Tiểu đường ăn khoai lang được không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bệnh nhân tiểu đường.  Bạn đọc cùng theo dõi để hiểu rõ vấn đề này và biết cách ăn khoai lang hợp lý.

Quan tâm:

Tiểu đường ăn khoai lang được không?

Khoai lang là loại củ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Trong 100 gam khoai lang chứa đầy đủ các dưỡng chất như: protein, glucid,  lipid, chất xơ, tinh bột, đường, vitamin và khoáng chất. 

Khoai lang có chứa tinh bột và đường tuy nhiên theo các chuyên gia, loại củ này hoàn toàn có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường. Lý do là bởi hàm lượng tinh bột và đường có trong khoai lang tương đối ít. Khi khoai lang được luộc lên, chỉ số đường huyết ở mức thấp là 44.

Một số loại khoai lang còn chứa các hoạt chất giúp tăng độ nhạy cảm của insulin. Nhờ vậy giúp ổn định lượng đường huyết cho cơ thể.

Ngoài ra, khoai lang cũng rất giàu chất xơ và vitamin. So với lương thực cung cấp tinh bột khác, nó vừa chứa tinh bột vừa giúp cải thiện hệ tiêu hóa nhờ vitamin và khoáng chất. Ăn khoai lang còn giúp thúc đẩy chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể, từ đó làm giảm các biến chứng tiểu đường.

Người tiểu đường ăn khoai lang loại nào tốt?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn tất cả các loại khoai lang. Tuy nhiên, 3 loại khoai lang dưới đây tốt và phù hợp nhất bạn nên tham khảo.

Khoai lang tím

Khoai lang tím là loại phổ biến và được ưa chuộng hiện nay ở Việt Nam. Khoai có vỏ và thịt đều là màu tím, ăn có vị ngọt và thơm. Khoai lang tím được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường bởi có hàm lượng GI thấp, thấp hơn cả khoai lang cam. Ngoài ra, trong khoai lang tím còn chứa Anthocyanin, tốt cho người tiểu đường.

Anthocyanin là chất đã được nghiên cứu là có khả năng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin. Từ đó, chất này giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2, ngăn ngừa biến chứng và béo phì. Cũng có nghiên cứu khác cho rằng, anthocyanin còn giúp làm giảm hấp thu carbohydrat ở ruột, nhờ vậy khoai lang tím giúp điều hòa lượng đường huyết ở người tiểu đường.

Khoai lang cam

Khoai lang cam là loại củ phổ biến ở Mỹ. Loại khoai này có vỏ màu nâu đỏ và có phần thịt khoai màu cam. So với các loại khoai lang trắng hoặc khoai tây, khoai lang cam chứa hàm lượng lớn chất xơ hơn nhiều. Như vậy, chỉ số đường huyết của củ khoai lang cam cũng nhỏ hơn.

Khoai lang Nhật Bản

Khoai lang Nhật Bản có vỏ bên ngoài màu tím và bên trong màu vàng. Loại khoai này khi chế biến có kết cấu tương tự như khoai lang mật, rất dễ ăn. Khoai lang Nhật có chỉ số đường huyết ở mức cho phép và có chứa thêm chất caiapo. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng giúp giảm tình trạng thèm ăn. Ngoài ra, caiapo còn là chất giúp làm giảm cholesterol máu, nhờ vậy nó giảm các nguy cơ biến chứng ở người tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang như thế nào?

Người tiểu đường ăn khoai lang có thể giúp cải thiện lượng đường huyết nhưng ăn như thế nào là tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 40 – 50 gam tinh bột cho mỗi bữa chính. Trong khi đó, 100 gam khoai lang chỉ chứa khoảng 20 gam tinh bột. Như vậy người bệnh có thể ăn khoảng 200 gam khoai lang cho mỗi bữa chính là tốt nhất.

>> Xem thêm: bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không