TOP 10 Thuốc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 tốt nhất 2022

Khi bị tiểu đường thì việc sử dụng thuốc tiểu đường là không thể tránh khỏi, chỉ là sớm hay muộn. Tuy nhiên sử dụng như nào, uống lúc nào, nên dùng thuốc điều trị tiểu đường loại nào để đỡ tác dụng phụ và gây hại cho sức khỏe nhất thì bạn nên phải tìm hiểu thật kỹ, theo dõi trong bài viết này

Các nhóm thuốc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 phổ biến hiện nay

Insulin – Thuốc tiểu đường tuýp 1

Do cơ chế sinh bệnh tiểu đường tuýp 1 do đó việc thiếu hụt hoặc không có insulin sản sinh từ trong cơ thể nên việc tiêm thuốc insulin là lựa chọn bắt buộc và suốt đời để có thể kiểm soát được đường huyết. Và tùy vào nhu cầu người bệnh thì insulin cũng được chia làm nhiều nhóm: tác dụng tức thời, tác dụng ngắn, tác dụng trung bình, tác dụng kéo dài, hỗn hợp. Một người tiểu đường tuýp 1 thường sẽ tiêm nhiều loại khác nhau trong 1 ngày

  • Insulin tác dụng tức thời: Insulin analog (Aspart, Lispro và Glulisine): có tác dụng sau 10 – 20 phút và kéo dài khoảng 4 giờ. Đây là loại insulin gần giống với insulin tự nhiên ở người vì được sản xuất theo công nghệ tái tổ hợp DNA nên tác dụng nhanh. Lưu ý khi sử dụng insulin này thì cần phải dùng kèm theo với insulin có tác dụng dài tránh việc gây hạ đường huyết, hay tăng đường huyết đột ngột do thiếu insulin
  • Insulin tác dụng ngắn: Insulin thường (regular insulin): Là insulin thường, có thể dùng tiêm truyền tĩnh mạch trong các trường hợp cấp cứu. Và cần được đảm bảo rằng lượng insulin đó cần thiết cho bữa ăn trong thời gian từ 30-60p.
  • Insulin tác dụng trung bình: NPH insulin (Insulatard FlexPen, Insulatard HM): Isophane insulin dịch treo. Chỉ dùng tiêm dưới da. Insulin sau khi tiêm sẽ phát huy tác dụng ngay sau 1-2h và duy trì giúp ổn định đường huyết từ 10-16h. Chú ý dạng insulin này thường sẽ phải dùng kèm với insulin tác dụng tức thì và tác dụng ngắn.
  • Insulin tác dụng kéo dài: Insulin glargine,Insulin analog detemir và Insulin degludec. Chỉ cần tiêm 1 ngày 1 mũi có tác dụng có thể duy trì từ 20-24 tiếng. Dang này thường phối hợp với tác dụng tức thì hoặc tác dụng ngắn
  • Dạng hỗn hợp: NovoMix 30 Flexpe, Mixtard 30 và Mixtard 30 FlexPen có cùng thời gian tác dụng khoảng 12 giờ. Thường dùng 2-3 lần trong ngày trước bữa ăn

Chú ý: Tất cả thuốc tiêm insulin để phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và khoảng thời gian tiêm insulin và ăn có thể thay đổi phụ thuộc vào loại insulin đang sử dụng.

Thuốc tiểu đường tuýp 2

Còn đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, tuyến tụy chỉ bị suy giảm chức năng sản xuất insulin, hoặc do cơ thể kháng insulin. Vì vậy việc tiêm insulin sẽ là lựa chọn cuối cùng sau khi sử dụng các loại thuốc tiểu đường dạng uống không hiệu quả. Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 có các nhóm thuốc sau:

Metformin – Thuốc tiểu đường tuýp 2 được kê đầu tiên

Cơ chế tác dụng hạ đường huyết của thuốc Metformin:

