Mận là loại quả giàu dưỡng chất, chứa nhiều vitamin tự nhiên và có nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Vậy người bị bệnh tiểu đường ăn mận được không? Cùng tìm hiểu nhé!

Quan tâm:

Giá trị dinh dưỡng của quả mận

Mận là loài cây rụng lá nhỏ, thuộc chi mận mơ và được trồng nhiều tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hoa Kỳ và Úc...

Mận được trồng để lấy quả và thuộc loại quả hạch dùng làm tráng miệng, làm ô mai hoặc ngâm nước uống... Trong Đông y, mận có vị chua ngọt, có nhiều nước đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.

Nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy hàm lượng chất xơ rất cao trong quả mận. Hơn nữa, hầu như nó không chứa chất béo và cholesterol xấu. Trong mỗi quả mận có chứa khoảng 30 calo; 0,5g protein,  6,5g đường cùng 1g chất xơ.

Các chuyên gia chỉ rõ, người ăn mận có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như xương khớp, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân, cải thiện thị lực.

Bị bệnh tiểu đường ăn mận được không?
Bị bệnh tiểu đường ăn mận được không?

>> Tham khảo: tiểu đường ăn miến được không

Bị bệnh tiểu đường ăn mận được không?

Mận được cho là loại quả có công dụng giải nhiệt gan, bù nước và lợi tiểu. Nhờ có hàm lượng khoáng chất và vitamin cao, nên mận thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường kể cả khi nhiệt và mệt mỏi.

Người bị bệnh tiểu đường ăn mận hoặc cũng có thể ép mận thành nước uống, mỗi lần uống khoảng 25ml, ngày 3 lần, có tác dụng thanh nhiệt, bù nước rất tốt.

Ngoài ra, người bệnh bị thiếu máu cũng có thể ăn mận để bổ máu. Sự xuất hiện của chất lycopene trong mận có công dụng làm giảm đáng kể oxy hóa gây ra bởi các peroxit trong cơ thể và làm chậm quá trình dẫn đến xơ vữa động mạch.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn mà nên chọn thời gian giữa buổi, khoảng 10h sáng hoặc 3 giờ chiều.

Hơn nữa, nếu người bệnh ăn nhiều mận quá hoặc lạm dụng loại hoa quả này thì có thể sinh nóng bụng, sinh đờm, hại răng mỗi lần dùng 50 - 60g. Nếu quả mận có vị đắng chát hoặc nổi trên mặt nước thì không nên dùng.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ rõ, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều mận chín. Do trong mận chín có hàm lượng đường khá cao rất có thể khiến đường huyết tăng lên. Đặc biệt, những người bệnh ở giai đoạn đầu ăn mận chín có nguy cơ diễn biến bệnh nhanh hơn, nguy hiểm hơn.

tiểu đường ăn mận được không?
tiểu đường ăn mận được không?

Mận có thể gây tương tác thuốc : ăn mận quá nhiều cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc nếu bạn đang sử dụng thuốc hoặc mới phẩu thuật xong. Theo các chuyên gia thì người bệnh sau phẫu thuật 2 tuần trở lên thì mới nên ăn mận.

Hợp chất oxalate trong mận có thể gây cản trở hấp thụ aclci trong cơ thể nên dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận.

Hi vọng bài viết này bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn mận được không rồi phải không? Tuy nhiên, không phải cứ ăn được là mình có thể tiêu thụ một lượng lớn mận mỗi ngày. Lượng mận mà cơ thể người bệnh sử dụng cũng đóng vai trò không nhỏ đến độ ổn định đường huyết. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường không ăn nên ăn mận ngay sau khi ăn, thời gian thích hợp nhất là vào khoảng giữa buổi (không quá đói, không quá no). Hơn nữa, việc ăn quá nhiều mận sẽ khiến người bệnh gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như nóng bụng, phát sinh đờm, hư hại men răng.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý tiểu đường hay có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 02433899889 để được giải đáp ngay lập tức nhé!

>> Xem thêm: tiểu đường ăn mướp được không