Tiểu đường tuýp 1 là gì, nguyên nhân, biến chứng?

Tiểu đường tuýp 1 là tiểu đường xuất hiện từ độ tuổi thiếu niên, xác định sống chung và điều trị suốt đời nhờ việc phải bổ sung insulin hằng ngày. Tiểu đường tuýp 1 nếu không được kiểm soát đường huyết chặt chẽ sẽ dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Tiểu đường tuýp 1 là gì?(đái tháo đường tuýp 1 là gì?)

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên, bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin. Nó là bệnh mãn tính trong đó tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin. Mà nếu không có insulin thì đường trong máu không thể đi vào tế bào để nuôi tế bào và tích tụ trong máu ngày càng cao gây hại cho cơ thể và nhiều triệu chứng, biến chứng bệnh tiểu đường nghiêm trọng: tim, mắt, thận, thần kinh, nướu, răng,...

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên nhưng nó cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Do đó tiểu đường tuýp 1 ít phổ biến hơn tuýp 2 chiếm khoảng 5-10% số người mắc bệnh tiểu đường nhưng biến chứng nó mang lại lớn và nặng nề hơn rất nhiều so với bệnh tiểu đường tuýp 2.

tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 thực sự rất nguy hiểm?

Triệu chứng tiểu đường tuýp 1

Những triệu chứng tiểu đường tuýp 1 dễ nhận thấy nhất đó là:

  • Khát nước, khô miệng liên tục
  • Nhanh đói (nhất là sau khi ăn)
  • Đi tiểu nhiều
  • Bụng khó chịu, nôn mửa
  • Giảm cân đột ngột dù ăn rất nhiều
  • Mắt mờ
  • Thở khó khăn, nặng nhọc
  • Vết thương khó lành
  • Hay viêm da, tiết liệu, âm đạo
  • Hay cáu kình tâm trạng thất thường

Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường tuýp 1 nặng nên nhập viện gấp:

  • Run dẩy
  • Thở gấp
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Đau bụng
  • Mất ý thức

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác của tiểu đường tuýp 1 chưa được biết chính xác. Đây là bệnh tự miễn - tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị lỗi phá hủy nhầm các tế bào beta trong tuyến tụy dẫn đến không thể sản sinh ra được insulin được. Có  nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho căn bệnh này:

  • Do di truyền: có một số vùng gen được ký hiệu là IDDM1 có liên quan tới bệnh tiểu đường loại 1. 
  • Nhiếm virut: enterovirus là một nhóm virus gây bệnh viêm màng não, chân tay miệng, viêm ruột. Các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng những bà mẹ có nồng độ kháng thể  kháng enterovirus cao hơn thì nguy cơ làm cho con sinh ra bị tiểu đường tuýp 1 cao hơn. 
  • Thiếu vitamin D: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người thiếu vitamin D có tỉ lệ mặc tiểu đường tuýp 1 cao hơn. Vì vậy sau khi sinh ra các bé nên được bổ sung vitamin D đều đặn cho đến ít nhất 1 tuổi

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1?

Chưa có một nghiên cứu chứng mình chính xác xác định được các nguy cơ rõ ràng nào dẫn đến mắc tiểu đường tuýp 1. Chỉ là dự đoán một vài yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là:

  • Tiền sử gia đình: Người nào có anh chị em ruột, cha mẹ bị tiểu đường đều có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 1
  • Di truyền: Có một số gen có thể làm tăng nguy cơ mặc bệnh tiểu đường
  • Vị trí địa lý: Tỷ lệ người mặc bệnh tiểu đường tuýp 1 có xu hướng tăng lên khi bạn ở xa xích đạo
  • Tuổi tác: Tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng nó xuất hiện ở 2 thời điểm đáng chú ý nhất đó là: 4-7 tuổi và 10-14 tuổi

Những yếu tố nguy cơ khác có thể thêm:

Tiếp xúc với một số virus như  virus Epstein-Barr, virus Coxsackie, virus rubella và cytomegalovirus có thể gây hủy hoại hệ thống tự miễn dịch của các tế bào tuyến tụy

  • Uống sữa bò sớm
  • Chỉ số nồng độ vitamin D trong máu thấp
  • Uống nước có chứa nhiều nitrat
  • Cho bé tập ăn dặm sớm (trước 4 tháng) hoặc trễ( sau 7 tháng)
  • Mẹ bị tiền sản giật trong lúc mang thai
  • Bị vàng da bẩm sinh.

nguyên nhân bị tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân bị tiểu đường tuýp 1 thực sự là do việc thiếu insulin để chuyển hóa đường

Chuẩn đoán tiểu đường tuýp 1

Chỉ số chuẩn đoán tiểu đường (theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ)

