Mít có vị ngọt tự nhiên, vậy người bệnh tiểu đường ăn mít được không? Người bệnh tiểu đường cần lưu ý những gì khi ăn mít. Cùng tìm hiểu nhé!

Quan tâm:

Bệnh tiểu đường ăn mít được không?

Tuy là trái cây có vị ngọt nhưng chỉ số đường huyết (GL) trung bình của mít ở khoảng 50-60. Mít có chứa protein và chất xơ, cả hai chất này đều góp phần làm giảm chỉ số GL của mít, làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ cho đường huyết không tăng nhanh.

Chính vì thế người bệnh tiểu đường ăn mít là hoàn toàn có thể ăn nhưng cần có chế độ ăn mít hợp lý để không gây nguy hại cho cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có ăn được hạt mít không? Cũng giống như múi mít thì người tiểu đường có thể ăn vì trong hạt mít cũng có chứa lượng tinh bột kháng và chất xơ đáng kể, giúp người bệnh kiểm soát được cơn đói, cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và độ nhạy của insulin.

Tiểu đường ăn mít được không
Tiểu đường ăn mít được không

Bị bệnh tiểu đường ăn mít như thế nào?

  • Mít có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta để cả với người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng ở người mắc bệnh tiểu đường thì không nên ăn mít nhiều vì chúng có chứa nhiều carbohydrate.
  • Bạn có thể bổ sung 30gr mít non (mít đã sấy khô) trong một ngày, thay thế cho một chén cơm (khoảng 250gr) để cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn vặt. Ngoài ra người bệnh cũng có thể thêm mít non vào các món soup, cà ri, xào với rau… để thay thế cho các món gạo trắng, miến,  bún, phở nhiều tinh bột.
  • Mít chín sẽ ngọt nên sẽ có lượng đường cao hơn, vì thế người tiểu đường cần lưu ý không ăn quá nhiều mít chín. Chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 miếng/ 1 lần để không làm ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Khi đang sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát lượng đường huyết mà muốn ăn mít thì bạn nên trao đổi với các bác sĩ trước khi ăn, để không làm mất tác dụng của thuốc.

Ai không nên ăn mít?

Bệnh tiểu đường ăn mít được không thì có thể khẳng định ăn được mít nhưng sau đây là những đối tượng người bệnh không nên ăn mít vì có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Người bị dị ứng với mít: Nếu bị dị ứng mà người tiểu đường vẫn ăn mít có thể sẽ gây nên những phản ứng viêm và khó chịu trong cơ thể. Đặc biệt nếu đã bị dị ứng với phấn hoa bạch dương thì rất có thể người bệnh sẽ dị ứng với mít. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng loại trái cây này.
  • Người có vấn đề về đông máu: Khi ăn mít sẽ khiến cho tình trạng đông máu trầm trọng hơn. Do đó, một số bác sĩ khuyên không nên ăn mít trước hoặc sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật.

 Như đã nói ở trên, mít giúp giảm cân và kiểm soát đường trong máu nên mít cũng có giá trị nhất định với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường thì cần phải xem xét thêm bệnh tình của mình đang ở mức độ nào và cần trao đổi với bác sĩ về liều lượng cũng như cách ăn mít để đảm bảo an toàn. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường ăn mít được không? Còn điều gì băn khoăn hay thắc mắc thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số điện thoại hot line, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể.

>> Xem thêm: tiểu đường ăn bánh mì được không