Tiểu đường thai kỳ: Bỏ túi 5 thông tin mẹ bầu nào cũng phải biết

Tiểu đường thai kỳ đang làm một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, căn bệnh này không chỉ nguy hiểm cho mẹ bầu mà còn gây ra rất nhiều những biến chứng và hệ lụy về sau cho cả mẹ và thai nhi. Qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ để các có những biện pháp phòng ngừa và điều trị cho bản thân.

1.Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý rối loạn lượng đường có trong máu làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đường của các tế bào trong cơ thể. Bệnh nhân thường gặp là các mẹ bầu gây ra những biến chứng không tốt cho mẹ bầu và cả sự phát triển của thai nhi. Lượng đường trong máu sẽ quay lại chỉ số bình thường sau khi sinh.

Tuy vậy nhưng đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ thì bạn vẫn có nguy cơ mắc type 2. Nên bạn vẫn cần theo dõi và cân đối lượng đường trong máu. Nếu trước khi mang bầu bạn đang mắc tiểu đường type 1 và type 2 bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để quản lý bệnh tiểu đường tránh nguy hại đến thai nhi.

tieu-duong-thai-ky Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý rối loạn lượng đường có trong máu gây ra nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng mẹ và thai nhi

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về bệnh tiểu đường thai kỳ nhé.

2.Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

2.1 Bệnh lý tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đối với người mẹ như thế nào?

tieu-duong-thai-ky Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cho mẹ bầu dẫn đến các biến chứng xấu cả về sau

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có khả năng cao sẩy thai, sinh non, thai lưu, đa ối, viêm đài bể thận, nhiễm trùng tiết niệu. Về lâu dài có thể bệnh nặng lên type 2 và kèm theo biến chứng tim mạch. Nguy cơ cao xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai, các tai biến phổ biến là:

  • Nguy cơ Sinh non

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh non hơn so với các mẹ bầu không bị mắc tiểu đường thai kỳ, Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sinh non là do tăng huyết áp, đa ối, tiền sản giật, kiểm soát glucose huyết muộn.

  • Nguy cơ Đa ối

Dịch ối thay đổi nhiều bất thường từ tuần 26-32 của thai kỳ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.

  • Nguy cơ Cao huyết áp 

Tiểu đường thai kỳ không chỉ tăng huyết áp cho các mẹ bầu mà còn tăng huyết áp cả cho thai nhi và gây biến chứng như: tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non. tỷ lệ của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bị hội chứng tiền sản giật khoảng 12% cao hơn so với những người không bị tiểu đường thai kỳ.

Vậy nên các mẹ bầu hãy thường xuyên đo huyết áp, kiểm tra cân nặng để kịp thời phát hiện bệnh và điều chỉnh chỉ số đường huyết mục tiêu.

  • Ảnh hưởng về lâu về dài

Qua thống kê và nghiên cứu của các bệnh viện lớn thì tiền sử tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao tiến triển thành tiểu đường thai kỳ typ 2 trong tương lai và có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho lần mang thai tiếp theo. Các mẹ bầu dễ bị béo phì, tăng cân sau sinh nếu không có chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh.

2.2 Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

tieu-duong-thai-ky Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình hình thành của thai nhi

Tiểu đường thai kỳ thường gặp nhất vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể sẽ không phát triển, dị tật bẩm sinh, sảy thai tự nhiên, những nguy cơ này thường hay xuất hiện ở tuần thứ 6 đến thứ 7 của thai kỳ. Hiện tượng tăng tiết insulin thường diễn ra ở giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ và làm thai nhi tăng trưởng quá mức cho phép.

Nguy cơ tăng trưởng quá mức và thai to

Đây chính là hệ lụy của việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose này đã làm tăng nhu cầu hấp thụ của thai nhi, kích thích thai nhi phát triển.

Các bệnh lý chuyển hóa và hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân là do gan của thai nhi đáp ứng rất kém với hormon glucagon vậy nên gan sẽ giảm chuyển hóa glucose.

Nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp

Theo thống kê trước đây tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do hội chứng nguy kịch hô hấp chiếm 30% tỷ lệ các bé có mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Đến nay tỷ lệ 10% đó là độ trưởng thành của thai nhi tốt hơn.

Nguy cơ tử vong ngay sau sinh

Nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh

Thành phần bilirubin huyết  tăng dẫn đến trẻ sơ sinh bị vàng da đang xuất hiện ở 25% ở các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Hệ lụy về lâu về dài

Trẻ rất dễ bị béo phì và sớm mắc bệnh tiểu đường type 2, trẻ sinh ra từ các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ rất dễ có nguy cơ tiến triển tăng gấp 8 lần khi đến tuổi 19 đến 27 tuổi.

