Căn bệnh tiểu đường có di truyền không? Tiểu đường có di truyền như thế nào? Tỉ lệ di truyền của bệnh tiểu đường cho con cái có cao không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người khi mình hoặc người thân mắc bệnh. Cùng tìm hiểu nhé!

Căn bệnh tiểu đường có di truyền không?

Có thể thấy rằng, yếu tố di truyền đều tác động đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nhưng cũng cần khẳng định rằng, sự khởi phát này chỉ riêng yếu tố di truyền là không đủ, một bằng chứng về điều này đó là cặp song sinh có gen giống hệt nhau. Tuy nhiên, khi một người sinh đôi mắc bệnh tiểu đường loại 1, người kia chỉ có 1/2 nguy cơ mắc bệnh, khi người sinh đôi mắc bệnh tiểu đường loại 2, nguy cơ mắc bệnh của người kia là 3/4.

Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

Căn bệnh tiểu đường tuýp 1 có các nguy cơ di truyền như sau:

– Nếu một người đàn ông mắc bệnh tiểu đường loại 1, tỷ lệ con của người đàn ông đó mắc bệnh tiểu đường đó là 6%. Bên cạnh đó, nếu một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và sinh con trước tuổi 25, nguy cơ của đứa bé sẽ là 4%; nếu người phụ nữ sinh con sau tuổi 25 thì nguy cơ của đứa bé là 1%.

Tiểu đường có di truyền không?
Tiểu đường có di truyền không?

– Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của đứa trẻ sẽ tăng gấp đôi nếu bố và mẹ bị bệnh tiểu đường trước 11 tuổi.

– Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường loại 1, nguy cơ đứa trẻ bị bệnh tiểu đường loại 1 nằm trong khoảng 10-25%.

Ngoài ra, có một trường hợp di truyền ngoại lệ so với những con số kể trên. Cứ 7 người thì có 1 người bị bệnh tiểu đường loại 1 kèm theo hội chứng tự miễn nhiều tuyến nội tiết loại 2 (type 2 autoimmune polyglandular syndrome). Ngoài việc mắc bệnh tiểu đường, những người này còn có tuyến giáp và tuyến thượng thận hoạt động kém, bị rối loạn một số hệ thống miễn dịch khác. Nếu bệnh nhân mắc hội chứng này, đứa con của họ sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng này và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 lên đến 50%.

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu làm thế nào để dự đoán tỷ lệ mắc tiểu đường của một người. Ví dụ, hầu hết những người da trắng mắc tiểu đường tuýp 1 đều có gen gọi là HLA-DR3 hoặc HLA-DR4. Vì thế, đứa trẻ thừa hưởng gen này, cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn. Đối với người Mỹ gốc Phi, nguy cơ mắc tiểu đường là gen HLA-DR7 người Nhật là gen HLA-DR9, tuy nhiên, các gen nghi ngờ này ở các nhóm dân tộc khác ít được nghiên cứu.

Có nhiều xét nghiệm khác cũng có thể cho thấy nguy cơ bị bệnh tiểu đường của đứa trẻ. Xét nghiệm cho biết cơ thể phản ứng với glucose như thế nào cũng có thể cho biết trẻ em ở độ tuổi đi học nào có nguy cơ cao nhất. Một xét nghiệm khác có thể được thực hiện cho trẻ có anh chị em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Xét nghiệm này đo kháng thể insulin, các tế bào đảo trong tuyến tụy hoặc một loại enzyme được gọi là glutamic acid decarboxylase. Mức cao có thể chỉ ra rằng một đứa trẻ này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cao hơn.

>> Tham khảo: tỷ lệ bệnh tiểu đường ở Việt Nam

Tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?

Một phần, xu hướng của bệnh tiểu đường tuýp 2 do trẻ học thói quen xấu như: ăn uống không hợp lý, không tập thể dục… Và đây cũng là một yếu tố di truyền, yếu tố nguy cơ di truyền từ bố mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 khác là:

– Bố hoặc mẹ chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2 trước tuổi 50 thì nguy cơ đứa trẻ mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ là 14%; chẩn đoán sau tuổi 50 thì nguy cơ sẽ là 7,7%.

Tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?
Tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?

– Nếu cả bố và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ đứa trẻ bị bệnh tiểu đường là 14%.

Nói chung, bài viết này đã giải đáp cho vấn đề: “Tiểu đường có di truyền không?”, những vấn đề tiểu đường di truyền ở bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Và tóm lại, có nhiều bằng chứng cho thấy một phần của bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 được xác định về mặt di truyền. Và việc xác định các gen góp phần gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cho phép xác định bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và có chiến lược giúp ngăn ngừa nguy cơ, điều trị / can thiệp có mục tiêu.

>> Xem thêm: bệnh tiểu đường lây qua đường nào