TOP 10 LOẠI THUỐC TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 TỐT NHẤT HIỆN NAY?

Bạn đang tìm kiếm thông tin về thuốc tiểu đường tuýp 2 tốt nhất hiện nay? Bạn muốn biết hướng dẫn sử dụng hiệu quả cũng như các lưu ý giúp hạn chế tác dụng không mong muốn của các loại thuốc tiểu đường

Cùng Dược phẩm ADDP tìm hiểu thông tin đầy đủ và chính xác của Top 10 loại thuốc tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường tuýp 2 trong bài viết dưới đây. Đặc biệt, các thông tin về những sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả cũng được chúng tôi cập nhật trong phần cuối của bài viết. 

thuốc tây trị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Đăng ký ngay để nhận thông tin mới nhất về các phương pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường tuýp 2 ngay tại nhà!

Mới tiểu đường tuýp 2 có cần uống thuốc không?

Mới phát hiện tiểu đường tuýp 2 có lẽ là một trải nghiệm đầy lo lắng và hoang mang với bất kỳ ai. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất ở thời điểm này là tiểu đường tuýp 2 có cần uống thuốc không?

Câu trả lời là: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng kiểm soát đường huyết của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn có cần uống thuốc hay không.

Vậy,

Khi nào cần dùng thuốc tiểu đường tuýp 2?
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tiểu đường cho bạn nếu:

  • Việc thay đổi lối sống bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (ăn nhiều rau xanh, cân đối đạm tốt, giảm bớt lượng tinh bột …) và tăng cường tập thể dục không giúp bạn đạt được mức đường huyết mục tiêu như bác sĩ yêu cầu.
  • Đường huyết lúc đói của bạn trên 160 mg/dL hoặc lượng đường huyết hai giờ sau ăn trên 180 mg/dL
  • Bạn có nguy cơ cao bị biến chứng do tiểu đường. Chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận hoặc bệnh võng mạc. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc tiểu đường để ngăn ngừa và kiểm soát biến chứng.

Dưới đây là các thông tin tổng hợp về thuốc tiểu đường tuýp 2, các loại thuốc tây trị tiểu đường tốt nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay để biết thêm về công dụng, liều dùng, các tác dụng không mong muốn và thời điểm sử dụng giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ. 

==> Có thể bạn quan tâm: Uống thuốc tiểu đường có hại gì đến cơ thể không?

10 thuốc tây trị tiểu đường tốt nhất hiện nay được bác sĩ tin dùng

Tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường (glucose) trong máu của cơ thể. Khi mắc bệnh, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, mù lòa và suy thận.

Thuốc tây trị tiểu đường là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Thuốc giúp hạ và kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người đái tháo đường.

Có nhiều loại thuốc tiểu đường khác nhau, mỗi loại có cơ chế hoạt động và tác dụng khác nhau. Do đó, người tiểu đường tuýp 2 không nên tự ý sử dụng hoặc ngừng sử dụng hay đổi sang loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Các thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các biện pháp điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc tiểu đường của bác sĩ. 

Cùng tìm hiểu ngay Top 10 loại các loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay. Bao gồm:

1. Thuốc tiểu đường tuýp 2 Metformin

  • Metformin (Glucophage, Metformin, Fortamet) thuộc nhóm thuốc tiểu đường Biguanid, thường được lựa chọn là thuốc khởi đầu điều trị ở người tiểu đường tuýp 2.
  • Ưu điểm: Được sử dụng lâu năm, khi dùng đơn độc không gây hạ đường huyết, không làm thay đổi cân nặng. Có thể giảm cân nhẹ.
  • Cơ chế hoạt động:
    • Giảm sản xuất glucose ở gan.
    • Tăng độ nhạy insulin của cơ.
    • Giảm hấp thu glucose ở ruột.
  • Hiệu quả:
    • Giảm đường huyết sau ăn và đường huyết lúc đói.
    • Giảm HbA1c từ 1 – 1,5%
    • Có thể làm giảm nguy cơ tim mạch
  • Tác dụng phụ:
    • Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn, nôn).
    • Hạ đường huyết (hiếm gặp).
  • Lưu ý:
    • Uống thuốc trước hoặc sau ăn.
    • Bắt đầu với liều thấp và tăng dần theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Theo dõi đường huyết thường xuyên.
    • Không sử dụng Metformin cho người suy thận (chống chỉ định tuyệt đối khi eGFR < 30 ml/phút)

thuốc tiểu đường Metformin

Một trong những dòng thuốc tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất hiện nay!