  • Đo đường huyết bất kỳ >11.1 mmol/l, kiểm triệu chứng như (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều)
  • Đo đường huyết lúc đói (nhịn ăn >8-14h) >7 mmol/l trong 2 buổi sáng khác nhau
  • Đo đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose >11.1 mmol/l
  • Xét nghiệm chỉ số HbA1C >6,5%

Để bác sĩ xác định là tiểu đường tuýp 1 cần phải xem xét một vài tiêu chí:

  • Độ tuổi: <30 tuổi
  • Tiền sử gia đình bố mẹ, anh chị em ruột đã có người mắc tiểu đường tuýp 1
  • Có mắc các bệnh tự miễn khác

Thực hiện thêm các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm kháng theero kháng đảo tụy, định lượng insulin máu thấp hoặc bằng 0
  • Xét nghiệm mỡ máu
  • Xét nghiệm nước tiểu 24h phân tích nước tiểu tìm protein niệu
  • Làm soi đáy mắt: để xác định các tổn thương võng mạc
  • Thực hiện điện tâm đồ: Xác định các dấu hiệu của bệnh mạch vành

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần đi khám định kỳ 3 tháng một lần để:

  • Kiểm tra huyết áp
  • Kiểm tra da, xương ở chân
  • Kiểm tra chân
  • Kiểm tra mắt
  • Xét nghiệm HbA1C (6 tháng/lần nếu đường huyết của bạn được kiểm soát tốt)

Với những kiểm tra trên sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 1 và có biện pháp ngăn chặn phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra hằng năm bạn nên thực hiện những kiểm tra sau:

  • Xét nghiệm cholesterol và triglyceride (mỡ máu) hằng năm
  • Khám nha khoa 6 tháng 1 lần để phòng biến chứng răng miệng
  • Xét nghiệm microalbumin niệu và tỷ số creatinin để đảm bảo thận bạn vẫn hoạt động tốt

Biến chứng tiểu đường tuýp 1

Biến chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết khi đường trong máu quá thấp <3.9 mmol/L. Bệnh nhân thường có triệu chứng như: run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp tim đập nhanh, nhìn mờ. Nếu không được xử lý kịp thời để đường huyết tụt xuống dưới 3 mmol/L bệnh nhân sẽ có thể bị hôn mê rất nguy hiểm

biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường tuýp 1
Biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường tuýp 1

Biến chứng hạ đường huyết rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 trong các trường hợp:

  • Dùng quá liệu insulin
  • Bỏ bữa hoặc ăn ít hơn mà không giảm liều insulin
  • Tiêm insulin quá xa bữa ăn
  • Tập thể dục cường độ cao, lâu mà không giảm liều insulin

Để đề phòng hạ đường huyết, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 nên theo dõi đường huyết sát sao tại các thời điểm khi đói, sau ăn 2h, trước khi đi ngủ và sau khi tập thể dục để điều chỉnh liều lượng insulin cho phù hợp. Ngoài ra để kéo đường huyết lên nhanh chóng khi bị hạ đường huyết bạn nên mang theo mình 1 thanh socola, kẹo hoặc đường

Nhiễm toan ceton

Khi đường huyết của bên >14 mmol/L thì có thể có nguy cơ bị tăng ceton máu. Vì đường huyết cao khiên đường không thể vào tế bào khiến tế bào thiếu năng lượng hoạt động. Khi đó cơ thể sẽ giải phòng chất béo dự trữ để chuyển hóa thành năng lượng. Và sản phẩm phụ của quá trình này là các thể cetone trong máu. Khi nhiếm toan ceton người bệnh sẽ thấy: khát nước, buồn nôn, da khô, mắt mờ, thở nông, nhanh. Nếu không được điều trị khẩn cấp nồng độ ceton trong máu tăng cao có thể gây hôn mê và tử vong trong vòng 1h.

Nhiễm toan ceton có thể xảy ra nếu bệnh nhân:

  • Quên tiêm insulin
  • Bỏ ăn hoặc khi bị ốm

Nếu bạn có máy đo ceton tại nhà mà chỉ số ceton trong máu >1.5 mmol/L hoặc gặp các triệu chứng trên khi đường huyết tăng cao hãy:

  • Uống nhiều nước lọc ít nhất 3l/ngày (không nên uống nước ngọt). 
  • Cố gắng ăn uống 
  • Kiểm tra đường huyết và ceton máu

Ngoài các biến chứng cấp tính thì tiểu đường tuýp 1 còn có thể gặp các biến chứng mạn tính nếu bạn không kiểm soát tốt đường huyết

Biến chứng tim mạch 

Biến chứng tim mạch là  chiếm tới 52% gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông do đó làm tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu dẫn đến biến chứng tim mạch như: đau thắt ngực, bệnh cơ tim, bệnh động mạch ngoại vi. Nguy hiểm hơn của biến chứng này có thể gây tắc mạch máu não dẫn tới nguy cơ cao đột quỵ và tử vong

