Tiêm insulin sau ăn có được không? Khi nào phải tiêm thuốc?

Độc giả giấu tên: Chào chuyên gia, tôi muốn hỏi tiêm insulin sau ăn có được không vì tôi lỡ quên không tiêm insulin trước khi ăn. Và như vậy có ảnh hưởng gì đến đường huyết của tôi không?

Chào bạn!

Tiêm insulin sau ăn có được không? Tiêm lnsulin đúng hướng dẫn là yêu cầu bắt buộc với bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng loại thuốc này. Bởi lẽ tiêm sai cách, và sai liều hay sai thời điểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu.

Nếu bạn đã lỡ quên dùng một liều lnsulin trước bữa ăn và phát hiện sớm, bạn có thể tiêm ngay sau khi ăn. Nhưng nếu thời gian quên tiêm lnsulin đã quá dài, bạn cần kiểm tra lượng đường huyết và báo với bác sĩ để có hướng xử trí. Tùy theo mức độ thay đổi đường huyết của bạn và loại lnsulin, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiêm bù một liều lnsulin mới hoặc bỏ qua liều đã quên và vẫn tiếp tục duy trì kế hoạch điều trị bình thường.

Tiêm insulin sau ăn có được không? Tiêm insulin sau ăn có được không?

Quên tiêm lnsulin trước ăn không phải là thói quen tốt. Bạn nên đặt báo thức hoặc giấy nhắc tại các vị trí dễ nhìn thấy để phòng ngừa tình trạng này tái diễn.

Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc insulin?

“Người tiểu đường khi nào cần phải tiêm thuốc” là thắc mắc của rất nhiều người được chẩn đoán bị mắc tiểu đường và chỉ định điều trị bằng Insulin. Thông thường, người bị bệnh tiểu đường type 1 và tiểu đường trong thai kỳ sẽ cần phải tiêm Insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.

Tiêm insulin sau ăn có được không? Khi nào phải tiêm thuốc? Tiêm insulin sau ăn có được không? Khi nào phải tiêm thuốc?

Riêng với người bệnh tiểu đường type 2, việc sử dụng và tiêm Insulin cần phải được thực khi trong những trường hợp sau:

  • Có tình trạng mất bù do stress, tăng đường huyết và tăng ceton trong máu cấp nặng, vết thương cấp, nhiễm trùng,…

  • Tụt cân không kiểm soát được.

  • Phụ nữ bị tiểu đường đang trong các giai đoạn của thai kỳ.

Vậy, người bệnh tiểu đường khi nào tiêm thuốc Insulin là tốt nhất? Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để tiêm thuốc Insulin là trước bữa ăn. Tùy theo mỗi loại Insulin được sử dụng cho người bệnh mà thời gian từ lúc tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường, thời gian bắt đầu ăn của bệnh nhân sẽ là thời gian mà thuốc bắt đầu có tác dụng.

Thời gian tiêm thuốc Insulin theo từng loại có thể kể đến như sau:

  • Insulin glulisine, Insulin  lispro là 5 - 15 phút trước khi ăn.

  • Insulin Regular là 20 - 30 phút trước khi ăn.

  • Insulin NPH, Insulin mixtard là 30 phút trước khi ăn.

Tiêm Insulin có đau không?

Thời gian trước, bệnh nhân bị tiểu đường thường phải sử dụng kim tiêm nên việc tiêm Insulin có thể gây ra các cảm giác đau nhẹ. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, thuốc Insulin thường được đóng gói và sản xuất ở dạng bút và loại kim tiêm nhỏ. Do đó, người bệnh thường sẽ không cảm thấy đau hoặc đau không đáng kể.

>> Tham khảo: tiêm insulin gây tăng cân

Vị trí tiêm có ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc hay không?

Thông thường, Insulin sẽ được tiêm tại vùng bụng, cánh tay, thắt lưng hoặc đùi của người bệnh. Trong đó, vị trí tiêm cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Insulin của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Tiêm Insulin tại bụng sẽ giúp hấp thu nhanh nhất Insulin vào máu.

  • Tiêm Insulin vào đùi hoặc thắt lưng là vị trí mà thuốc Insulin hấp thụ vào máu chậm nhất.

Có nên thay đổi liều dùng tiêm Insulin hàng ngày không?

Dựa trên tình trạng sức khỏe, lượng thức ăn được cung cấp cho cơ thể theo từng bữa ăn mà người bệnh có thể tự điều chỉnh lượng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên tự ý làm điều này, thay vào đó, nên nhờ tới tự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Tiêm Insulin có gây ra biến chứng không?

Trong một vài trường hợp, tiêm thuốc Insulin có thể gây ra các biến chứng với người bệnh như:

  • Hạ đường huyết.

  • Di ứng Insulin.

  • Nhiễm trùng tại vị trí tiêm.

  • Phì đại hoặc teo mô mỡ tại vị trí tiêm thuốc.

Nên bảo quản thuốc tiêm insulin như thế nào?

Khi chưa sử dụng, thuốc tiêm insulin cho người tiểu đường cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ  từ 2 - 8 0C. Thông thường, bệnh nhân có thể bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh.

Trong trường hợp thuốc đã mở nắp thì việc cách bảo quản nói trên có thể giữ thuốc được trong khoảng từ 4 - 6 tuần. Với điều kiện không có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời chiếu vào.

>> Xem thêm: Tiêm insulin sống được bao lâu