==> Xem thêm ngay: Uống thuốc tiểu đường tuýp 2 vào lúc nào là tốt nhất?

2. Nhóm thuốc ức chế SGLT2 cho người tiểu đường tuýp 2

  • Tên thuốc tiểu đường: Dapagliflozin (Forxiga)
  • Cơ chế hoạt động: Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển SGLT2 tại ống thận gần, tăng bài tiết glucose qua đường tiểu, nhờ đó giảm lượng glucose trong máu.
  • Hiệu quả: Giảm đường huyết sau ăn, giảm HbA1c, giảm cân.
  • Tác dụng phụ: Nhiễm trùng đường tiết niệu, mất nước, hạ đường huyết (hiếm gặp).
  • Lưu ý:
    • Uống thuốc cùng lúc ăn hoặc sau bữa ăn.
    • Uống nhiều nước để tránh mất nước.
    • Theo dõi đường huyết thường xuyên.

3. Thuốc tiểu đường tuýp 2 nhóm Sulfonylurea:

  • Tên thuốc tiểu đường: Gliclazide (Diamicron), Glimepiride (Amaryl), Glipizide (Glucotrol)
  • Cơ chế hoạt động: Kích thích tế bào beta tuyến tụy tăng sản xuất insulin.
  • Ưu điểm: Được sử dụng lâu năm, giảm nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ, tim mạch.
  • Hiệu quả: Giảm đường huyết sau ăn và đường huyết lúc đói, giảm HbA1c.
  • Tác dụng phụ: Hạ đường huyết, tăng cân.
  • Lưu ý:
    • Uống thuốc trước bữa ăn 30 phút
    • Theo dõi đường huyết thường xuyên.
    • Tránh sử dụng rượu bia.
    • Sulfonylurea không phù hợp với người bệnh tiểu đường type 1, người bệnh có bệnh gan, thận nặng hoặc phụ nữ mang thai.

4. Thuốc tiểu đường tuýp 2 Glinides 

  • Tên thuốc tiểu đường: Repaglinide (Prandin) hàm lượng 0,5 - 1 - 2mg
  • Cơ chế hoạt động: Tương tự Sulfonylurea, kích thích tuyến tụy tiết insulin.
  • Hiệu quả: Giảm đường huyết sau ăn, giảm HbA1c từ 1 – 1,5%
  • Nhược điểm: Dùng nhiều lần
  • Tác dụng phụ: Hạ đường huyết, rối loạn tiêu hóa, tăng cân
  • Lưu ý:
    • Uống thuốc trước bữa ăn 15 phút
    • Theo dõi đường huyết thường xuyên.
    • Tránh sử dụng rượu bia.

5. Thuốc tiểu đường tuýp 2 Pioglitazone (TZD)

  • Tên thuốc tiểu đường: Pioglitazone (Actos)
  • Cơ chế hoạt động: Tăng độ nhạy insulin của cơ, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.
  • Hiệu quả: Giảm đường huyết sau ăn và đường huyết lúc đói, giảm HbA1c.
  • Ưu điểm: Giảm mỡ máu xấu triglycerides, tăng HDL-cholesterol
  • Tác dụng phụ: Tăng cân, phù nề, suy tim (hiếm gặp), gãy xương, K bàng quang. Khi sử dụng cần tìm hiểu tiền sử ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang. Thực hiện kiểm tra nước tiểu để tìm hồng cầu trong nước tiểu. Nên dùng liều thấp và không nên dùng kéo dài.
  • Lưu ý:
    • Dùng 1 lần/ngày, không phụ thuộc bữa ăn.
    • Theo dõi cân nặng và chức năng tim mạch.
    • Tránh sử dụng nếu có bệnh tim mạch.
    • Pioglitazone không phù hợp với người bệnh tiểu đường type 1, người bệnh có bệnh gan, thận nặng hoặc phụ nữ mang thai.

thuốc tiểu đường tuýp 2

6. Nhóm thuốc tiểu đường ức chế enzyme alpha glucosidase

  • Tên thuốc tiểu đường: Acarbose (Glucobay)
  • Cơ chế hoạt động: Làm chậm quá trình phân hủy tinh bột thành glucose trong ruột non, từ đó giảm lượng glucose hấp thu vào máu sau ăn.
  • Hiệu quả: Giảm đường huyết sau ăn, giảm HbA1c 0,5 – 0.8%.
  • Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, tiêu chảy, táo bón).
  • Lưu ý:
    • Uống thuốc ngay đầu bữa ăn.
    • Bắt đầu với liều thấp và tăng dần theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Tránh sử dụng nếu có bệnh đường ruột.