Để phòng ngừa và kiểm soát các biến chứng tim mạch, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức chú ý:

  • Kiểm soát tốt đường huyết, lúc đói là từ 4.4-7.2 mmol/L, sau ăn 2h dưới 10mmol/L
  • Kiểm soát mỡ LDL-cholessterol máu <=100 mg/dl (2.6 mmol/l), Triglycerid  ≤ 150 mg/dl (1,7 mmol/L)
  • Kiểm soát cân nặng, chỉ số cơ thể BMI <25
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia
  • Tập thể dục đếu đặn 30 p/ngày
  • Thực hiện đúng đủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ

⇒ XEM NGAY: Thực đơn cho người tiểu đường tuýp 1 giúp phòng ngừa biến chứng (LINK)

Biến chứng thận

Theo dữ liệu tổng hợp từ 54 quốc gia cho thấy hơn 80% bệnh thận giai đoạn cuối là do tiểu đường, huyết áp cao hoặc cả 2. Nguyên nhân là do tổn thương các mạch máu nhỏ tại cầu thận khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải glucose máu. Lâu ngày khiến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy hoàn toàn.

biến chứng thận ở người tiểu đường tuýp 1
Biến chứng thận ở người tiểu đường tuýp 1

 

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ tiến triển của biến chứng thận bệnh nhân tiểu đường phải hết sức chú ý:

  • Kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết về mức an toàn
  • Kiểm soát chỉ số mỡ máu: LDL-cholessterol máu <=100 mg/dl (2.6 mmol/l), Triglycerid  ≤ 150 mg/dl (1,7 mmol/L)
  • Kiểm soát cân nặng, chỉ số cơ thể BMI <25
  • Kiểm soát chỉ số Albumin/Creatinin > 30mg/g trong nước tiểu

Biến chứng mắt

Theo thống kê có tời 50% bệnh nhân tiểu đường ngoài 40 tuổi bị giảm thị lực do biến chứng mắt. Biến chứng tiểu đường ở mắt gây giảm thị lực: bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp

  • Mờ mắt 
  • Đau nhức trong hốc mắt, 
  • Ruồi bay trước mắt… 
  • Chảy nước mắt, nhức mỏi mắt… 
  • Mắt nhìn mờ như có một màng che phủ trước mắt.

Với 95% các trường hợp giảm thị lực nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể hồi phục. Để phòng ngừa biến chứng mắt do tiểu đường, bệnh nhân cần khám mắt định kỳ hàng năm kể từ 5 năm được chuẩn đoán tiểu đường tuýp 1

Biến chứng thần kinh

Đường huyết cao liên tục dẫn đến gây tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể. Vì vậy biến chứng thần kinh là biến chứng đầu tiên người tiểu đường sẽ cảm nhận được trong các loại biến chứng:

Biến chứng thần kinh chi trên và chi dưới (phổ biến)

  • Tê bì, tê nóng, mất/rối loạn cảm giác
  • Gây teo cơ
  • Gây đau nhức đầu ngón chân, ngón tay
  • Gây teo, loét các đầu ngón chân ngón tay có thể dẫn đến phải cưa cắt các chi để tránh nhiễm trùng máu toàn cơ thể

Biến chứng tổn thương dây thần kinh sọ (ít gặp) gây:

  • Sụp mí
  • Lác trong
  • Liệt mặt

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm hay không chính là do người bệnh tiểu đường. Để có thể chung sống hòa bình, mạnh khỏe với nó thì người bệnh phải kiểm soát được lượng đường trong máu luôn luôn ổn định ở mức bình thường. Nhờ sử dụng insulin, chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp đều đặn

Insulin

Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm tiểu đường vì vậy tất cả những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 để kiểm soát đường huyết thì chỉ có cách tiêm insulin hàng ngày vào cơ thể

Có rất nhiều dạng insulin điều trị bệnh tiểu đường được phân chia theo thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian kéo dài tác dụng:

