Người mắc bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? Nên ăn loại nào?

Bánh mì là loại thực phẩm vô cùng thân thuộc của người Việt. Nhưng người bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? có nguy hại gì không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Quan tâm:

Người mắc bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không?

Để giải đáp bệnh tiểu đường ăn được bánh mì không thì phải tìm hiểu xem trong bánh mì có những thành phần gì. Thành phần chính của chiếc bánh mì là bột mì, một số loại bánh còn có cả bơ.

Ví dụ, bánh mì trắng chứa tinh bột nhiều hơn các loại bánh mì hạt thì sẽ ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường. Khi ăn loại bánh mì trắng này, người bệnh dễ mất kiểm soát đường huyết. Vì thế, bánh mì của người tiểu đường phải đặc biệt hơn. Các tiêu chí đưa ra là bánh mì không được trộn thêm bất kỳ phụ gia nào và ăn các loại bánh mì hạt, hàm lượng tinh bột thấp.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết thì có thể ăn tạm bánh mì để tránh làm tình trạng tệ thêm. Như vậy, nếu để trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn bánh mì được không thì đáp án là có. Nhưng bệnh nhân tiểu đường cần chú ý loại bánh mì, liều lượng bánh mì cũng như các loại thực phẩm ăn cùng.

>> Tham khảo: tiểu đường ăn dứa được không

Các loại bánh mì người bệnh tiểu đường ăn bánh mì được

Trên thị trường có khá nhiều loại bánh mì thân thiện với người tiểu đường. Tuy nhiên, với từng người bệnh tiểu đường thì chế độ dinh dưỡng sẽ có sự khác biệt nên vẫn cần lựa chọn kĩ càng.

Bánh mì sandwich nhiều loại hạt

Một số loại bánh mì nguyên hạt tốt gồm: yến mạch, kiều mạch, diêm mạch, lúa mì nguyên hạt, gạo nâu, cám, lúa mạch. Bên cạnh hàm lượng đường thấp, có nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt còn có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng khác đó là kẽm, vitamin E và protein.

Tiểu đường ăn bánh mì được không
Tiểu đường ăn bánh mì được không

Bánh mì không hạt

Bánh mì không hạt làm từ các nguyên liệu như bột dừa , bột hạnh nhân và bột hạt lanh cũng là lựa chọn tốt. Có thể được tìm thấy các loại bánh mì này tại các cửa hàng chuyên bán các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Hãy kiểm tra kỹ mục thành phần dinh dưỡng vì các sản phẩm này có thể chứa lượng calo cao hơn.

Bánh mì lúa mạch đen

Loại bánh mì lúa mạch đen có nguồn nguyên liệu 100% làm từ lúa mạch đen tự nhiên. Loại bánh mì này chứa hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần so với các loại bánh mì trắng và có calo ít hơn 20%. Đây cũng là lựa chọn phù hợp với người tiểu đường.

Bánh mì Êzkiel

Loại bánh mì này cũng được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, hạt kê và hạt đậu nên có độ ngọt tự nhiên. Những nguyên liệu đều vô cùng tốt cho người bệnh tiểu đường. Không những thế, bánh mì Êzkiel rất giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng vitamin cao. Điểm này rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.

Các loại bánh mì khác

Bánh mì nguyên cám, yến mạch, hạt lạnh, và lúa mạch. Các loại bánh mì này có chứa hàm lượng glycemic (GI) thấp, nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng. Tác dụng của nó là giúp kiểm soát mức độ insulin tốt hơn so với loại bánh mì trắng thông thường.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi tiểu đường ăn bánh mì được không. Các bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Cần kết hợp cùng các món ăn kèm hợp lý, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý để tốt cho sức khỏe nhất.

>> Xem thêm: tiểu đường ăn củ đậu được không