Để có thể kiểm soát được đường huyết luôn duy trì ở mức độ ổn định thì 80% quyết định bởi chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì vậy bệnh tiểu đường nên ăn gì? Bệnh tiểu đường nên kiêng gì? là mối quan tâm của tất cả mọi người sẽ được giải đáp tại bài viết này

Nguyên tắc ăn uống người bệnh tiểu đường nên lưu ý?

Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị tiểu đường bằng cách ăn uống điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày thì cần phải biết và nấm rõ nguyên tắc ăn uống sau. Để tránh tăng đường huyết cũng như ngăn chặn các biến chứng của tiểu đường:

  • Chia nhỏ bữa ăn ra ngày từ 5-6 bữa để tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột
  • Nên ăn đúng giờ, không được để quá đói mới ăn, và ăn thì không nên ăn no
  • Nên duy trì lượng thức ăn, loại thực ăn đều đặn hằng ngày không nên thay đổi quá nhanh
  • Nên vận động 30p sau khi ăn không nằm ngồi 1 chỗ

tiểu đường nên ăn gì kiêng gì
Người tiểu đường nên ăn đúng giờ, không nên ăn no

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Trước khi ăn thực phẩm gì vào cơ thể thì người bệnh tiểu đường nên xác định được thực phẩm đó người tiểu đường nên ăn không hay nên kiêng để có thể kiểm soát tốt đường huyết cho cơ thể. Những thực phẩm sau người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột

Nên ăn những loại ngũ cốc nguyên hạt (đậu đỗ, bánh mì đen,yến mạch...), gạo còn vỏ cám (gạo lứt), rau củ quả (khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt, .....)

Chế biến thực phẩm này chỉ nên hấp, luộc, nướng chứ không nên rán, xào,...

Với các loại củ như khoai lang, khoai tây, khoai mỳ cũng cung cấp khá nhiều tinh bột vì vậy người bệnh tiểu đường nếu ăn trong bữa ăn thì nên cắt giảm bớt cơm đi.

Nhóm thịt cá

Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt trắng: cá, thịt gia cầm bỏ da (lườn gà), thịt nạc, thịt lọc bỏ mỡ,.....

Chế biến thì cũng chỉ nên hấp luộc, áp chảo nhằm loại bỏ bớt mỡ chứ không nên chiên, xào, rán,...

Nhóm chất béo

Người bệnh tiểu đường nên ăn các chất béo không bão hòa trong chế độ ăn của mình như: dầu đậu nành, vừng, dầu olive, dầu óc chó, dầu cá, mỡ cá,...

Nhóm rau xanh

Trong chế độ ăn của mình người bệnh tiểu đường nên ăn rau xanh nhiều hơn gấp 2-3 lần lượng tinh bột nạp vào thông qua chế biến như: ăn sống, hấp, luộc, salat,...

Ví dụ như các loại rau như: bông cải xanh, súp lơ, đậu bắp, đậu đũa, dưa chuột, cà chua, xà lách, rau mồng tơi, rau muống,....

Nhóm hoa quả

Người bệnh tiểu đường nên ăn và ăn được tất cả các loại hoa quả. Nhưng nên ăn những loại quả ít ngọt như: bơ, ổi, lê, táo, bưởi,.....Nhưng không nên xay làm sinh tố, hay vắt lấy nước để sử dụng mà chỉ nên ăn trực tiếp một lượng vừa đủ

==>Xem ngay: Thực đơn hằng ngày cho người tiểu đường áp dụng cả tuần

Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Để đảm bảo đường huyết luôn được duy trì ổn định ngoài những thực phẩm người tiểu đường nên ăn thì người bệnh tiểu đường nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn cơm trắng, bánh mỳ trắng, miến, bột sắn dây, củ nướng
  • Hạn chế chất béo bão hòa nhiều cholesterol: thịt đỏ (thịt bò, thịt dê,thịt chó,...), mỡ động vật, nội tạng động vật, da của gia cầm...
  • Hạn chế thức ăn nhanh: gà rán, đồ đóng hộp, mứt, siro, các loại nước có ga,...
  • Hạn chế tối đa các loại bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy, đồ nếp, kem tươi, sinh tố.....hoa quả chín quá ngọt như:mít, sầu riêng, xoài chín,...

Những câu hỏi thường gặp chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người tiểu đường?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Người tiểu đường nào cũng biết là nên hạn chế ăn cơm trắng vì trong cơm trắng chứa nhiều tinh bột khiến cho đường huyết tăng. Tuy nhiên, không thể cắt 100% tinh bột được. Vậy người tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng mà vẫn đảm bảo có tinh bột nạp vào cơ thể mà đường huyết không bị tăng cao.

