Tiêm insulin là gì, có tác dụng gì, cách tiêm đúng cách tại nhà?

Sự ra đời của insulin đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc chăm sóc những người mắc bệnh tiểu đường. Vậy insulin là gì, tiêm insulin là gì, có tác dụng gì, cách tiêm đúng cách tại nhà, khi dùng cần lưu ý gì?

Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy được tiết ra. Chúng có tác dụng giúp chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa gan và các mô mỡ thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể giúp làm giảm nồng độ Glucose trong máu.

Insulin là gì? Insulin là gì?

Tác dụng của insulin

Insulin làm giảm lượng đường huyết bằng cách kích thích sự hấp thu glucose ở ngoại vi chủ yếu bởi các tế bào cơ xương và chất béo và bằng cách ức chế sự sản xuất và giúp giải phóng glucose của gan.

Insulin ức chế quá trình phân giải lipid (phân hủy chất béo), phân hủy protein và tạo gluconeogenesis (sản xuất glucose). Nó cũng làm tăng tổng hợp protein và chuyển đổi glucose dư thừa thành chất béo.

Insulin được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường có dược tính tương tự như hormone được sản xuất tự nhiên. Các chế phẩm insulin ngoại sinh thay thế insulin ở bệnh nhân đái tháo đường, làm tăng sự hấp thu glucose của tế bào và giảm hậu quả ngắn hạn và dài hạn của bệnh.

Vai trò của Insulin

Sau khi chúng ta ăn một bữa cơm thì một lượng tinh bột khá lớn sẽ đi vào cơ thể, khi đó chúng sẽ làm tăng sự kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy để có thể tiết ra Insulin. Sau đó, Insulin sẽ tác động vào các quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể và đặc biệt là gan và mô mỡ.

Khi nồng độ glucose trong máu của bạn cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen và được dự trữ trong gan và khi bạn đói, lượng glucose trong máu giảm, glycogen sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để tiếp tục đi vào máu, đảm bảo lượng đường trong máu.

Vai trò của Insulin:

  • Insulin gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm.
  • Insulin tăng cường hấp thu glucose.
  • Insulin làm tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen.

Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

Tác dụng phụ của insulin

Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường phải dùng insulin để sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, liệu pháp insulin có thể gây ra một loạt tác dụng phụ.

Tác dụng phụ của insulin Tác dụng phụ của insulin

Các tác dụng phụ khi dùng insulin có thể gặp phải tùy thuộc vào loại insulin mà người bệnh đang dùng. Các tác dụng phụ thường gặp của insulin bao gồm:

  • Tăng cân ban đầu khi các tế bào bắt đầu hấp thụ glucose.
  • Lượng đường trong máu giảm quá thấp (hạ đường huyết).
  • Phát ban, sưng tấy tại chỗ tiêm
  • Lo lắng hoặc trầm cảm.
  • Ho khi dùng insulin dạng hít.

Tiêm insulin khiến các tế bào trong cơ thể hấp thụ nhiều glucose hơn từ máu. Do đó, dùng quá nhiều hoặc tiêm không đúng thời điểm có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Nếu lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, người bệnh có thể gặp các triệu chứng:

  • Chóng mặt.
  • Khó nói.
  • Mệt mỏi.
  • Da nhợt nhạt.
  • Đổ mồ hôi.
  • Co giật cơ.
  • Co giật.
  • Mất ý thức.

>> Tham khảo: Bút tiêm insulin Lantus

Hướng dẫn quy trình tiêm insulin tại nhà

Quy trình tiêm insulin bằng bơm tiêm

Chuẩn bị:

Rửa sạch tay trước khi tiêm, lăn lọ thuốc giữa 2 lòng bàn tay để làm ấm và đồng nhất thuốc, dùng bông tẩm cồn khử trùng màng cao su lọ thuốc và dùng bơm tiêm hút lấy thuốc trong lọ.

Cách tiêm:

    • Dùng bông tẩm cồn sát trùng vị trí cần tiêm
    • Cố định vị trí cần tiêm bằng 2 ngón tay cái và trỏ
    • Đâm kim một góc 45-90 độ so với bề mặt da sao cho mũi kim tiêm đi vào lớp mô dưới da.
    • Từ từ bơm thuốc trong khoảng 5-10 giây, sau khi tiêm hết thuốc thì giữ nguyên tư thế khoảng 6 giây rồi rút kim ra.
    • Hủy bơm tiêm đã dùng, không nên tái sử dụng.

