmol/L

Biến chứng tiểu đường tuýp 2

Đường huyết trong máu tăng cao hoặc không ổn định lên xuống thất thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2: tim mạch, thần kinh, mắt, thận, gan,...

Biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 3,9 mmol/L với những biểu hiện:

  • Đói cồn cào
  • Mệt mỏi
  • Run chân tay
  • Bủn rủn
  • Vã mồ hôi
  • Choáng váng
  • Hồi hộp đánh trống ngực

Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người tiểu đường là khi:

  • Dùng quá liều thuốc hạ đường huyết
  • Ăn uống kiêng khem quá mức
  • Không ăn nhưng vẫn dùng thuốc tiểu đường
  • Trì hoãn hoặc bỏ bữa ăn;
  • Tập thể dục/hoạt động thể chất nhiều mà không ăn đủ;
  •  Uống quá nhiều rượu bia chất kích thích

Tiểu đường bị hạ đường huyết quá lâu có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không được điều trị như: 

  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Tử vong

Biến chứng nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nống độ axit trong máu nguyên nhân là do chuyển hóa dỡ dang do thiếu insulin.

Biến chứng nhiễm toan ceton thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 bỏ điều trị hoặc chưa phát hiện ra bệnh

Biến chứng nhiễm toan ceton ở người tiểu đường có những biểu hiện rất rõ ràng:

  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, thở nhanh và sâu
  • Mất nước toàn thể nặng
  • Hạ thân nhiệt rối loạn ý thức

Với những biểu hiện này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Biến chứng tăng áp lực thẩm thấu

Tình trạng tăng áp lực thầm thấu nguyên nhân do tăng đường huyết ở người tiểu đường là biến chứng chuyển hóa của tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng:

  • Tăng glucose nặng
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Tăng áp lực thẩm thấu máu
  • Tình trạng rối loạn ý thức

Biến chứng này thường xảy nhất trong đái tháo đường tuýp 2, thường xuất hiện khi bệnh nhân bị strees

Tăng áp lực thẩm thấu máu trên bệnh nhân đái tháo đường rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:

  • Co giật;
  • Hôn mê;
  • Phù não;
  • Suy nội tạng;
  • Tử vong.

Biến chứng tiểu đường lên hệ thần kinh

Biến chứng tiểu đường lên hệ thần kinh là biến chứng phổ biến và sớm nhất ở người tiểu đường

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tổn thương dây thần kinh xảy ra do glucose huyết tăng cao trong máu. Glucose huyết tăng cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể, tuy nhiên, ảnh hưởng thường rõ rệt nhất ở các dây thần kinh chi trên và chi dưới.

Với các biểu hiện biến chứng thần kinh rõ rết như:

Biến chứng thần kinh chi trên và chi dưới (phổ biến)

  • Tê bì, tê nóng, mất/rối loạn cảm giác
  • Gây teo cơ
  • Gây đau nhức đầu ngón chân, ngón tay
  • Gây teo, loét các đầu ngón chân ngón tay có thể dẫn đến phải cưa cắt các chi để tránh nhiễm trùng máu toàn cơ thể

biến chứng bàn chân ở người tiểu đường
Biến chứng bàn chân ở người tiểu đường do biến chứng thần kinh

Biến chứng tổn thương dây thần kinh sọ (ít gặp) gây:

  • Sụp mí
  • Lác trong
  • Liệt mặt

Biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường là do đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương hệ thống lọc của thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận. 

Bệnh nhân tiểu đường có các biểu hiện mà có thể nhận thấy như sau thì nên đi kiểm tra chức năng thận ngay:

  • Rùng mình lạnh các chi
  • Đau lưng nhức mỏi đầu gối
  • Thớ yếu, ăn không ngon
  • Hoa mắt, mất ngủ, hay gặp ác mộng
  • Tiểu nhiều về đêm, nước tiểu bất thường
  • Chóng mặt ù tai
  • Táo bón
  • Ngứa ở da
  • Rối loạn chức năng sinh dục

⇒ Hậu quả cuối cùng của biến chứng thận ở người tiểu đường chính là suy thận

Biến chứng gan của bệnh tiểu đường

Gan cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu và đường huyết của chúng ta. Vì vậy với người tiểu đường khi đường huyết lên xuống thất thường sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu đi kèm. Dẫn đến sản sinh nhiều hơn các loại chất béo dư thừa nếu không được đào thải ra ngoài mà được tích tụ tại gan sẽ gây tổn thương gan.