7.Nhóm thuốc tiểu đường ức chế enzym DPP-4

  • Tên thuốc tiểu đường: Sitagliptin (Januvia), Saxagliptin (Onglyza), Linagliptin (Trajenta), Vildagliptin
  • Cơ chế hoạt động: Kéo dài thời gian hoạt động của hormone incretin, kích thích tuyến tụy sản xuất insulin và giảm tiết glucagon, từ đó giúp kiểm soát lượng đường huyết.
  • Hiệu quả: Giảm đường huyết sau ăn và đường huyết lúc đói, giảm HbA1c.
  • Tác dụng phụ (tuỳ theo loại thuốc): Viêm hầu họng, nhiễm khuẩn hô hấp, chóng mặt, nhức đầu, mẩn ngứa, nhiễm trùng tiết niệu ….
  • Lưu ý:
    • Uống thuốc bất kỳ lúc nào trong ngày.
    • Tránh sử dụng nếu có tiền sử viêm tụy.
    • Ức chế enzym DPP-4 có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

8. Nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1

  • Tên thuốc tiểu đường: Liraglutide (Victoza)
  • Cơ chế hoạt động: Kích thích tuyến tụy sản xuất insulin khi đường huyết tăng cao, giảm tiết glucagon, làm chậm quá nhu động dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn cho người tiểu đường.
  • Hiệu quả: Giảm đường huyết sau ăn, giảm HbA1c 0,6-1,5%, giảm cân.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm tuỵ cấp (hiếm gặp).
  • Lưu ý:
    • Tiêm thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Bắt đầu với liều thấp và tăng dần theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Theo dõi cân nặng và các tác dụng phụ.
    • Không dùng với người bệnh có tiền sử gia đình ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.
    • Thận trọng với người suy thận

9. Thuốc tiểu đường Insulin:

  • Tên thuốc tiểu đường : Aspart (Novorapid), Lispro (Humalog rapid), Glulisine (Apidra), Regular insulin, NPH insulin, Insulin Detemir, Insulin Glargine, Insulin Degludec …                      
  • Cơ chế hoạt động: Bổ sung insulin cho cơ thể, giúp cơ thể sử dụng glucose từ máu vào tế bào.
  • Insulin chỉ được tiêm dưới da (trừ trường hợp cấp cứu). Vị trí tiêm insulin là ở bụng, phần trên cánh tay, đùi.
  • Hiệu quả: Là thuốc có tác dụng hạ đường huyết mạnh nhất và không có giới hạn trọng việc giảm HbA1c.
  • Tác dụng phụ: Hạ đường huyết, hiện tượng Somogyi, tăng cân, phản ứng dị ứng (hiếm gặp), loạn dưỡng mô mỡ.

Thuốc tiểu đường insulin

  • Lưu ý:
    • Tiêm thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Theo dõi đường huyết thường xuyên.
    • Chỉnh liều thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Bảo quản insulin trong môi trường thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Nếu dùng đá lạnh để bảo quản, cần chú ý không để insulin bị đông lạnh. Không được bảo quản trong ngăn đá vì sẽ làm hỏng insulin.

Tiểu đường tuýp 2 có cần uống thuốc không hay cách điều trị không dùng thuốc


Điều trị tiểu đường không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể lực, dinh dưỡng và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống đơn thuần chỉ thực hiện ở người tiểu đường tuýp 2 mới chẩn đoán, chưa có biến chứng mạn và có mức đường huyết gần bình thường.

Luyện tập thể lực cho người tiểu đường tuýp 2


Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 là đi bộ tổng cộng 150 phút/tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày). Đặc biệt, không nên ngưng luyện tập trong vòng 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập các bài tập kháng lực như kéo dây, nâng tạ khoảng 2-3 lần.