Cách sử dụng bút tiêm insulin tại nhà

Chuẩn bị:

  • Làm ấm thuốc bằng cách lăn tròn bút tiêm giữa lòng bàn tay.
  • Đồng nhất thuốc bằng cách lắc bút tiêm liên tục cho đến khi có được chất lỏng màu trắng đục.

Cách sử dụng bút tiêm insulin tại nhà Cách sử dụng bút tiêm insulin tại nhà

Cách tiêm thuốc:

    • Gắn kim: Dùng gạc vô trùng để khử trùng màng cao su, tháo miếng bảo vệ kim tiêm sau đó vặn kim thẳng và chặt vào bút tiêm, tháo nắp lớn bên ngoài và giữ để dùng về sau, còn nắp nhỏ bên trong kim thì tháo ra và bỏ đi.
    • Định liều tiêm bằng cách xoay nút chọn liều tiêm đúng số đơn vị cần tiêm.
    • Cố định da bằng cách dùng 2 ngón cái và ngón trỏ kẹp véo vùng da cần tiêm.
    • Tay còn lại cầm bút tiêm bằng 2 ngón cái và ngón trỏ (cầm cách cầm bút), đâm kim vuông góc với bề mặt da.
    • Ấn bút bấm tiêm xuống hết cỡ cho đến khi vạch chỉ liều tiêm chỉ số 0
    • Giữ nguyên tư thế 6 giây, sau đó rút kim ra khỏi vị trí tiêm.
  • Đưa kim vào trong nắp lớn bên ngoài kim, khi kim đã vào trong, đẩy cẩn thận nắp lớn bên ngoài kim vào hoàn toàn và vặn tháo kim ra.

Biến chứng khi tiêm insulin

  • Hạ đường huyết: Đây là một biến chứng chứng phổ biến mà người bệnh đái tháo đường khi tiêm insulin thường gặp phải do tiêm thuốc quá liều insulin. Nếu người bệnh hạ đường huyết nhẹ có thể uống cốc nước đường, ăn bánh kẹo ngọt. Trường hợp nặng thì cần phải đến cơ sở y tế để tiêm truyền tĩnh mạch 20-40ml dung dịch glucose 20% hoặc 1-2mg glucagon và đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Vì vậy sau khi tiêm insulin người bệnh cần theo dõi cẩn thận đường huyết và báo lại cho bác sỹ chuyên khoa nội tiết để tư vấn chỉnh lại liều tiêm phù hợp nhất. Tốt nhất người bệnh nên ghi chép về lượng đường huyết vào sổ để có thể chia sẻ với bác sĩ. Những thông số bất thường cần được thông báo ngay cho bác sĩ để có thể điều chỉnh liều insulin nếu cần.

  • Nhiễm trùng nơi tiêm: D ngay từ đầu nếu người bệnh không thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh vị trí tiêm. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Phản ứng tại chỗ của insulin: Lớp mỡ dưới da bị teo lại do dùng insulin người (human insulin). Ngược lạithường có hiện tượng tăng sản lớp mỡ dưới da nơi tiêm, do insulin kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mỡ.Trong trường hợp có tổn thương, phải thay đổi vị trí tiêm.Để phòng tránh cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cần nhớ khi tiêm insulin đã được nói ở trên. Lọ insulin đang dùng không nên để trong tủ lạnh.

Bảo quản insulin

Nơi khô ráo, nhiệt độ lý tưởng là 2 – 4 độ C, tránh ánh nắng. Tuy nhiên, insulin được sản xuất ra bền vững đến 27 độ C. Cho nên, mùa đông, việc bảo quản insulin rất dễ dàng. Mùa hè, trường hợp không có tủ lạnh, nên lưu trữ ngắn hạn, để nơi mát nhất trong nhà: 30 độ C, có thể để được 4 – 6 tuần.

***Lưu ý: Lọ insulin đang dùng, không tiêm ngay khi còn lạnh vì bị đau, tuyệt đối không để insulin trong ngăn đá, dưới 0 độ C.  Khi mua lọ mới, cần lắc xem, loại insulin nhanh (loại trong) có vẩn đục hoặc loại bán chậm và chậm (loại đục) có vẩn cặn thì không nên dùng.

>> Xem thêm: Bút tiêm insulin Wosulin 30/70