3. Nguyên nhân phát bệnh tiểu đường thai kỳ

tieu-duong-thai-ky Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cho mẹ bầu dẫn đến các biến chứng xấu cả về sau

3.1 Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh lý tiểu đường thai kỳ thường đến với nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể cần lượng đường nhiều hơn. Tuy là cơ thể của thai phụ có thể điều tiết lượng insulin để giải phóng lượng đường cao đó nhưng thực tế quá trình này không phải các mẹ nào cũng thuận lợi như vậy.

3.2 Đối tượng bệnh nhân thường mắc tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở người mang thai. Thống kê cho thấy cứ 2% đến 10% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ đặc biệt nhiều hơn ở người béo phì.

3.3 Các nhân tố tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các nhân tố tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Có người thân từng mắc bệnh tiểu đường
  • Đã mắc tiểu đường thai kỳ rồi
  • Đã từng sinh bé có cân nặng lớn
  • Đã mắc hội chứng buồng trứng nang
  • Đã gặp tình trạng không dung nạp hấp thụ được glucose
  • Đã sử dụng thuốc chẹn beta (cao huyết áp), thuốc có thành phần glucocorticoid (đối với ho hen suyễn), các loại thuốc thần kinh
  • Đã bầu trên 25 tuổi (Qua thống kê)
  • Thừa cân béo phì với chỉ số BMI từ 30 trở lên.

4. Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

tieu-duong-thai-ky Những dấu hiệu bất thường của bệnh tiểu đường thai kỳ mà các mẹ bầu quan tâm nhất

4.1 Những dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ chưa gây ra triệu chứng nào cụ thể. Qua việc kiểm tra tầm soát lượng đường trong máu của các phụ nữ mang bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ  thì Bác sĩ đã đưa ra các triệu chứng sau:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường trong ngày
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Thường xuyên cảm thấy háo nước
  • Khô miệng.

4.2 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai

4.2.1 Đầu tiên là triệu chứng tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa

Những biểu hiện đều không rõ ràng và cụ thể. Đa số các mẹ bầu thường phát hiện tình cờ trong lần đi kiểm tra định kỳ. Khả năng cao nhất để phát hiện dấu hiệu trong 3 tháng đầu là các mẹ bầu đã từng mắc bệnh này ở lần sinh trước đó, hoặc có tiền sử sinh con với cân nặng lớn hơn mức cho phép, bị bệnh lý cao huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nên việc đi tiểu nhiều và háo nước ở giai đoạn này vẫn chưa thể kết luận là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu được.

4.2.2 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ giai đoạn ở 3 tháng cuối

  • Cảm thấy người mệt mỏi bất thường: đây là biểu hiện rất khó phát hiện nhưng những phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều so với các phụ nữ mang thai khác không bị
  • Cảm thấy người háo nước hơn mức độ bình thường: đây là triệu chứng đặc trưng của tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
  • Thường xuyên cảm thấy khô miệng: miệng của các mẹ bị nứt nẻ mặc dù đã bổ sung rất nhiều nước.

Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác về bệnh tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng cuối mà các mẹ bầu cần phải chú ý đó là:

  • Triệu chứng bị mờ mắt nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài lâu
  • Quan sát một lúc thấy nước tiểu có kiến bâu
  • Thèm ăn uống và mất đi kiểm soát ăn uống.

Vậy nên nếu bắt gặp các dấu hiệu này bạn hãy lắng nghe ý kiến bác sĩ để kịp thời có những biện pháp điều trị.

4.2.3 Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

tieu-duong-thai-ky Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ được các bác sĩ tư vấn và chăm sóc

Cơ địa mỗi người là khác nhau nên nếu bạn có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào, xin vui lòng liên hệ và nghe tư vấn từ các Bác sĩ chuyên môn để đưa ra phương án tốt nhất.

5. Xét nghiệm chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ như thế nào?

tieu-duong-thai-ky Xét nghiệm chỉ số lượng đường trong máu để sàng lọc và phát hiện tiểu đường thai kỳ một cách hiệu quả và chính xác nhất

Các thông tin tìm hiểu được cung cấp cũng không thể bằng lời khuyên tư vấn của các Bác sĩ chuyên môn, vì vậy bạn vui lòng tham khảo ý kiến của đội ngũ bác sĩ.

