Tiêm insulin bị chảy máu có làm sao không?
 Sáng nay trong lúc tôi tiêm thuốc insulin, tôi thấy bị chảy ra vài giọt máu nhỏ. Vậy xin hỏi chuyên gia Tiêm insulin bị chảy máu có làm sao không?
Chào bạn,

Tiêm insulin bị chảy máu có thể xảy ra khi kim tiêm đâm thủng vào một mạch máu nhỏ dưới da. Hiện tượng này khá phổ biến và có thể làm cản trở insulin đi vào trong máu, và làm giảm hiệu quả của thuốc.

Để giảm thiểu tình trạng tiêm insulin bị chảy máu, bạn cần học tiêm đúng kỹ thuật. Bạn có thể tìm hiểu về cách tiêm insulin đúng chuẩn dưới đây:

Kỹ thuật tiêm insulin là rất cần thiết với những bệnh nhân phải sử dụng insulin liên tục để đạt hiệu quả cao khi sử dụng loại thuốc này.

Tiêm insulin bị chảy máu có làm sao không? Tiêm insulin bị chảy máu có làm sao không?

Kỹ thuật tiêm insulin

Tiêm insulin bị chảy máu có làm sao không? Tự trang bị kiến thức cho mình về kĩ thuật tiêm insulin là rất cần thiết đối với những bệnh nhân phải sử dụng thuốc insulin liên tục, vĩnh viễn. Phương pháp phổ biến là tiêm insulin bằng bơm tiêm thường, rất dễ sử dụng với các bệnh nhân. Tuy nhiên đường tiêm trực tiếp khi đưa thuốc vào máu, nếu bệnh nhân không tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm. Bệnh nhân cũng cần lưu ý bảo quản thuốc tốt; tuân thủ thời gian tiêm, vị trí tiêm theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Cần chuẩn bị tốt trước khi tiêm insulin và tiêm đúng kĩ thuật. Nếu có các phản ứng khác lạ cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Hiểu và thực hiện đúng các phương pháp tiêm sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao, sự an toàn tối đa cho bệnh nhân và giúp người bệnh chủ động hơn trong cuộc sống của mình.

Insulin là một hocmon do tuyến tụy tiết ra, có công dụng làm hạ đường huyết trong cơ thể, được sử dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 2 (không bắt buộc, có thể chỉ sử dụng tạm thời) và tiểu đường tuýp 1 (bắt buộc phải sử dụng vĩnh viễn). Tuy nhiên insulin không thể sử dụng bằng đường uống vì khi vào đường tiêu hóa sẽ bị phá hủy bởi các men tiêu hóa và làm mất tác dụng. Do đó hiện nay thuốc insulin được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. Bệnh nhân có thể tiêm thuốc insulin tại bệnh viện hay tại nhà. Với bệnh nhân phải sử dụng insulin vĩnh viễn, việc bệnh nhân có thể tự tiêm cho mình là điều rất cần thiết. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách làm thế nào để tiêm insulin đúng kĩ thuật để mang lại hiệu quả điều trị cao và sự an toàn tối đa cho người bệnh tiểu đường.

Tiêm insulin đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả điều trị cao

Lưu ý:

• Lọ insulin nên được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: 4 – 8°C.
• Thời điểm tiêm insulin: Tốt nhất là tiêm thuốc insulin trước bữa ăn. Tùy từng loại insulin mà thời gian từ khi tiêm thuốc đến khi ăn là khác nhau. Thông thường thời điểm phải ăn là khi thuốc insulin bắt đầu có tác dụng.
Ví dụ:với insulin thường (regular) là từ 20 – 30 phút, insulin mixtard cũng là 30 phút, insulin bán chậm (NPH, lente, insulatard...) là 60 phút... Nếu ăn muộn hơn thì bệnh nhân có nguy cơ rất cao bị hạ đường huyết.

Chuẩn bị

- Trước mỗi lần tiêm: rửa tay sạch sẽ và sát trùng chỗ tiêm.
- Sát trùng lọ thuốc Insulin bằng cồn 70°.
- Lăn nhẹ lọ thuốc Insulin trong tay trước khi rút Insulin (có tác dụng làm ấm và trộn đều thuốc insulin). Chỉ khuyến cáo lăn lọ thuốc insulin bán chậm hoặc insulin mixtard, còn với insulin thường thì không cần phải lăn. Không nên lắc mạch lọ insulin vì rất dễ tạo ra các bọt khí và khi rút insulin vào bơm tiêm thì khí sẽ có thể lọt vào bơm tiêm.
- Ống tiêm insulin phải tương thích với lọ thuốc insulin.
- Kéo ống tiêm ra một đoạn để lấy khí bằng lượng thuốc Insulin cần lấy và bơm lượng khí vào lọ thuốc rút ra lượng Insulin cần dùng.
- Đuổi hết khí ra khỏi ống tiêm trước khi tiêm.

Kỹ thuật tiêm Insulin

- Kéo da lên và tiêm qua da 1 góc 45°.
- Sau tiêm nên giữ kim lại khoảng 10giây để Insulin được hấp thu hết.
- Tránh đâm kim quá sâu thành tiêm bắp.
- Để tránh hiện tượng tại chỗ tiêm gây đau hoặc nổi đỏ:
+ Tiêm Insulin ở nhiệt độ phòng, tránh để quá lạnh.
+ Đuổi hết không khí trong ống tiêm trước khi tiêm.
+ Chờ cồn khô hoàn toàn trước khi tiêm.
+ Đâm kim nhanh qua da. Mặt vát của kim nên hướng lên trên mặt da. Không đổi hướng kim khi đã qua da.
+ Không kéo căng da tại chỗ tiêm.
+ Không rút kim ra rồi đâm lại. Kim chỉ dùng 1 lần rồi bỏ

Kỹ thuật tiêm Insulin Kỹ thuật tiêm Insulin

Vị trí tiêm insulin đúng kỹ thuật

Vị trí tiêm
- Vùng cơ cánh tay, mặt trong trước đùi, vùng mông và bụng ở vùng cách rốn 2 inch.
- Cần xoay vòng và thay đổi vùng tiêm để tránh các biến chứng loạn dưỡng mỡ. Có thể quay vòng các vị trí tiêm theo chiều kim đồng hồ, hoặc đổi chỗ tiêm ở bụng – đùi – cánh tay...
- Sự hấp thu Insulin tùy theo các vị trí tiêm, sự hấp thu tốt nhất ở vùng bụng, sau đó đến bắp tay, đùi và mông (bụng > bắp tay > đùi > mông). Các yếu tố giúp làm tăng hấp thu Insulin: vận động; tiêm bắp; xoa bóp chỗ tiêm. Lớp mỡ dưới da mỏng, thể phì đại mô mỡ sẽ được hấp thu chậm hơn.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi:" Tiêm insulin bị chảy máu có làm sao không?" Chúc bạn luôn khỏe.