Vị trí tiêm insulin cho bà bầu bị tiểu đường ở đâu?

Chọn vị trí tiêm insulin cho bà bầu rất quan trọng, giúp insulin hoạt động hiệu quả. Vị trí tiêm insulin cho bà bầu ở đâu cho kết quả tốt nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tiêm insulin cho bà bầu áp dụng trong những trường hợp nào?

Có nhiều trường hợp phải sử dụng thuốc insulin trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, trong đó bao gồm:

– Nhiều loại thuốc uống để điều trị tiểu đường chống chỉ định cho phụ nữ mang thai (cấm uống).

– Các thành phần của thuốc uống để điều trị bệnh tiểu đường có thể gây tình trạng hạ đường huyết cho em bé qua nhau thai.

– Tiến hành tiêm insulin sẽ dễ dàng kiểm soát lượng đường huyết khi mang thai hơn.

Tiêm insulin cho bà bầu áp dụng trong những trường hợp nào? Tiêm insulin cho bà bầu áp dụng trong những trường hợp nào?

Mặc dù việc sử dụng insulin là không nên đối với phụ nữ đang mang thai nhưng trong hướng dẫn sử dụng insulin của Nhật Bản thường đề cập đến về vấn đề này như sau:

– Sản phẩm thuốc này ít sử dụng cho phụ nữ mang thai

– Chưa xác lập tính an toàn liên quan đến việc chỉ định sử dụng thuốc trong thai kỳ.

Vì vậy, các cơ sở y tế thường áp dụng “tiêu chuẩn đánh giá mức độ nguy hiểm của các loại thuốc đối với thai nhi (FDA Pregnancy Category)” của FDA Hoa Kỳ thông qua các ký hiệu.

Tiết insulin và kiểm soát chỉ số đường huyết

Insulin là hormone duy nhất có tác dụng làm giảm lượng đường huyết và được tạo ra trong tuyến tụy. Tế bào β tuyến tụy có chức năng giúp kiểm soát sự tăng lượng đường huyết. Trong cơ thể con người, luôn có một lượng nhỏ insulin được tiết ra.

Khi tuyến tụy nhận thấy lượng đường huyết tăng, tuyến tụy sẽ nhanh chóng tiết ra insulin bổ sung và duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định (gọi là tiết lượng bổ sung).

Trong trường hợp phụ nữ khi mang thai bị tiểu đường, lượng tiêm insulin cần thiết cho việc kiểm soát lượng đường huyết tăng gấp 1,5~2 lần so với trước khi mang thai. Đó là do chất tiết ra từ nhau thai giúp ngăn chặn tác dụng của insulin.

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ bằng liệu pháp tiêm insulin

Có 5 loại insulin được sử dụng chia theo thời gian và có tác dụng đối với người bệnh đó là:

  • Insulin tác dụng cực nhanh
  • Insulin tác dụng nhanh
  • Insulin tác dụng trung hạn
  • Insulin tác dụng dài hạn
  • Insulin hỗn hợp

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp hoặc riêng biệt 5 loại thuốc insulin để tiến hành điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Mô hình tiết insulin của bà bầu bị tiểu đường thai kỳ gần với mô hình tiết insulin của phụ nữ tại thời điểm chưa mang bầu, tiết insulin để làm ổn định lượng đường huyết. Mục đích của việc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là làm ổn định lượng đường trong máu.

>> Tham khảo: tiêm insulin sau ăn có được không

Hiểu sai về liệu pháp tiêm insulin trong điều trị tiểu đường thai kỳ

Những hiểu sai thường có về căn bệnh tiểu đường bình thường:

– Không thể dừng lại khi bắt đầu sử dụng insulin.

– Insulin là phương pháp điều trị giai đoạn cuối của căn bệnh tiểu đường.

– Tiêm insulin khó.

– Điều trị bằng insulin rất đau và rất đáng sợ.

Trong đó tiêm insulin khó và điều trị bằng insulin rất đau và đáng sợ còn tùy thuộc vào cảm nhận của từng người. Còn hai mục còn lại kia đều là cách hiểu hoàn toàn sai lầm.

Đặc biệt trong căn bệnh tiểu đường thai kỳ, lượng đường huyết tăng lên do mang thai, vì vậy nếu thể trạng của người phụ nữ dần trở lại bình thường sau khi sinh, để ổn định lượng đường huyết cần dùng insulin.

 Tiêm insulin rất khó

Việc tự tiêm insulin chắc chắn không phải dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó khăn. Hiện nay có hai loại tiêm insulin tương đối dễ thực hiện.

  • Các loại bút tiêm như flexpen và flextouch
  • Dụng cụ tiêm như bút Innolet

Tiêm insulin rất đau và đáng sợ

Nguyên nhân gây đau do tiêm insulin là kim tiêm. Người ta thường nói rằng trên bề mặt da cứ trong 1c㎡ có 100~200 điểm đau. Bệnh nhân có thể giảm bớt sự đau đớn nếu tránh tiêm phải những điểm đau này, đặc biệt nếu sử dụng loại mũi tiêm nhỏ, xác suất chạm vào điểm đau cũng sẽ thấp hơn.

Khi nhắc đến tiêm người ta sẽ tưởng tượng đến một mũi tiêm dài và dày (khoảng 0,5 – 0,8 mm) được sử dụng để tiêm chủng và lấy mẫu máu. Chính điều này khiến cho nhiều người trở nên e ngại, tuy nhiên trên thực tế, kim chuyên dùng để tiêm thuốc insulin được làm mảnh và ngắn, nên chắc chắn sẽ ít gây đau và sợ hãi hơn.

Hạ đường huyết rất đáng sợ

Trước đây có những trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết do quên ăn sau khi tiêm insulin.

Tuy nhiên, hiện nay do insulin tác dụng cực nhanh đã được phát triển, khả năng gây hạ đường huyết là rất thấp.

Đó là do với loại insulin này, người bệnh iêm trước trước bữa ăn theo thời gian, nên sẽ không có trường hợp quên ăn gây hạ đường huyết. Insulin tác dụng dài hạn là loại thuốc được mô phỏng sự tiết insulin cơ bản.

Bằng việc bệnh nhân tự tiêm mỗi ngày một lần, hầu như không có tình trạng bị giảm lượng đường trong máu đủ để gây ra hạ đường huyết.

Vị trí tiêm insulin cho bà bầu ở đâu?

Vị trí tiêm insulin cho bà bầu ở đâu? Vị trí tiêm insulin cho bà bầu ở đâu?

Khi đang mang thai bạn có thể tiêm insulin như người bình thường. Tất cả các vị trí tiêm đều tốt cả.

Tuy nhiên, vào những tháng cuối thai kỳ, khi mà bụng bầu của bạn rất căng. Tốt nhất bạn nên tiêm ở vị trí tay hay mặt ngoài đùi.

>> Xem thêm: Tiêm insulin sống được bao lâu