Từ tuần thứ 8 đến 12 của thai kỳ vào lần khám đầu tiên, bạn sẽ phải trả lời một số câu hỏi của bác sĩ để xác định bạn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Nếu gặp phải các yếu tố nguy cơ, bạn cần làm kĩ thuật thực nghiệm để sàng lọc gồm:

Xét nghiệm để sàng lọc thử thành phần glucose

  • Bác sĩ sẽ chỉ định bạn uống dung dịch glucose và sau 1 giờ sẽ lấy máu xét nghiệm
  • Chỉ số đường máu dưới 7,2-7,8 nmol/l hoặc 130-140 mg/dl thì bạn sẽ được kết luận là khỏe mạnh, bình thường
  • Còn nếu lượng đường trong máu bạn cao hơn chỉ số bình thường thì bạn đang có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và bạn cần tiếp tục thực hiện phương pháp dung nạp glucose ngay để kiểm tra tình trạng của mình.

Xét nghiệm dung nạp glucose được theo dõi

  • Khi bạn đang đói bác sĩ sẽ đo lượng đường trong máu của bạn. Tiếp đó bạn sẽ phải uống dung dịch glucose nồng độ cao
  • Cứ 3 tiếng là bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn
  • Chỉ ít nhất 2 trong các chỉ số đo được vượt cao hơn bình thường thì bạn được kết luận đã mắc tiểu đường thai kỳ.

6. Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ thì có những phương pháp nào?

tieu-duong-thai-ky Những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ đã được các bác sỹ và các chuyên gia y tế tư vấn cho các mẹ bầu

Nếu đã mắc phải tiểu đường thai kỳ thì việc điều trị rất quan trọng cho các mẹ và bé. Trên đây sẽ là một số các phương pháp sẽ giúp cho bạn quản lý được chỉ số đường huyết hiệu quả, gồm:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh
  • Bổ sung insulin nếu cần thiết
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, có thể đi bộ còn nếu muốn tập bài thể dục với cường độ cao hơn thì phải hỏi ý kiến bác sĩ và tuyệt đối không tập  bài thể dục bằng lựng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

6.1 Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên theo dõi lượng đường huyết như thế nào?

Việc theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu phòng ngừa và điều chỉnh sớm.

6.1.1  Khi nào lên theo dõi tiểu đường thai kỳ?

Việc theo dõi tại nhà rất quan trọng với các mẹ bầu bị tiểu được thai kỳ vì nó đánh giá được chế độ tập luyện, ăn uống và bổ sung thuốc dinh dưỡng có tốt và phù hợp không. Nhờ đó mà các mẹ có thể Kịp thời thay đổi lại chế độ sao cho lành mạnh với bản thân hơn.

  •         Mẹ bầu đang ở tình trạng type 1: Đối với các mẹ bầu ở giai đoạn này nên theo dõi thường xuyên ít nhất là ba lần trong một ngày.
  •         Mẹ bầu ở tình trạng type 2: Đối với các mẹ bầu giai đoạn này phải rất khắt khe với việc theo dõi hơn và thường xuyên nhất. Phải theo dõi đường huyết  trước khi ăn trưa, ăn tối và sau khi ăn một đến hai giờ. Trước khi ngủ và thức dậy.
  •         Mẹ bầu đang nghi ngờ mắc bệnh:  Ở giai đoạn này mẹ bầu nên theo dõi những biểu hiện bất thường sẽ phải đo và kiểm soát lượng đường tại nhà ngay. Những yếu tố và thời điểm các mẹ nên  theo dõi như thay đổi chế độ ăn, tập luyện vận động với mức độ cao hay thấp, thay đổi lượng liều thuốc.

6.1.2  Hướng dẫn Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ theo dõi đường huyết tại nhà

Nếu biết cách theo dõi tại nhà mẹ bầu sẽ không cần thiết phải đến các cơ sở y tế.  Việc biết cách theo dõi đường huyết tại nhà sẽ có kết quả chính xác và thời điểm theo dõi cũng thuận tiện hơn. Qua đây sẽ là các bước để các mẹ bầu theo dõi chính xác nhất:

  • Đầu tiên các mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng, rửa bằng nước ấm rồi lau khô tay
  • Lấy dụng cụ đo, lắp kim vào ống dẫn, điều chỉnh mức độ sâu của kim phù hợp với da của mẹ
  • Xoa các đầu ngón tay rồi thả lỏng cho máu được lưu thông
  • Đâm mũi kim vào đầu ngón tay đạt độ sâu phù hợp cho máu rơi vào que đo
  • Theo dõi máy hiển thị số liệu và ghi chép theo dõi lượng đường huyết
  • Vệ sinh máy theo đúng hướng dẫn để phục vụ các lần đo tiếp theo
  • Kết quả đường huyết bình thường ở mức 70mg/dl-150mg/dl. Người bị hạ đường huyết ở kết quả dưới 70mg/dl còn đường huyết cao ở mức trên 180mg/dl.

