Câu hỏi:

Tôi bị tiểu đường đã 5 năm nay, dạo gần đây tôi có triệu chứng da khô ngứa, bong tróc, nứt nẻ, chân nhiều chai sạn, móng tay, móng chân dày. Vậy tôi phải cải thiện tình trạng này như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn.

Trả lời:

Chào bạn,

Như những gì bạn liệt kê thì có thể bạn đã bị biến chứng thần kinh tiểu đường. Biến chứng thần kinh tiểu đường có thể không ảnh hưởng ngay đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây ra nhiều vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hàng ngày. Theo thống kê, có đến 70% người bệnh tiểu đường bị biến chứng thần kinh, trong đó 50% xuất hiện ngay tại thời điểm mới bắt đầu mắc bệnh với các dấu hiệu: Tê bì chân tay, nóng rát, khô ngứa da,  bong tróc, nứt nẻ, chân nhiều chai sạn, móng tay, móng chân dày, giảm sinh lý…

Triệu chứng của biến chứng thần kinh tiểu đường trên tay chân

- Tê bì, cảm giác như có kiến bò hoặc kim châm. Lâu dần, người bệnh bị mất đi khả năng cảm nhận đau, nóng lạnh.

- Cảm giác nóng rát ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc các ngón tay chân.

- Chuột rút đặc biệt là về đêm; đau cách hồi (có thể đau khi đi lại và giảm bớt khi nghỉ ngơi).

- Da khô ngứa, nứt nẻ; bong tróc, tăng chai sạn chân, dày móng.

Bất cập trong việc điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường

- Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị chung cho biến chứng thần kinh tiểu đường. Các loại như thuốc giảm đau, thuốc táo bón, hay thậm chí là thuốc cương dương cũng chỉ có thể giúp giải quyết phần ngọn, tức là hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng. Còn phần gốc của vấn đề là tổn thương thần kinh thì chưa có cách khắc phục được.

- Cho dù đường huyết ổn định, biến chứng thần kinh cũng chưa thuyên giảm. Đường huyết ổn định giúp tổn thương thần kinh không tiến triển nặng thêm. Còn để cải thiện các biến chứng, buộc phải cần đến các giải pháp bảo vệ mạch máu, thần kinh khỏi tác động của việc tăng đường huyết.

Những biện pháp khắc phục tình trạng da khô ngứa, bong tróc, nứt nẻ, chân nhiều chai sạn, móng tay, móng chân dày

Da khô và nứt rất có thể bị gây ra bởi glucose trong máu cao, tổn thương thần kinh, hoặc lưu lượng máu kém. Các vết nứt nẻ là điều kiện cho nhiễm trùng bắt đầu. Vì vậy bạn cần giữ bàn chân ẩm ướt với kem dưỡng da hoặc dầu bôi trơn.Đừng ngâm chân bởi vì làn da của bạn có thể trở nên khô hơn. Nếu bạn không thể điều trị da khô và nứt nẻ của bạn ở nhà, hãy đến gặp bác sĩ. Bạn có thể cần được kê một toa thuốc mỡ hoặc kem để bôi.

Bạn có thể nhẹ nhàng chà xát đá bọt trên cục chai hoặc da chai sau khi tắm để làm nó nhỏ lại. Đá bọt là một loại đá dùng để làm mịn da. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách tốt nhất để trị cục chai hoặc da chai. Nếu bị nhiễm trùng ở cục chai hoặc da chai, bác sĩ của bạn có thể cần phải loại bỏ mô bị nhiễm và cho bạn dùng thuốc kháng sinh.

Đây là một giải pháp chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp cải thiện tình trạng tiểu đường da khô ngứa, dày sừng, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng móng và ngăn ngừa các biến chứng mới của bệnh tiểu đường. Bạn còn điều gì thắc mắc hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline hoặc để lại bình luận bên dưới nhé.