  • Gạo lứt: Là loại thực phẩm hàng đầu có thể thay thế cơm trắng hằng ngày. Vì nó đảm bảo được việc cung cấp được tinh bột cho cơ thể, ngoài ra cung cấp thêm rất nhiều loại vitamin, chất xơ, khoáng chất, đảm bảo đường huyết không bị tăng cao sau khi ăn. Sử dụng gạo lứt có nhiều cách: nấu cơm gạo lứt, trà gạo lứt, nước gạo lứt, ngũ cốc gạo lứt,...

tiểu đường nên ăn gì kiêng gì
Ăn gạo lứt thay cơm trắng rất tốt cho người tiểu đường

  • Yến mạch: Ngoài gạo lứt thì yến mạch cũng là một lựa chọn thông mình cho người tiểu đường thay cơm. Yến mạch có thể sử dụng để nấu cháo, ăn với hoa quả, sữa chua,.... Hoặc làm một bữa phụ cũng rất tốt và hấp dẫn
  • Hạt lanh, hạt chia: đây là loại hạt chứa rất nhiều vitamin, chất xơ hóa tan, khoáng chất...rất tốt cho người tiểu đường. Ngoài giúp ngăn chặn việc tăng đường huyết đột ngột thì nó còn giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường như: tim mạch, thần kinh, xương khớp, huyết áp,...
  • Khoai lang: Thực chất khoai lang là thực phẩm chứa nhiều tinh bột nhưng nó là tinh bôt kháng đường chứ không giống tinh bột trong cơm trắng. Nhờ đó ăn khoai lang sẽ không sợ đường huyết tăng cao như ăn cơm trắng. Ngược lại trong khoai lang còn có chất giúp kích thích cơ thể sản sinh insulin để chuyển hóa đường nhanh hơn
  • Đậu đỗ: Với những thực phẩm có chứa tinh bột mà vẫn còn lớp vỏ bọc bên ngoài thì nó lại rất tốt cho người tiểu đường. Vì nó làm chậm quá trình chuyển hóa đường từ thức ăn vào máu nhờ đó duy trì được đường huyết được ổn định và không sợ tăng cao đột ngột.

Vì vậy để hạn chế phải ăn cơm trắng thì người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thêm một vài thực phẩm trên thay thế cho cơm trắng. Để đảm bảo cơ thể đủ chất mà không ảnh hưởng đến đường huyết.

Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Rau là thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn nhiều gấp 2-3 lần lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Tuy nhiên nên chọn những loại nào thì không phải ai cũng biết:

  • Rau có chỉ số đường (GI) thấp: Không phải tất cả rau củ đều an toàn cho người tiểu đường. Mà nên chọn những loại rau có chỉ số GI thấp để tránh tăng đột biến đường trong máu như:
    • Bắp cải;
    • Măng tây;
    • Bông cải xanh;
    • Súp lơ;
    • Đậu xanh;
    • Rau diếp;
    • Cà tím;
    • Ớt;
    • Rau bina;
    • Cần tây.
  • Rau không chứa tinh bột: Đây là những loại rau mà người bệnh tiểu đường có thể ăn thoải mái để giup thảo mãn cơn đói, tăng cương được vitamin, chất xơ, khoáng chất mà vẫn đảm bảo đường huyết không bị tăng:
    • Atisô;
    • Măng tây;
    • Bông cải xanh;
    • Củ cải đường.
  • Rau chứa nhiều chất xơ: Vì không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn tốt cho tiêu hóa giảm táo bón, giảm mức cholesterol xấu và giảm cân. Những loại rau củ có hàm lượng chất xơ cao:
    • Cà rốt;
    • Củ cải;
    • Bông cải xanh;
    • Atisô;
    • Bắp cải Brucxen;
    • Đậu Hà Lan;
    • Quả bơ.

tiểu đường nên ăn gì kiêng gì
Tiểu đường nên ăn rau gì?

  • Các loại rau lá xanh: Các loại rau lá xanh ngoài hàm lượng vitamin, chất xơ thì nó còn chứa lượng vitamin A, K, Kali,...giúp trung hòa độc tố, kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp rất tốt:
    • Cải xoăn
    • Cải rổ
    • Cải chip
  • Rau giàu protein: Ăn rau này sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, giảm ham muốn ăn vặt. Nhờ đó kiểm soát được đường huyết, cân nặng rất tốt:
    • Rau bina;
    • Cải thìa;
    • Măng tây;
    • Mù tạt xanh;
    • Bông cải xanh;
    • Bắp cải;
    • Súp lơ.
  • Rau giúp hàm lượng Nitrat: Với những loại rau giàu nitrat tốt cho tuần hoàn máu, giảm huyết áp, ổn định đường huyết. Hàm lượng nitrat cao có trong các loại rau tự nhiên như:
    • Xà lách;
    • Củ cải đường;
    • Rau diếp;
    • Cần tây;
    • Đại hoàng.

