Chào chuyên gia, tôi bị đái tháo đường type 2, hiện đã chuyển sang tiêm insulin. Nhưng khi tiêm insulin bị phồng ở vùng dưới da bụng, đùi. Vậy tôi có tiêm đúng kỹ thuật không? Và Tiêm insulin bị phồng có nguy hiểm không? Xin được chuyên gia giải đáp.
Trả lời:
Chào bạn!
Trường hợp bạn tiêm insulin phồng ở vùng dưới da đó chứng tỏ là bạn đã tiêm sai kỹ thuật. Cụ thể, khả năng cao là bạn đã tiêm vị trí đó quá nhiều lần trong 1 thời gian ngắn.
Tiêm insulin bị phồng có nguy hiểm không? Theo khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường không nên tiêm insulin lặp lại một vị trí trong vòng 15 ngày. Bởi khi tiêm lặp lại một vị trí, insulin sẽ gây loạn dưỡng mỡ dưới da. Da vùng tiêm có thể bị phồng, và nổi cục như bạn hoặc xẹp xuống.

Tiêm insulin bị phồng có nguy hiểm không? Tiêm insulin bị phồng có nguy hiểm không?

Để tránh tác dụng phụ này, người bệnh nên đổi vị trí tiêm liên tục. Ngoài bụng, bạn có thể tiêm insulin dưới da ở vùng đùi, mặt ngoài cánh tay và mông. Mỗi ngày tiêm một vị trí khác nhau làm sao cho trong vòng 15 ngày không lặp lại vị trí tiêm cũ.
Dưới đây là một số lưu ý khi người bệnh tiêm insulin dưới da khác, bạn nên tham khảo để đảm bảo an toàn:
Tiêm insulin dưới da chỉ là một phần trong kế hoạch điều trị căn bệnh tiểu đường. Bên cạnh việc tiêm đúng kỹ thuật, đúng thời gian, đúng liều, bệnh nhân vẫn cần chú ý ăn uống điều độ và tập luyện khoa học.
Lưu ý, tuyệt đối bệnh nhân không nên nhịn ăn hay tập luyện ngay sau khi tiêm. Tốt nhất nên mang sẵn một vài chiếc kẹo ngọt bởi người bệnh tiểu đường sau khi tiêm insulin rất dễ bị hạ đường huyết nặng sẽ gây nguy hiểm.

Kỹ thuật tự tiêm insulin

Tiêm insulin bị phồng có nguy hiểm không? Khi kê đơn điều trị bằng insulin, thường bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiểu đường phải học cách tự tiêm insulin. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tiêm insulin bằng bơm (loại 1 hoặc 1/2ml) và kim tiêm. Đầu tiên phải rút insulin ra khỏi lọ thuốc, sau đó tiêm vào lớp dưới da và từ đây insulin sẽ được hấp thu vào máu.

Vị trí tiêm dưới da: Tất cả tổ chức dưới da trên cơ thể đều dùng để tiêm, tuy nhiên trên thực tế thường dùng nhất là vùng đùi, cánh tay, bụng, hông, lưng. Chọn một vùng tiêm cho vài ngày vào giờ tiêm nhất định, sau khi hết điểm tiêm thì mới chuyển sang vùng khác. Mỗi mũi tiêm cách nhau khoảng 2 - 4cm. Ví dụ: với người tiêm 3 mũi/ngày chẳng hạn, chọn vùng bụng cho các liều tiêm buổi sáng, vùng cánh tay dành cho các liều tiêm buổi trưa, vùng đùi cho các liều tiêm buổi chiều.

Kỹ thuật tự tiêm insulin Kỹ thuật tự tiêm insulin

Giờ tiêm: 15 - 30 phút trước khi ăn nếu đó là loại insulin nhanh, kể cả loại trung bình có pha trộn; 15 phút - 2 giờ trước khi ăn nếu là đó là loại tác dụng trung bình (thường trước khoảng 1 giờ). Lưu ý: Khi đã chọn giờ tiêm thích hợp thì không nên thay đổi giờ tiêm đó quá thường xuyên.

Dụng cụ tiêm: Bông, cồn 70 độ, bơm tiêm hoặc bút tiêm. Cần chú ý sát trùng cả nút cao su của lọ thuốc trước khi lấy thuốc.

Cách tiêm: Với bệnh nhân có lớp mỡ dày và bơm hay bút tiêm có kim tiêm với độ dài thích hợp thì tiêm thẳng hay chéo vào vùng dưới da. Với các bệnh nhân có lớp mỡ dưới da mỏng thì có thể sử dụng kỹ thuật véo da để tiêm.

Các biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân đái tháo đường khi tiêm insulin

- Phản ứng tại chỗ
- Loạn dưỡng mỡ
- Dị ứng (hiếm gặp)
- Nhiễm khuẩn vị trí tiêm (hiếm gặp)
- Hạ đường huyết
- Kháng insulindo miễn dịch
- Hiệu ứng somogyi

Những điều nên làm và không nên làm khi tiêm insulin

Nên làm:

- Thay đổi vị trí tiêm insulin

- Làm sạch da trước khi tiêm

- Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên và ghi chép lại

- Tính toán lượng carbohydrate trước khi tiêm insulin

- Biết các dấu hiệu của tình trạng hạ đường huyết

- Không nên làm:

- Tiêm insulin quá sâu

- Đợi hơn 15 phút mới ăn sau khi tiêm insulin

Hoảng loạn khi bạn tiêm nhầm liều insulin

Thay đổi liều insulin hoặc ngừng tiêm insulin nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Nếu có băn khoăn, lo lắng khác về bệnh tiểu đường, bạn đọc có thể gọi đến số 0243 389 9889. Chúng tôi luôn ở đây và sẵn sàng hỗ trợ bạn nếu bạn cần tư vấn.

>> Xem thêm: quên tiêm insulin có sao không