Tiểu đường ăn chuối được không? Ăn chuối như thế nào đúng cách?

Người tiểu đường cần phải kiêng khem nhiều trong chế độ ăn uống. Trái cây, rau củ cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng, nhưng một số loại quả có thể gây tăng đường huyết và trong đó có chuối. Vậy người bệnh tiểu đường ăn chuối được không? Và ăn chuối như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Cùng tìm hiểu nhé!

Quan tâm:

Tiểu đường ăn chuối được không?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường  thể ăn được chuối. Tuy nhiên, tổ chức này cũng khuyến cáo bệnh nhân cần có chế độ ăn loại trái cây này một cách hợp lý, cụ thể như sau:

  • Mặc dù chuối là loại quả giàu carbs nhưng nó cũng chứa nhiều chất xơ giúp kiểm soát đường huyết ổn định.
  • Chuối được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết GI ở mức thấp và trung bình từ khoảng 42 – 62 tùy vào mức độ chín của quả chuối (GI dưới 55 được coi là thấp). Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thì sau ăn lượng đường huyết sẽ tăng từ từ, đều đặn, hạ xuống cũng chậm. Do đó đường huyết sau ăn của người bệnh không bị tăng quá mức, luôn giữ ổn định.
  • Ngoài ra, chuối cung cấp nhiều Vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật như Vitamin B6,  Vitamin C, Kali, Dopamine, Catechin có tác dụng chống oxy hóa, tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Người bệnh tiểu đường ăn chuối như thế nào đúng cách?

Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe cho người tiểu đường nhưng không phải ai cũng biết cách ăn để tận dụng tối đa tác dụng của quả chuối. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên lưu ý về cách người tiểu đường ăn chuối như thế nào cho đúng?

Bệnh tiểu đường ăn chuối được không?
Bệnh tiểu đường ăn chuối được không?

Liều lượng: Người tiểu đường bổ sung 1 – 2 quả chuối vào thực đơn hàng ngày, không nên ăn quá nhiều để tránh gây tăng đường huyết quá mức.

Thời điểm thích hơp: Nên ăn chuối cách xa các bữa ăn sáng và bữa trưa khoảng 2 tiếng. Bởi ăn chuối ngay sau bữa ăn sẽ làm cho hàm lượng carb tổng thể sau bữa ăn tăng cao, gây tăng đường huyết. Ngoài ra, người bệnh nên chia nhỏ lượng chuối ăn trong ngày và không nên ăn nhiều chuối cùng lúc.

Người tiểu đường ăn chuối như thế nào tốt: 

  • Chú ý đến lượng carbs: chuối kết hợp với thức ăn chứa nhiều carbs khác sẽ làm tăng hàm lượng carbs tổng thể lên cao hơn. Nếu ăn cùng bữa thì bạn cần đảm bảo được lượng carbs, đường và tinh bột cung cấp cho cơ thể ở mức thấp.
  • Ăn kết hợp với các thực phẩm khác: Không nên ăn cùng với các loại hoa quả ngọt hay bánh ngọt, bởi những thực phẩm này có chứa nhiều đường, kết hợp cùng chuối sẽ làm đường huyết tăng cao quá mức sau ăn. Nên ăn chuối cùng với sữa chua, các loại quả và hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt hướng dương, bơ… Giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu carbs chậm hơn, giảm cảm giác thèm ăn và tác động tốt đến đường huyết.
  • Không nên dùng sinh tố chuối vì nó là loại đồ uống có chứa hàm lượng đường cao làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp cho bạn câu hỏi “Tiểu đường ăn chuối được không?” Người tiểu đường có thể ăn chuối được bởi chuối cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hãy lên một thực đơn hợp lý bao gồm loại quả này để giúp cân bằng dưỡng chất và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả tốt nhất.

>> Xem thêm: Tiểu đường ăn khoai lang được không

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

[contact-form-7 id="584" title="Form lien he"]