==> Xem ngay chi tiết: Người tiểu đường nên ăn rau gì? Kiêng rau gì? Ăn như nào?

Người bệnh tiểu đường nên ăn quả gì?

  • Dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen

Đây là nhóm quả nhiều nước, chứa nhiều chất xơ, kali, magie, vitamin C, chất chống oxy hóa,... cao nên rất trong trong việc kiểm soát đường huyết, mỡ máu, huyết áp.

  • Bưởi, cam, quýt

Đây là nhóm quả giàu vitamin C đồng thời có tác dụng giảm đường huyết nhờ tác động tương tự như insulin lên cơ thể. Tuy nhiên khi sử dùng nên để cách xa thời điểm ăn hoa quả ra ít nhất 2h để tránh làm tăng hoạt tính hoặc độc tính của thuốc tiểu đường.

tiểu đường nên ăn gì kiêng gì
tiểu đường nên ăn trái cây gì

  • Bơ, oliu

Đây là nhóm quả giàu hàm lượng chất béo tốt, chất xơ hòa tan, axit amin, vitamin nhóm B, và các khoáng chất khác rất tốt cho những người bị rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, gout,...

  • Ổi, táo, lê, đào

Nhóm trái cây này có hàm lượng chất xơ, vitamin C, A và kali cao nhất trong các nhóm quả. Nên rất được ưa chuộng với những người tiểu đường, huyết áp cao,...

==> Xem ngay chi tiết: Người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Kiêng quả gì? Ăn như nào để không bị tăng đường?

Người bệnh tiểu đường nên uống sữa không?

Trong quá trình điều trị tiểu đường, người bệnh tiểu đường rất dễ bị thiếu chất nên nhiều người có nhu cầu muốn bổ sung sữa để tăng cường sức khỏe. Nhưng vẫn rất lo lăng là "người tiểu đường có nên uống sữa không?" "Uống vào có sợ đường tăng cao không", "Có uống được sữa bò có đường không?"

tiểu đường nên ăn gì kiêng gì
Tiểu đường nên uống sữa chuyên biệt dành cho người tiểu đường

Câu trả lời đó là người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống sữa để bổ sung dinh dưỡng thêm cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường chỉ nên uống sữa không đường hoặc sữa bột chuyên biệt dành cho người tiểu đường thì sẽ đảm bảo không ảnh hường đến đường huyết của mình đồng thời sẽ giúp:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
  • Kiếm soát đường huyết ở mức ổn định
  • Tốt cho xương khớp, tim mạch
  • Ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường
  • Tốt cho tiêu hóa
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể

==> Xem ngay: Top 20 loại sữa tiểu đường tốt nhất hiện nay

Cách tính lượng thức ăn nên nạp vào cơ thể người tiểu đường mỗi bữa?

  • Bước 1: Xác định được đúng hàm lượng calo cần nạp vào cơ thể

Lượng calo cần nạp vào cơ thể được tính dựa theo cân nặng của từng người:

Với người tiểu đường béo phì:

+ Nam giới: 26 kcal/kg/ngày

+ Nữ giới: 24 kcal/kg/ngày

Dựa vào chế độ vận động thể chất:

+ Nằm tại giường ko đi lại được: 25 kcal/kg/ngày

+ Lao động nhẹ và vừa: 30-35 kcal/kg/ngày

+ Người lao động nặng: 35-40 kcal/kg/ngày

Ví dụ: Người tiểu đường 50kg, lao động nhẹ và vừa, không bị béo phì thì lượng calo cần nạp cho cơ thể/ngày sẽ tính như sau: 30 kcal * 50=1500 kcal/ngày

tiểu đường nên ăn gì kiêng gì
Khẩu phần ăn của người tiểu đường

  • Bước 2: Xây dựng tỷ lệ chất dinh dưỡng cho bữa ăn

Nó sẽ dựa trên nguyên tắc tỷ lệ khẩu phần như sau:

+ Glucid (đường bột) : 50-50% calo/ngày

+ Protein (chất đạm): 15-20% calo/ngày

+ Lipid (chất béo): 20-30% calo/ngày

Trên là tất cả những thông tin người tiểu đường nên nắm được trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình để đảm bảo lượng đường huyết luôn ổn định. Phục vụ tốt cho quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả. Có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh tiểu đường có thể liên hệ ngay với chuyên gia Thoái Linh Đường 02433899889.

Đặt câu hỏi cho chuyên gia