Biến chứng gan ở người tiểu đường sẽ chia làm các giai đoạn từ:

  • Gan nhiễm mỡ
  • Viêm gan
  • Xơ hóa
  • Xơ gan

Người tiểu đường mà có các biểu hiện sau nên đi kiểm tra chức năng gan sớm để có thể điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho gan:

  • Xuất hiện cơn đau dai dẳng ở vùng bụng
  • Vàng da
  • Mệt mỏi, ăn không ngon
  • Sụt cân, buồn nôn
  • Ngứa
  • Dễ bị chảy máu, bầm tím hoặc sưng chân,...

Biến chứng tiểu đường lên mắt

Biến chứng tiểu đường lên mắt được ghi nhận bao gồm tăng nháp áp cao, đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc. Với các bệnh lý về mắt này cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, ngăn chặn mù lòa.

Người bệnh tiểu đường cần để ý những thay đổi bất thường tại mắt để đi thăm khám ngay như: mờ mắt, đau nhức trong hốc mắt, ruồi bay trước mắt… Người bệnh có thể bị nhìn mờ, tầm nhìn xuất hiện nhiều chấm đen di động, trôi nổi như ruồi muỗi bay. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu không điển hình như chảy nước mắt, nhức mỏi mắt… tầm nhìn bị hạn chế, xuất hiện các khoảng tối, nhìn mờ như có một màng che phủ trước mắt. Người bệnh có thể thấy buồn nôn và nôn. 

Biến chứng nhiễm trùng của bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao sẽ khiến các vết trầy xước nhỏ, hay vết thương nhỏ cũng là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi vì vậy người tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và lâu lành

Theo thống kê mới nhất, thì có đến gần một nửa các bệnh nhân tiểu đường có ít nhất 1 lần nhập viện hoặc điều trị ngoại trú vì các bệnh nhiễm trùng, với nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người không bị tiểu đường.

Phác đồ điều trị tiểu đường tuýp 2

Để quản lý điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả cần:

  • Giảm cân
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Sử dụng thuốc trị tiểu đường hoặc liệu pháp insulin theo chỉ định của bác sĩ
  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên

1. Giảm cân

Với người tiểu đường tuýp 2 thừa cân béo phì, giảm cân có thể giảm lượng đường trong máu của bạn. Chỉ cần giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể của bạn thì bạn đã có thể thấy được sự khác biệt về lượng đường trong máu của bạn khi đo. Để giảm cân đơn giản là bạn chỉ cần kiểm soát khẩu phần ăn, ăn các thực phẩm lành mạnh, vận động đều đặn 

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Có nhiều người bệnh hiện nay có tư tưởng nhận thực về chế độ ăn của người tiểu đường là kiêng tuyệt đối triệt để đường, tinh bột,.... Mà người tiểu đường chỉ cần chú ý một vài nguyên tắc ăn uống sau để phù hợp;

  • Ít calo hơn
  • Ít carbohydrate tinh chế, đặc biệt là đồ ngọt
  • Ít thực phẩm chứa chất béo bão hòa
  • Sử dụng nhiều rau và trái cây
  • Sử dụng nhiều thực phẩm có chất xơ

chế độ ăn của người tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn của người tiểu đường tuýp 2 hiệu quả

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường:

  • Nên chọn nước lọc, cà phê đen hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây, sinh tố, nước ngọt, đồ uống có đường
  • Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày
  • Ăn tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày
  • Chọn 1 miếng trái cây hoặc sữa chua không đường, hoặc sữa cho người tiểu đường cho bữa phụ
  • Hạn chế đồ uống có cồn như rượu bia
  • Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn
  • Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn socola hoặc mứt
  • Chọn gạo lứt, bánh mỳ, mỳ ống nguyên cám thay vì bánh mỳ trắng, gạo trắng hay mỳ thường
  • Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ)

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên hằng ngày cũng là biện pháp giúp giảm đường huyết, huyết áp và mỡ máu. Ngoài ra còn giúp cơ xương khớp chắc khỏe, cơ thể săn chắc. Với người tiểu đường tuýp 2 có thể lựa chọn những bài tập phù hợp hằng ngày:

  • Tích cực đi lại vận động liên tục cả ngày không nên ngồi một chỗ quá lâu như làm vườn, đi bộ, đi cầu thang, đạp xe,...
  • Tập aerobic: khiêu vũ, bơi lội, yoga….

