Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh khá nguy hiểm đối với mẹ bầu. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, thai phụ nên hạn chế ăn đồ ngọt và tinh bột. Vậy người bệnh tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không? Hãy cùng câu trả lời câu hỏi này với bài viết  dưới đây của Thoái Linh Đường các bạn nhé.

Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?

Bắp (ngô) chứa hàm lượng tinh bột rất cao với chỉ số GI cao là 69. Đây là con số cao hơn hẳn mức trung bình, nghĩa là khi ăn bắp ngô một lượng lớn tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Chính vì vậy mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên hạn chế bắp trong bữa ăn hàng ngày của mình nhằm tránh làm tăng lượng đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không? Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?

Giá trị dinh dưỡng của bắp ngô

Bắp ngô là một trong những loại ngũ cốc bổ dưỡng phổ biến nhất trên thế giới. Nó chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe.

Carbs (Carbohydrates) 

Bắp ngô chủ yếu chứa carb, chiếm khoảng 28 – 80% trọng lượng khô, đồng thời chứa 1 – 3% đường.  Thông thường, loại ngô ngọt chứa ít tinh bột và có hàm lượng đường cao hơn ngô nếp.

Chất xơ

Hàm lượng chất xơ trong bắp ngô dao động từ 9 – 15% trọng lượng khô. Chúng chủ yếu là các loại chất xơ không hòa tan.

Chất đạm

Tùy thuộc vào từng loại bắp ngô mà hàm lượng protein của chúng cũng khác nhau. Thông thường, chỉ số này sẽ dao động từ 10 – 15%. Trong đó, zeins chiếm 44 – 79% hàm lượng protein của bắp ngô. Tuy nhiên, vì thiếu một số axit amin thiết yếu mà chất lượng protein của zein trong bắp ngô khá kém.

Giá trị dinh dưỡng của bắp ngô Giá trị dinh dưỡng của bắp ngô

Các hợp chất thực vật khác

Về cơ bản, các hợp chất thực vật của bắp ngô chứa chất chống oxy hóa cao hơn những loại ngũ cốc thông thường khác như yến mạch, lúa mì và gạo.

  • Axit Ferulic: là một trong những hợp chất thực vật chống oxy hóa polyphenol chính ở bắp ngô.
  • Anthocyanin: sắc tố chống oxy hóa này giúp bắp ngô có màu xanh, tím và đỏ.
  • Zeaxanthin: là một trong những carotenoids thực vật phổ biến, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của mắt.
  • Lutein: Lutein giúp bảo vệ đôi mắt của bà bầu khỏi tác hại oxy hóa do ánh sáng xanh tạo ra.
  • Axit phytic: giúp làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất khác như kẽm và sắt.

>> Tham khảo: tiểu đường thai kỳ ăn quả gì

Lợi ích của ăn bắp ngô với bà bầu

Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không? Ngô là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất xơ, folate vì thế nếu bà bầu ăn ngô đúng cách sẽ nhận được rất nhiều lợi ích với sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:

Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Hàm lượng folate đáng kể trong bắp ngô có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi cũng như làm giảm khả năng sảy thai trong 3 tháng đầu.

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Bắp giàu chất xơ không hòa tan, tinh bột dễ tiêu hóa và giúp hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi cho ruột già. Bổ sung bắp ngô trong chế độ ăn uống sẽ giúp mẹ bầu hạn chế các vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó có táo bón – một tình trạng khá phổ biến khi mang thai.

Bổ não

Một tác dụng tuyệt vời của bắp ngô là bổ sung vitamin B1 từ đó giúp mẹ bầu sản xuất acetylcholine – một chất dẫn truyền hệ thần kinh giúp phát triển khả năng ghi nhớ và nhận thức của thai nhi.

Tốt cho mắt

Bắp chứa rất nhiều beta-carotenoid và folate, nên giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng, rất tốt cho đôi mắt của các bà bầu.

Bảo vệ tim mạch

Lượng vitamin B dồi dào trong bắp ngô sẽ giúp bảo vệ mạch máu, giảm cholesterol có hại trong cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Giúp mẹ bầu có làn da sáng đẹp

Lượng dầu và vitamin E trong bắp ngô có khả năng kích thích các tế bào mới sản sinh, hạn chế khả năng nội mụn, nám, đen sạm ở nách, bụng. Vì thế mẹ bầu thường xuyên ăn bắp ngô sẽ giúp làn da sáng đẹp hơn.

Tăng cường miễn dịch

Lượng beta caroten (tiền chất vitamin A) dồi dào trong bắp ngô khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp bảo vệ da của thai nhi và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cả hai mẹ con.

Ngăn ngừa thiếu máu

Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không? Có lẽ ít người biết lượng vitamin B2 trong bắp ngô sẽ ngăn ngừa amino axit làm tổn thương mạch máu, gây thiếu máu. Chính vì vậy các mẹ bầu nên bổ sung ngô trong chế độ ăn uống của mình sẽ giúp cơ thể hình thành các tế bào mới, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ.

Ảnh hưởng của ăn bắp ngô đến người tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không? Bắp ngô là một trong những loại ngũ cốc chứa vô vàn các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Chẳng hạn như betacaroten, vitamin A, vitamin B6, magie, sắt, thiamin, folate,… giúp cung cấp một lượng chất xơ đáng kể cho bà bầu. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng không tốt đến những bà bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi lẽ tinh bột và carbohydrate trong bắp ngô sẽ làm tăng lượng đường huyết, dễ dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm như sảy thai, đa ối, cao huyết áp,…

Người tiểu đường thai kỳ nên ăn bắp thế nào là phù hợp?

Ăn lượng vừa đủ

Mặc dù ngô chứa nhiều tinh bột và carbohydrate không tốt cho lượng đường huyết của mẹ bầu, nhưng nó cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bà bầu có thể ăn bắp với một lượng vừa phải.

Với những bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tốt nhất nên ăn bắp ngô cùng với những loại thực phẩm giàu protein hoặc thực phẩm có chỉ số GI thấp (các loại đậu, trái cây…) để giảm tốc độ tăng đường máu sau ăn. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên ăn nguyên bắp ngô hoặc nửa cốc hạt ngô trong bất kỳ bữa ăn nào bởi calo và tinh bột trong bắp ngô không thua kém bao nhiêu so với việc ăn một bát cơm trắng.

Ăn bắp chín

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi, thì thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn bắp ngô đã được nấu chín. Như vậy, mới không phải lo lắng đến việc ăn bắp bị ngộ độc thực phẩm.

Ăn bắp chín Ăn bắp chín

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đọc đã hiểu hơn về vấn đề “Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không”. Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, mẹ bầu hãy đi thăm khám thai định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp nhất. Còn điều gì cần thắc mắc bạn đọc có thể liên hệ với Thoái Linh Đường theo số hotline: để được tư vấn và giải đáp.

>> Xem thêm: tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không