Với người cao tuổi, người đau khớp có thể chia thời gian tập luyện ra nhiều lần trong ngày. Ví dụ, thay vì đi bộ liên tiếp 30 phút, người tiểu đường có thể đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần khoảng 10-15 phút. Với người trẻ mắc tiểu đường tuýp 2 nên tập luyện khoảng 60 phút/ngày và tập kháng lực ít nhất 3 lần/tuần.

Đặc biệt lưu ý:

  • Trước khi tập luyện cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước và đo huyết áp, tần số tim. 
    Không luyện tập gắng sức khi chỉ số đường huyết trên 250-270 mg/dL và ceton dương tính.
  • Không luyện tập nỗ lực khi chỉ số đường huyết trên 250-270 mg/dL và ceton dương tính.

Thuốc tiểu đường tuýp 2


Dinh dưỡng cho người đái tháo đường


Dinh dưỡng hợp lý là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên cần được áp dụng mềm dẻo theo thói quen ăn uống của từng người, phù hợp với thức ăn theo mùa và theo vùng miền.

Chế độ dinh dưỡng được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy theo tình trạng bệnh, công việc và thời gian lao động trong ngày. Có tính đến các yếu tố bệnh lý, biến chứng đi kèm.

Chi tiết về chế độ dinh dưỡng, tốt nhất nên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Tuy nhiên, người tiểu đường tuýp 2 có thể tham khảo các nguyên tắc chung về dinh dưỡng dưới đây. :

  • Giảm lượng muối trong bữa ăn: Tổng lượng muối Natri ăn trong 1 ngày khoảng 2300 mg.
  • Mỗi ngày nên ân ít nhất 15g chất xơ (rau xanh, hoa quả tươi …).
  • Nên dùng các loại chất bột đường (carbohydrat) hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ (như gạo lứt, bánh mì đen, nui …)
  • Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.
  • Lượng đạm (thịt, cá, trứng, sữa …) khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng mỗi ngày (với người không suy chức năng thận). Người ăn chay trường có thể bổ sung đạm từ các loại cây họ đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu phụ ..
  • Nên chú trọng các loại dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans) từ thức ăn rán hay được chiên ngập dầu mỡ.
  • Người tiểu đường béo phì, thừa cân: Cần giảm ít nhất 3-7% so với cân nặng nền.
  • Nên chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như sắt, đặc biệt với bệnh nhân ăn chay trường. Ngoài ra, khi dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu vitamin B12. Người thiếu máu hoặc có triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi cần lưu ý bổ sung.
  • Có thể uống 1 lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-200ml/ngaỳ
  • Ngưng hút thuốc để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Sử dụng hạn chế đến mức tối thiểu các chất tạo vị ngọt, các loại đường ăn kiêng như đường bắp, aspartame, saccharin.

==> Xem chi tiết ngay: Thực đơn dinh dưỡng đủ 7 ngày dành riêng cho người tiểu đường tuýp 2

Bên cạnh việc vận động, điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết như dây thìa canh, mướp đắng … cũng là một trong các biện pháp hỗ trợ người tiểu đường tuýp 2 kiểm soát đường huyết.

Thuốc tây trị tiểu đường tốt nhất hiện nay sẽ là loại  thuốc tiểu đường phù hợp với bạn về khả năng đáp ứng thuốc, khả năng tiếp cận (có dễ mua hay không, tài chính có phù hợp không …) để duy trì lâu dài theo chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài ra, câu hỏi người tiểu đường tuýp 2 có cần uống thuốc không cần có câu trả lời chuyên môn từ các bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng hoặc ngừng sử dụng thuốc khi không có y lệnh. 

thuốc tiểu đường


Bạn cần thêm thông tin về thuốc tiểu đường tuýp 2, các biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết an toàn, hiệu quả? Hãy để lại thông tin để được chuyên viên hỗ trợ nhanh nhất!

.

Miễn trừ trách nhiệm:

  • Các bài viết của ADDP chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 
  • ADDP không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
  • Bài viết tham khảo thông tin từ: Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, https://www.mayoclinic.org, https://www.webmd.com, vinmec, hellobacsi