Bệnh tiểu đường ăn bánh chưng được không? Cần chú ý gì?

Bánh chưng là một món ăn truyền thống rất giàu dinh dưỡng trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Gạo nếp dẻo thơm cùng vị béo ngậy, ngọt bùi của đậu xanh, thịt mỡ và vị cay của hạt tiêu tạo nên một món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường ăn bánh chưng được không lại là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này của Thoái Linh Đường nhé!

Quan tâm:

Bệnh tiểu đường ăn bánh chưng được không?

Bánh chưng chứa rất nhiều tinh bột, thành phần chính của nó là gạo nếp; đây là thực phẩm có chỉ số đường huyết rất cao (GI = 85), ảnh hưởng không tốt cho người bệnh tiểu đường.

Do đó, giải đáp câu hỏi “Người bệnh tiểu đường ăn bánh chưng được không?” như sau: Bánh chưng là loại thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế, đặc biệt là trong dịp Tết.

Người bị tiểu đường nếu ăn vượt quá khẩu phần bánh chưng sẽ rất dễ làm đường huyết sau ăn tăng cao. Trong thời gian dài nếu chỉ số đường huyết luôn duy trì ở trạng thái cao thì có thể dễ dàng gặp các biến chứng nguy hiểmlàm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh và chất lượng cuộc sống. Vì thế, trong dịp Tết, người mắc tiểu đường nên hạn chế ăn bánh chưng, nếu ăn thì chỉ nên ăn một chút, cân đối lượng tinh bột và các chất dinh dưỡng khác.

Người bệnh tiểu đường ăn bánh chưng được không?
Người bệnh tiểu đường ăn bánh chưng được không?

Ngoài ra có một lý do khác nữa lý giải việc người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bánh chưng. Đó chính là do cách chế biến của bánh chưng. Bởi vì, khi tinh bột càng được ninh nấu kỹ thì khả năng hấp thu đường càng nhanh, mà bánh chưng thường được nấu chín trong vòng từ 8-12 giờ. Thêm nữa, nhân bánh chưng thường được làm bằng thịt heo có nhiều mỡ là loại thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế.

Những người bệnh tiểu đường bị béo phì, hoặc bị tiểu đường kèm cao huyết áp và biến chứng thận,biến chứng bệnh tim mạch thì càng phải hạn chế ăn bánh chưng, nên ăn càng ít càng tốt, bởi bánh chưng còn ảnh hưởng trực tiếp tới những loại bệnh trên.

>> Tham khảo: tiểu đường ăn bánh xèo được không

Một số lưu ý khi người tiểu đường ăn bánh chưng

– Chỉ ăn khoảng 100-150g bánh chưng trong mỗi lần ăn và ăn cách nhau ít nhất 8 giờ. Ăn kèm với các loại rau xanh để có thể giảm khả năng hấp thụ đường.

– Thay thế thực đơn tương đương: Nếu người bệnh lựa chọn ăn bánh thì nên giảm lượng tinh bột tương đương hấp thụ hàng ngày. Ví dụ ăn khẩu phần bánh chưng thì phải cắt bỏ lượng cơm tương đương. Ăn 1 góc nhỏ bánh chưng, nghĩa là 1/8 chiếc có giá trị dinh dưỡng tương đương bằng 1 bát cơm đầy kèm thức ăn.

Một số lưu ý khi người tiểu đường ăn bánh chưng
Tiểu đường ăn bánh chưng được không?

– Chú ý đo lượng đường huyết trước và sau khi ăn bánh để xem lượng đường huyết có tăng nhiều không? Nếu tăng thì người bệnh cần hạn chế bớt phần bánh cho lần ăn kế tiếp.

Hi vọng trong bài viết này đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn bánh chưng được không? Người bệnh tiểu đường nên chú ý ăn bánh chưng có chừng mực vì đây là những loại thực phẩm có thể làm tăng cao lượng đường huyết, ảnh hưởng xấu tới bệnh tiểu đường, gây biến chứng tiểu đường cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.

>> Xem thêm: tiểu đường ăn bánh giò được không