  • Insulin tác dụng tức thời: Insulin analog (Aspart, Lispro và Glulisine): có tác dụng sau 10 – 20 phút và kéo dài khoảng 4 giờ. Insulin này tương tự insulin ở người, có tác dụng nhanh, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA. Sử dụng insulin này thường sẽ dùng kèm với insulin tác dụng dài hơn
  • Insulin tác dụng ngắn: Insulin thường (regular insulin): Là insulin thường, có thể dùng tiêm truyền tĩnh mạch trong các trường hợp cấp cứu. Đảm bảo được lượng insulin cần thiết cho bữa ăn trong thời gian từ 30-60p
  • Insulin tác dụng trung bình: NPH insulin (Insulatard FlexPen, Insulatard HM): Isophane insulin dịch treo. Chỉ dùng tiêm dưới da. Sau khi tiêm 1-2h thì thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng giảm đường huyết về mức an toàn và có thể duy trì trong vòng 10-16h. Dạng này thường dùng kèm với insulin tác dụng tức thì hay tác dụng ngắn
  • Insulin tác dụng kéo dài: Insulin glargine,Insulin analog detemir và Insulin degludec. Chỉ cần tiêm 1 ngày 1 mũi có tác dụng có thể duy trì từ 20-24 tiếng. Dang này thường phối hợp với tác dụng tức thì hoặc tác dụng ngắn
  • Dạng hỗn hợp: NovoMix 30 Flexpe, Mixtard 30 và Mixtard 30 FlexPen có cùng thời gian tác dụng khoảng 12 giờ. Thường dùng 2-3 lần trong ngày trước bữa ăn

Tất cả thuốc tiêm insulin để phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý là khoảng thời gian tiêm thuốc và bữa ăn có thể sẽ thay đổi phụ thuộc vào loại insulin đang sử dụng.

tiêm insulin cho người tiểu đường tuýp 1
Tiêm insulin cho người tiểu đường tuýp 1

Chế độ dinh dưỡng

Với người tiểu đường nói chung và người tiểu đường tuýp 1 nói riêng chế độ dinh dưỡng hằng ngày là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết có ổn định hay không

Người tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì?

  • Tinh bột: Nên lựa chọn những tinh bột dễ tiêu hóa, chuyển hóa đường chậm, dễ hập thu vào máu: Ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên hạt khác
  • Chất đạm: Tăng cường ăn các loại đậu, trứng, hải sản, sữa dành cho người tiểu đường, đậu hà lan, đậu phụ, thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá,....
  • Rau củ quả: Ăn nhiều rau xanh như cải xoăn, diếp cá, cải xoong, rau bina,..ớt chuông, bí xanh, cà tím, đậu cove, bông cải xanh, bông cải trắng, các loại nấm,...Hoặc các loại rau củ khác giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, bí ngô, ngô,..vẫn có thể ăn nhưng nên ăn ít hơn các loại rau củ khác
  • Chất béo: nên bổ sung các loại chất béo lành mạnh giúp người tiểu đường tuýp 1 cảm thấy no lâu hơn và tránh ăn quá nhiều tinh bột. Các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: quả bơ, dầu oliu, các loại hạt: lạc, vừng, óc chó, macca,...các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu,...

Người tiểu đường tuýp 1 không nên ăn gì?

Với người tiểu đường tuýp 1 để tránh việc đường huyết tăng lên quá cao người bệnh nên chú ý hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:

  • Cơm trắng
  • Đường mía, mật ong
  • Các loại trái cây ngọt như: táo, nho, mít, sầu riêng,...
  • Đồ dầu mỡ chiên xào: gà rán, khoai tây chiên, nội tạng động vật,..
  • Bánh kẹo ngọt, mứt
  • Kem
  • Nước ngọt
  • Sữa có hương vị
  • Soda
  • Cafe sữa

Nguyên tắc ăn dành cho người tiểu đường tuýp 1

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ calo trong thực đơn cho người tiểu đường: cái gì cần hạn chế thì nên giảm xuống, cái gì nên ăn thì tăng lên để bù lượng calo của thực phẩm kia chứ không nên ăn uống kiêng khem cũng rất không tốt với sức khỏe người tiểu đường
  • Thời gian ăn uống thì nên cố định giờ nào là giờ ăn chính, giờ nào là giờ ăn phụ, các bữa ăn cách nhau bao lâu. Tuyệt đối tránh bỏ bữa hoặc ăn uống không đúng giờ có thể làm tăng nguy cơ đường huyết bị hạ thấp cũng rất nguy hiểm
  • Nên chia nhỏ bữa ăn ra ngoài 3 bữa chính mình có thể thêm 2-3 bữa phụ trong ngày để có thể giữ đường huyết luôn ổn định trong ngày. Bữa phụ mình có thể bổ sung bằng: sữa chua không đường, hoa quả ít đường, yến mạch, sữa dành cho người tiểu đường,...

Tập thể dục

Để có thể sớm ổn định đường huyết thì chế độ vận động, tập thể dục hàng ngày để giúp tiêu hao năng lượng là rất cần thiết với người tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn một vài bài tập thể dục cho người tiểu đường sau để tập luyện hàng ngày như:

  • Đi bộ hàng ngày.
  • Môn nhảy múa khiêu vũ
  • Bơi lội
  • Đạp xe
  • Tập yoga
  • Tập thái cực quyền
  • Tập gym

Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1

Với tiểu đường tuýp 1, hiện nay chưa có cách nào để phòng ngừa. Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để ngăn chặn sự phát triển của nó ở những người mới được chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 1