6.1.3  Những lưu ý cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ theo dõi tại nhà

Mặc dù việc đo và theo dõi tại nhà rất đơn giản nhưng các mẹ phải tuân thủ những lưu ý sau:

  • Phải cẩn thận làm theo đúng hướng dẫn chỉ bảo của bác sĩ  cho đến khi thành thạo. Nếu không rõ nên hỏi bác sĩ
  • Ghi chép lại chính xác các chỉ số đo được vào thời điểm nào và có những thay đổi về hoạt động hay sử dụng thực phẩm, thuốc gì không
  • Kiểm tra lại dụng cụ đo phải chuẩn, que thử và máy đo phải khớp với mã vạch.

6.2 Tiêm insulin như nào cho các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ?

Mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sẽ được bác sĩ tư vấn để kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập trong thời gian là 2 tuần nếu như 2 tuần đó các mẹ bầu vẫn chưa đạt được chỉ số mục tiêu thì cần phải chuyển sang kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tiêm insulin.

Định nghĩa insulin là một hormone do tuyến tuy tiết ra. Insulin được dùng để kiểm soát và điều trị lượng đường trong máu, nhằm mục đích làm giảm lượng đường trong máu của casc mẹ bầu bằng với lượng đường bình thường của các mẹ bầu.

Việc tiêm insulin đã được kiểm chứng là an toàn với thai nhi. Các mẹ bầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể kĩ lưỡng về cách tiêm và phải tiêm nhiều mũi trong ngày. Mặc dù đã được tiêm insulin nhưng mẹ bầu vẫn phải xây dựng một chế độ luyện tập, ăn uống hợp lý và lành mạnh.

Khi nào mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tiêm insulin?

Nếu như mẹ bầu phải sử dụng đến thuốc để điều chỉnh lượng đường trong máu thì mẹ bầu phải xét nghiệm nonstress test  cho thai nhi vào tuần thứ 32 của thai kỳ  để các bác sĩ nắm được tình trạng của thai nhi, xem thai nhi có đủ lượng máu nuôi từ nhau thai không.

Phương pháp tiêm insulin là một phác đồ điều trị hiệu quả nhất nhưng trong quá trình thực hiện đòi hỏi các mẹ bầu phải theo dõi cẩn thận hướng dẫn chỉ định cả bác sĩ. Đầu tiên mẹ bầu nên theo dõi quá trình điều trị bằng việc đo ít nhất 4 lần 1 ngày bằng bộ dụng cụ thử đường huyết tại nhà qua các mạch máu.

Mỗi lần đo và tiêm trong một ngày nên ghi chép lại số liệu đo được và ghi chép lại số đơn vị insulin đã sử dụng. Các mẹ bầu sẽ tăng liều tiêm insulin theo tuổi thai. Vì vậy các mẹ nên theo dõi kiểm tra tốc độ của thai nhi thường xuyên bằng cách siêu âm để xác định kích thước của thai nhi.

Nếu việc điều trị có hiệu quả thì lượng đường trong máu sẽ ở trong khung bình thường. mặc dù việc tiêm insulin sẽ có kết quả nhanh chóng về bình thường nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan mà vẫn nên tiếp tục kiểm tra và theo dõi lượng đường thường xuyên và theo lời dặn của bác sĩ.

6.3 Tiểu đường thai kỳ có thể chữa bằng các bài thuốc nam không?

Tiểu đường thai kỳ mẹ bầu có thể  hạn chế sử dụng các thuốc tân dược thay vào đó là các bài thuốc nam đơn giản và tự nhiên. Qua đây sẽ là ba loại thuốc nam hay được các mẹ bầu sử dụng nhiều nhất để kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Bài thuốc nam từ râu ngô

Thay bằng việc uống trà mẹ bầu sử dụng 50g râu ngô tươi hoặc khô với 1,5L nước cho vào ấm. Sắc râu ngô đến khi còn 700ml thì rót ra để nguội và sử dụng, chia ra thành hai lần uống trong ngày, việc sử dụng phải đều đặn và thường xuyên để điều trị bệnh hiệu quả.

tieu-duong-thai-ky Râu ngô cải thiện rất tốt cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

  • Bài thuốc nam từ bí xanh, lá khoai lang

Mẹ bầu lấy khoảng  100g bí xanh và 50g lá khoai lang rồi thái vụn đem nấu chín ăn hàng ngày đều đặn, bài thuốc này không chỉ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn giúp thanh lọc mát cơ thể và nhuận tràng tốt cho các mẹ bầu

tieu-duong-thai-ky Lá bí xanh non sử dụng đều đặn mang lại kết quả tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