  • Gây ức chế việc sản xuất đường glucose ở gan nhờ đó làm giảm lượng đường mà gan thải vào máu
  • Giúp cơ thể tăng sự nhạy cảm insulin, tăng sử dụng đường ở cơ và giảm hấp thu đường ở ruột
  • Ngoài ra còn có tác dụng gây ức chế tổng hợp lipid giúp giảm mỡ máu gây chán ăn nên rất phù hợp với người tiểu đường bị béo phì
thuốc tiểu đường tuýp 1 tuýp 2
thuốc tiểu đường Metformin chuyên điều trị tiểu đường giai đoạn đầu

Lưu ý nên sử dụng Metformin trong các bữa ăn để làm giảm tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn

Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu hiện nay việc sử dụng sớm Metformin cho người tiểu đường còn giúp làm giảm được nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường tuýp 2. Nên người bệnh hãy yên tâm sử dụng Metformin lâu dài.

Nhóm thuốc tiểu đường SGLT-2i giúp giảm biến chứng tim mạch, biến chứng thận ở người tiểu đường

Nhóm thuốc SGLT-2i sử dụng phổ biến hiện nay: Canagliflozin, dapagliflozin và empagliflozin.

SGLT-2i là nhóm thuốc tiểu đường được FDA chấp nhận mới nhất gần đây trong điều trị đái thái đường tuýp 2 vào năm 2012 với cơ chế tác dụng:

  • Gây ức chế đồng vận chuyển Na – glucose
  • Tăng thải đường qua nước tiểu

==> Nhờ đó làm giảm đường huyết trong cơ thể nhanh chóng

Tác dụng phụ của loại thuốc này: Gây nhiễm trùng đường tiết niệu, âm đạo

thuốc tiểu đường tuýp 1 tuýp 2
thuốc tiểu đường tuýp 2 – dapagliflozin

Hiện nay nhóm thuốc này còn được ưu tiên sử dụng vì ưu điểm rất lớn đó là làm giảm được những biến chứng tim mạch và biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường

Nhóm Sulfonylurea – Thuốc tiểu đường giúp giảm đường huyết nhanh, chi phí rẻ

Độ phổ biến của nhóm thuốc này cũng giống như Metformin ở người tiểu đường tuýp 2 với các thuốc:gliclazide (Diamicron, Genrx gliclazide, Glyade, Mellihexal, Oziclide), glibenclamide (Daonil, Glimel), glipizide (Melizide, Minidiab), glimepiride (Amaryl, Aylide, Diapride, Glimepiride Sandoz).

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc tiểu đường sulfonylurea là kích thích tế bào beta đảo tụy để giải phóng insulin nhiều hơn, nhờ đó làm giảm được đường huyết và không gây tăng đường huyết.

Nhóm thuốc này nên được sử dụng khi đói, khoảng trước khi ăn 30 phút để hạn chế gây hạ đường huyết quá mức

Tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể gặp phải là gây hạ đường huyết quá mức, gây tăng cân

Nhóm ức chế Alpha glucosidase – Thuốc điều trị tiểu đường làm giảm đường huyết sau ăn

Nhóm thuốc này ở Việt Nam thì phổ biến là Acarbose (Glucobay)

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là: Gây ức chế ức chế alpha – glucosidase (enzym thủy phân đường) nhờ đó làm chậm hấp thu đường từ thành ruột vào trong máu

Nó chỉ có tác dụng giảm đường huyết sau ăn nên chỉ sử dụng cho những người bệnh sau ăn đường huyết bị tăng quá cao mà lâu hạ

Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là dễ gây đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng

Nhóm Thiazolidinedione (TZD) – Thuốc điều trị tiểu đường ít được kê đơn

Thuốc nhóm TZD được sử dụng chủ yếu là Rosiglitazone, Pioglitazone. Với cơ chế tác dụng gần giống Metformin đó là tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc này là gây tăng cân , giữ nước, phù. Nên cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng cho người bị tiểu đường kèm tim mạch, viên gan, men gan cao

Nhóm thuốc có tác dụng tăng tiết Incretin – Giúp giảm đường huyết an toàn

Incretin là một loại hoocmon ở ruột có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin khi lượng đường trong máu tăng cao. Nhờ đó giúp điều hòa được insulin để đáp ứng từng bữa ăn.

