Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không và ăn bao nhiêu là đủ? Ăn thay cơm được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để giải đáp cho câu hỏi này nhé!

Quan tâm:

Người bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể đạt được mức ổn định thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý, khoa học. Bên cạnh đó, song song chế độ ăn uống còn là lối sinh hoạt lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Carbohydrate là một trong những thành phần dinh dưỡng có vai trò thiết yếu đối với sức khỏe con người. Và trong các loại bánh mì có chứa thành phần này. Theo sự ghi nhận của các chuyên gia, thành phần carbohydrate có khả năng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế, yếu tố then chốt để kiểm soát lượng đường huyết chính là lựa chọn và ăn các thực phẩm có chứa thành phần carbohydrate. Carbohydrate chất lượng được đánh giá dựa vào loại thực phẩm đó có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình. 

Các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết, bánh mì nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ nên có thể là sự lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường. Bởi vì, chất xơ không chỉ làm một dưỡng chất quan trọng giúp kiểm soát tốt đường huyết mà còn có tác dụng điều hòa đường tiêu hóa và góp phần tạo ra cảm giác no, từ đó hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân, tránh bị thừa cân hay béo phì.

Người bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không
Người bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không

Bên cạnh đó, bánh mì được thêm chất xơ hoàn tan cũng có thể là một biện pháp hữu hiệu khác để kiểm soát đường huyết. Chuyên gia cho biết, thành phần này có khả năng giúp làm chậm tốc độ tiêu hóa và làm giảm mức tăng đường huyết sau khi ăn.

Mặt khác, một số loại bánh mì tự làm tại nhà sử dụng các thành phần ít đường, thân thiện với sức khỏe của người bệnh tiểu đường cũng như làm giảm các tác động của bánh mì lên chỉ số đường huyết của cơ thể.

Với những vấn đề trên cho thấy, bệnh nhân bệnh tiểu đường ăn bánh mì vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh cũng chỉ được ăn với liều lượng vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường cũng như làm gia tăng chỉ số đường trong máu.

Người bệnh tiểu đường ăn bánh mì bao nhiêu là đủ?

Một vấn đề mà người tiểu đường cũng đang quan tâm là nên ăn bánh mì bao nhiêu là đủ để không làm ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn. Các chuyên gia cho biết, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà sẽ có mức sử dụng khác nhau. Nhìn chung, mọi mức độ bệnh lý tuyệt đối đều không được lạm dụng và chỉ nên dùng với lượng vừa đủ cũng như không được ăn liên tục trong nhiều ngày liền. Bệnh nhân nên biết chia nhỏ thành nhiều lần ăn và có thể phối hợp kèm cùng với một số thực phẩm khác nữa để bổ trợ cho việc điều trị bệnh.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi "tiểu đường ăn bánh mì được không". Các bệnh nhân nên cân nhắc và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho mình. Cần kết hợp bánh mì cùng các món ăn kèm, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý để tốt cho sức khỏe nhất.

>> Xem thêm: tiểu đường ăn bánh mì đen được không