Gạo lứt là loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp nhưng rất giàu chất xơ và hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe con người. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không? Cùng tìm hiểu nhé.

Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?

Để giải đáp câu hỏi “tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?”, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra câu trả lời là CÓ. Đây là lựa chọn thay thế lý tưởng cho loại gạo tinh chế đối với người bị bất cứ dạng tiểu đường nào.

Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không? Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?

  • Nếu như gạo tinh chế có chỉ số đường huyết ở mức cao thì gạo lứt lại có chỉ số đường huyết ở mức trung bình. Rất phù hợp với chế độ ăn của người tiểu đường.
  • Tác dụng kiểm soát đường huyết của gạo lứt cũng được chứng minh qua nghiên cứu trên những người mắc tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu cho thấy, những người ăn gạo lứt ít nhất 10 lần/tuần có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.
  • Gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao nên nó làm chậm quá trình hấp thu đường. Ăn gạo lứt không làm tăng đường máu đột ngột như gạo tinh chế.
  • Hàm lượng magie khá cao có trong gạo lứt cũng góp phần giúp insulin hoạt động tốt hơn. Nhờ đó đường huyết cũng giảm được phần nào khi mẹ bầu ăn gạo lứt.
  • Các vitamin nhóm B và chất chống oxy hóa cũng có vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa glucose. Gạo lứt là loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn các chất này.
  • Với công dụng tăng cường miễn dịch, gạo lứt còn giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với cả người mẹ và thai nhi.

>> Tham khảo: tiểu đường thai kỳ ăn dưa hấu được không

Sử dụng gạo lứt cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể dùng gạo lứt để nấu thành cơm, nấu cháo hoặc rang lên để nấu nước uống. Nhưng dù sử dụng theo cách nào, bà bầu cũng nên lưu ý: Gạo lứt không hề chứa ít tinh bột hơn gạo tinh chế như nhiều người vẫn nghĩ. Vì vậy, khi ăn gạo lứt mẹ bầu vẫn cần phải tính toán lượng ăn hợp lý. Lượng tinh bột chỉ nên chiếm 1/4 khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường. Mẹ bầu nên ăn rau củ trước, rồi ăn thức ăn sau đó mới là cơm.

Sử dụng gạo lứt cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào? Sử dụng gạo lứt cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào?

GI của gạo lứt là 68 ± 4, trên thang tính 100, trong khi gạo trắng sau khi được xay, giã có chỉ số đường huyết là 73, thuộc sách các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Hơn nữa không giống như gạo lứt, gạo trắng có ít chất xơ và tiêu hóa nhanh hơn, dẫn đến lượng đường huyết tăng đột biến.

Gạo lứt chỉ nên là một phần của chế độ ăn uống của người tiểu đường. Một bữa ăn của mẹ bầu cần đầy đủ các nhóm chất và đa dạng thực phẩm. Mẹ bầu nên kết hợp ăn gạo lứt với những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. Sau các bữa ăn, mẹ bầu nên đo đường huyết để điều chỉnh lượng cơm và lượng thức ăn cho phù hợp.

Lưu ý cần biết khi sử dụng gạo lứt dành cho người tiểu đường

Về cách chế biến

Chế biến gạo lứt không quá khác so với các loại gạo tinh chế thông thường, tuy nhiên gạo lứt ăn rất cứng nên cần phải ngâm trước khi nấu, nấu lâu. Gạo không cần vo quá kỹ vì như thế sẽ làm mất đi lượng lớn dinh dưỡng từ phần cám gạo.

Bảo quản

Gạo lứt chỉ bảo quản được khoảng 4 – 5 tháng, để lâu hơn gạo sẽ có mùi và sẽ không còn giữ được dinh dưỡng cần thiết.

Lưu ý cần biết khi sử dụng gạo lứt dành cho người tiểu đường Lưu ý cần biết khi sử dụng gạo lứt dành cho người tiểu đường

Khác

• Gạo lứt có nhiều tác dụng tốt nhưng đảm bảo được đó là gạo sạch, không chứa chất hóa học và chất bảo quản.

• Chỉ nên sử dụng gạo lứt từ 2 – 3 lần/tuần bởi dùng quá thường xuyên sẽ không mang lại nhiều lợi ích.

• Thực chất trong gạo lứt vẫn có chứa tinh bột nên người tiểu đường khi ăn cần tính toán kỹ khẩu phần, lượng calo nạp vào cơ thể. Một ngày người bệnh chỉ nên ăn một bữa gạo lứt.

• Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ chữa và phòng chống bệnh tiểu đường chứ không có tác dụng chính là chữa bệnh tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo nên hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, thay vào đó bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm có GI thấp, nguồn protein và chất béo lành mạnh.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được cho câu hỏi "tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?" Gạo lứt là lựa chọn hoàn hảo cho một chế độ ăn uống lành mạnh của người tiểu đường. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ dành cho các mẹ bầu đó là gạo lứt thường cứng và khô hơn, nên trước khi nấu bạn nên ngâm trước với nước cơm sẽ mềm và dễ ăn hơn. Và dù ăn gạo lứt theo cách nào, hãy nhớ nên ăn với lượng vừa đủ bạn nhé!

Đừng ngần ngại hãy liên hệ với theo số hotline 0243 389 9889 nếu cần tư vấn về bệnh tiểu đường, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp tận tình hoàn toàn miễn phí cho bạn.

>> Xem thêm: tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không