  • Bài thuốc từ mướp đắng( Khổ qua)

Từ lâu mướp đắng đã ví như bài thuốc dân gian để trị bệnh tiểu đường thai kỳ , đặc trưng ở tính hiệu quả và an toàn. Các mẹ bầu bị tiểu đường có thể chế biến món ăn từ mướp đắng hoặc xay nước ép để uống hàng ngày để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

Các bài thuốc nam cũng chỉ mang tính chất là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ . Vì vậy nên mọi phương pháp và liệu trình điều trị. Tất cả phải thông qua chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

tieu-duong-thai-ky Mướp đắng( Khổ qua) được sử dụng cho điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ như một bài thuốc dân gian

7. Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?

tieu-duong-thai-ky Thực phẩm dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến lượng đường của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Nay tiểu đường thai kỳ vẫn chưa có phương pháp nào phòng ngừa triệt để bệnh nhưng có một số biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh như:

  • Nên duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang bầu
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tăng cường vận động cho cơ thể giải phóng năng lượng

7.1 Nên duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang bầu

Khi đã có kế hoạch và sẵn sàng có em bé các mẹ nên duy trì cân nặng  lý tưởng.  khi các mẹ thừa cân vẫn chưa thể xác định rằng các mẹ bị tiểu đường thai kỳ nhưng yếu tố nguy cơ mắc rất lớn hơn người có cân nặng bình thường . một thống kê cho thấy cơ thể BMI  hơn 30 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần so với các mẹ ở chỉ số bình thường.

7.2 Có một thực đơn dinh dưỡng và lành mạnh

Không có thực đơn đặc biệt nào cho các mẹ bị tiểu đường thai kỳ  nhưng có những cách chung để các mẹ bầu thực hiện đó là áp dụng cách chia nhỏ bữa ăn, chọn nguồn tinh bột có thành phần chất xơ,  ăn nhiều rau, sữa hạt, hạn chế chất béo bảo đảm đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể trong một ngày.

tieu-duong-thai-ky Kế hoạch thực đơn dinh dưỡng rất quan trọng để điều chỉnh lượng đường trong máu của mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Lập kế hoạch và xây dựng thực đơn dinh dưỡng  và tuân thủ đúng theo kế hoạch, các mẹ bầu có thể nghe từ vấn hay theo cách xây dựng của bác sĩ để có một chế độ hợp lý nhất cho việc điều trị.

7.3 Các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên tăng cường vận động

Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để duy trì tập thể dục hàng ngày, thường xuyên . Các bài tập phù hợp cho người mang thai là đi bộ và bơi lội.

tieu-duong-thai-ky Điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả với việc vận động thể dục 30 phút đều đặn mỗi ngày

Nếu như bạn không có thời gian 30 phút thì bạn có thể chia nhỏ 10-15 phút mỗi khi rảnh. Các loại vận động khác như các công việc nhà , leo cầu thang trong nhà, quét nhà. Vận động không chỉ giải phóng lượng đường cao mà còn giúp các mẹ cảm thấy sảng khoái và yêu đời, phòng tránh stress.

7.4 Tiểu đường thai kỳ các mẹ nên kiêng ăn gì?

tieu-duong-thai-ky Hạn chế và kiêng những thực phẩm có lượng đường cao để kiểm soát tiểu đường thai kỳ

  • Không ăn nhiều thực phẩm gây tăng đường huyết như: Bánh kẹo, trái cây ngọt( như: nho,mít..), kem, chè,... Hạn chế ăn nhiều tinh bột.
  • Không uống đồ có chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê… Nước có ga.
  • Nên ăn giảm mặn, hạn chế thành phần natri vào cơ thể nhỏ hơn 6g/ ngày.
  • Hạn chế những đồ chế biến sẵn và nhiều muối như: Thịt bò khô, đồ hộp, mì gói,...
  • Ăn giảm các loại thực phẩm giàu chất béo như: mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ chiên xào, bơ, pho mai,...

Bài viết trên đây Viên An Đường đã chia sẻ đến các bạn các thông tin của bệnh lý tiểu đường thai kỳ hữu ích mà các mẹ bầu và mọi người đang quan tâm. Nếu các mẹ đang mắc phải các triệu chứng tiểu đường thai kỳ thì hãy đến gặp ngay bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt nhất.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ mạnh khỏe và hạnh phúc.