Bánh mì là món ăn có hương vị thơm ngon và là món ăn dân dã được nhiều người lựa chọn trong bữa ăn sáng của mình. Tuy nhiên người mắc bệnh tiểu đường không được khuyến khích ăn bánh mì. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thể ăn bánh mì. Vậy người tiểu đường ăn bánh mì đen được không? Cùng tìm hiểu nhé!

Quan tâm:

Bệnh tiểu đường ăn bánh mì đen được không?

Có thể khẳng định rằng người bệnh tiểu đường ăn bánh mì đen. Bánh mì đen hay được gọi là bánh mì lúa mạch đen, được làm từ 100% lúa mạch đen tự nhiên, cùng với các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt đậu, hạt kê và các nguyên liệu khác tốt cho người bệnh tiểu đường. Bánh mì đen có chứa hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần, ít hơn 20% calo so với bánh mì trắng thông thường và nó có vị ngọt tự nhiên nên ảnh hưởng rất thấp tới sự tăng đường huyết ở người tiểu đường.

Ngoài ra, bánh mì đen còn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin B, folate,  canxi,… tốt cho người bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc người tiểu đường tiêu thụ bánh mì đen làm tăng cảm giác no và không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu so với các loại bánh mì khác, đặc biệt là bánh mì trắng.

Chính vì vậy, người tiểu đường ăn bánh mì đen trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình mà không lo tăng đường huyết.

Bệnh tiểu đường ăn bánh mì đen được không?

Cách người tiểu đường ăn bánh mì đen

Bánh mì đen tuy tốt nhưng trong khi sử dụng, người tiểu đường nên chú ý một số vấn đề sau  đâyđể phát huy hiệu quả tốt nhất của bánh mì đen:

  • Chỉ nên dùng bánh mì đen trong bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ, chia nhỏ bữa phụ với bánh mì đen: Bởi trong bánh mì đen có chứa các chất kháng dinh dưỡng như acid phytic, nên làm cản trở sự hấp thu sắt, kẽm trong cùng một bữa ăn.
  • Đọc kỹ thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, không nên chọn những loại bánh mì đen có cho thêm đường và thêm calo. Chúng sẽ làm tăng lượng đường huyết khiến người bệnh khó kiểm soát.
  • Dùng kèm với các thực phẩm khác như rau củ, thịt gà, thịt bò, soup… Điều này sẽ giúp cho món ăn trở nên ngon miệng hơn. Đồng thời, bổ sung thêm các chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho người bệnh.
  • Không dùng với các thức ăn có hàm lượng dầu mỡ cao: Các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ dễ khiến cho người bệnh tăng cholesterol và triglycerid máu, mắc một số biến chứng của căn bệnh tiểu đường như tim mạch, huyết áp.
  • Có thể đầy hơi: Bánh mì đen có chứa rất nhiều chất xơ và gluten. Do đó, có thể gây ra đầy hơi với những người nhạy cảm với những chất này.
  • Không phù hợp với chế độ ăn không có gluten: Trong bánh mì đen có chứa gluten. Chính vì vậy, nó không phù hợp với những những người ăn kiêng và không có gluten như người bị bệnh celiac.

Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về câu hỏi tiểu đường ăn bánh mì đen được không. Một chế độ ăn uống khoa học và thói quen luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho việc kiểm soát đường huyết và quá trình điều trị được hiệu quả. Nếu bạn đọc cần tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và giải đáp nhé!

>> Xem thêm: tiểu đường có uống cafe được không