Câu hỏi:

Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường hơn 9 năm rồi, đang uống thuốc tại bệnh viện. Giờ mẹ tôi bị mờ mắt, trong đó một bên gần như không còn nhìn thấy gì, đi khám bác sĩ bảo mẹ tôi bị máu đông ở đáy mắt. Xin hỏi chuyên gia bệnh này chữa được không ạ?

Trả lời:

Chào bạn,

Theo như bạn miêu tả thì có thể thấy khả năng cao mẹ của bạn đã bị bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh xuất phát từ việc đường huyết tăng cao kéo dài dẫn đến làm tổn thương mạch máu nhỏ tại mắt, gây ra tình trạng xuất huyết, đông máu ở đáy mắt và giảm thị lực

Rất khó để có thể chắc chắn rằng bệnh tiểu đường biến chứng mắt có thể chữa khỏi hay không. Điều này còn phụ thuộc vào thời gian phát hiện biến chứng và mức độ tổn thương trên mắt như thế nào. Nếu mức độ tổn thương nhẹ và phát hiện sớm, người bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn và ngược lại.

Làm thế nào để điều trị bệnh võng mạc ĐTĐ?

  • Kiểm soát đường huyết và huyết áp ổn định
  • Với phù hoàng điểm, người bệnh có thể tiêm nội nhãn thuốc ức chế VEGF hay tiêm nội nhãn que cấy corticoid, laze khu trú và/hoặc cắt dịch kính
  • Đối với bệnh võng mạc tăng sinh thì có nguy cơ cao hoặc phức tạp, có thể laze quang đông toàn võng mạc và đôi khi phải cắt dịch kính

Kiểm soát đường huyết và huyết áp là điều rất quan trọng; kiểm soát lượng glucose trong máu giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc. Phù hoàng điểm do tiểu đường có ý nghĩa lâm sàng được điều trị bằng việc tiêm nội nhãn thuốc ức chế VEGF (ví dụ ranibizumab, aflibercept, bevacizumab) và/hoặc laze quang đông võng mạc khu trú . Que cấy nội nhãn dexamethasone và triamcinolone có thể điều trị các trường hợp phù hoàng điểm dai dẳng. Ở một số quốc gia, có que cấy fluocinolone cho bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường mạn tính. Cắt dịch kính có thể giúp điều trị phù hoàng điểm dai dẳng. Trong một số trường hợp bệnh võng mạc không tăng sinh, laze quang đông toàn võng mạc có thể được sử dụng, tuy nhiên thường laze có thể được trì hoãn tới khi bệnh võng mạc tiến triển thành thể tăng sinh.

Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh với nguy cơ cao xuất huyết dịch kính, tân mạch trước võng mạc lan rộng hoặc tân mạch tiền phòng/glôcôm tân mạch cần được điều trị bằng laze quang đông toàn võng mạc. Các nghiên cứu gần đây cũng ủng hộ việc sử dụng các thuốc ức chế VEGF trong điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh (2). Can thiệp này làm giảm đáng kể nguy cơ bị mất thị lực trầm trọng.

Cắt dịch kính có thể giúp bảo vệ và thường phục hồi thị lực bị mất ở bệnh nhân:

  • Xuất huyết dịch kính dai dẳng
  • Màng trước võng mạc lan rộng
  • Bong võng mạc co kéo
  • Phù hoàng điểm do đái tháo đường dai dẳng

    Để điều trị hiệu quả tình trạng đông máu ở đáy mắt nói riêng và biến chứng mắt của bệnh da đường nói chung, ngoài việc kiểm soát đường huyết để biến chứng không tiến triển nặng hơn, bạn có thể tìm hiểu và mua cho mẹ sử dụng sản phẩm hỗ trợ khác.

https://youtu.be/nzLsCg9KjJM