4. Sử dụng thuốc trị tiểu đường hoặc liệu pháp insulin theo chỉ định của bác sĩ

Có những người tiểu đường tuýp 2 chỉ cần điều trị bằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để kiểm soát đường huyết, nhưng có nhiều người phải dùng đến thuốc điều trị tiểu đường hoặc tiêm insulin.

Việc sử dụng loại thuốc nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố thì bác sĩ có thể kết hợp các loại thuốc khác nhau để có thể giúp bạn kiểm soát được đường máu ổn định.

Một số thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 bác sĩ hay kê:

  • Metformin: Đây là dòng thuốc đầu tiên sẽ được bác sĩ kê khi mới bị tiểu đường tuýp 2. Nó giúp giảm sản xuất đường ở gan và cải thiện việc cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Tuy nhiên dùng thuốc này mới đầu sẽ gặp một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, …và nó sẽ biến mất khi cơ thể đã quen với thuốc. Nếu sau thời gian sử dụng mà không thể kiểm soát được lượng đường huyết thì bác sĩ sẽ kê loại thuốc khác hoặc tiêm insulin
  • Sulfonylureas: Nhóm thuốc này dành cho những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sản xuất không đủ insulin. Khi sử dụng loại thuốc này sẽ giúp cơ thể bạn tiết ra nhiều insulin hơn. Tuy nhiên cũng có tác dụng phụ là làm hạ thấp đường trong máu và gây tăng cân
  • Meglitinide: Nhóm thuốc này cũng giống Sulfonylureas là kích thích tuyến tụy sản sinh nhiều insulin hơn, nhưng chúng có tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng của chúng trong cơ thể cũng ngắn hơn là Sulfonylureas. Tác dụng phụ của nó cũng là làm hạ thấp đường trong máu và gây tăng cân
  • Thiazolidinediones nhóm thuốc này có tác dụng giống metformin tuy nhiên tác dụng phụ có nó làm tăng cân và gây tác dụng phụ nghiệm trọng như làm tăng nguy cơ suy tim và thiếu máu
  • Thuốc ức chế DPP-4: dòng này có tác dụng làm giảm lượng đừng trong máu nhưng có tác dụng chậm. Chúng không gây tăng cân như các loại khác nhưng có thể gây đau khớp và tăng nguy cơ viêm tụy
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 đây là nhóm thuốc tiêm giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường vào máu và giúp hạ đường trong máu. Tác dụng phụ nhóm thuốc này là gây giảm cân, buồn nôn và tăng nguy cơ viêm tụy
  • Thuốc tiêm insulin. Hiện nay tiêm insulin đã được bác sĩ kê đơn sớm hơn cho người tiểu đường tuýp 2 và thường sẽ được sử dụng với 1 mũi tiêm dài vào ban đêm. Cần biết thêm chi tiết vì sao người tiểu đường tuýp 2 được sử dụng sớm hơn ngày xưa và ưu nhược điểm của các loại thuốc vui lòng gặp bác sĩ của bạn hoặc gọi ngay cho Thoái Linh Đường để được giải đáp 02433899889

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

[contact-form-7 id="584" title="Form lien he"]

5. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên

Để kiểm soát được đường huyết tốt nhất bạn nên theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà theo ngày nếu trong giai đoạn chưa ổn định, theo tuần nếu đã ổn định. Và đi xét nghiệm tiểu đường theo tháng để được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp. Cũng như điều chỉnh được chế độ ăn uống, vận động của mình để giúp đường huyết luôn về mức ổn định

Phòng ngừa tiểu đường tuýp 2

Để phòng ngừa tiểu đường tuýp 2 thì ngay bây giờ bên nên hết sức chú ý nhất là những người tiền tiểu đường, người >45 tuổi, người đang mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ máu, gout,...:

phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Kiểm soát ăn uống để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

  • Kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh: Ít chất béo, ít mỡ động vật, ít tinh bột. Ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả
  • Tập thể dục, vận động đều đặn: Hằng ngày nên vận động các bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,....30p mỗi ngày
  • Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì
  • Kiểm soát huyết áp luôn ổn định
  • Thực hiện ngay việc điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa khác nếu đang mắc phải: mỡ máu, gout,...