Có 2 nhóm thuốc tiểu đường có tác dụng này đó là Nhóm ức chế DPP-4, Nhóm thuốc đồng vận GLP-1 tuy nhiên mỗi nhóm sẽ tác động lên incretin này theo các cách khác nhau:

  • Nhóm ức chế DPP-4: itagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin, Linagliptin. Nhóm thuốc này giúp bảo vệ hoocmon incretin không bị phá hủy, nhờ đó làm tăng tiết insulin của tuyến tụy
  • Nhóm thuốc đồng vận GLP-1: Dùng phổ biến hiện nay là Liraglutide sử dụng dưới dạng thuốc tiêm. Giúp kích thích sản sinh incretin do đó làm tăng sản xuât insulin của tuyến tụy. Ngoài ra còn làm chậm quá trình chuyển hóa giảm cảm giác đói nên giúp kiểm soát đường huyết rất tốt và kiểm soát được cân nặng
thuốc tiểu đường tuýp 1 tuýp 2
Nhóm thuốc tiểu đường Liraglutide

Nhóm Glinides – Thuốc điều trị tiểu đường cho người suy thận

Ở Việt Nam hiện nay nhóm thuốc này có 1 dòng là Repaglinide (NovoNorm) với các hàm lượng 0.5mg, 1mg, 2mg. Do thời gian tồn tại trong cơ thể ngắn nên thuốc này có thể sử dụng cho người già, bệnh nhân suy thận.

Cơ chế động của thuốc này cung giống nhóm sulfonulurea sẽ kích thích tế bào beta đảo tụy giúp tăng sản sinh insulin và giúp giảm đường huyết nhanh chóng chỉ sau 30 phút uống. Do vậy nên uống thuốc này trước khi ăn 15-30p, chú ý không được uống thuốc nếu không ăn vì sẽ gây hạ đường huyết đột ngột.

Để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc tiểu đường mang lại cho người bệnh khi phải sử dụng thuốc lâu năm thì việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường, các bài thuốc điều trị tiểu đường 0đ tại nhà, hay các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người tiểu đường sẽ là lựa chọn rất cần thiết cũng như phù hợp với mình để đảm bảo có thể kiểm soát, sống chung “hòa bình” với căn bệnh này đến suốt đời

==> Xem ngay: Tổng hợp những sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt nhất 2022

Những câu hỏi thường gặp về thuốc điều trị tiểu đường

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Không phải tất cả những người bị bệnh tiểu đường đều phải uống thuốc tiểu đường nhất là những người vừa mới phát hiện tiểu đường. Mà quyết định phải uống không uống khi nào còn tùy thuộc vào mức đường huyết, lối sống sinh hoạt, các bệnh lý đang gặp phải, các biến chứng, triệu chứng kèm theo.

Tuy nhiên căn bệnh này là bệnh mãn tính (cả đời), và bệnh sẽ tiến triển nặng hơn theo thời gian, và những nghiên cứu cho thấy khả năng trì hoãn dùng thuốc tối đa từ 3-5 năm, sau đó bệnh nhân tiểu đường bắt nuộc phải uống thuốc tiểu đường để giảm gánh nặng cho tuyến tụy

Do đó không có một câu trả lời chính xác về những triệu chứng, con số chỉ số đường huyết cố định nào cho việc ” Khi nào phải uống thuốc tiểu đường”. Quan trọng là người bệnh duy trì được chế độ ăn uống đúng cách, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, theo dõi đường huyết sát xao để kéo dài được không phải dùng thuốc càng lâu càng tốt.

Ví dụ với người mới bị tiểu đường tuýp 2, HbA1c<7.5%, đường đói <8mmol/l, sau ăn <12mmol/l, không có triệu chứng, biến chứng đáng kể thì chưa nhất thiết phải dùng thuốc ngay. Sau thời gian thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, mà đường huyết vẫn không giảm thì bác sĩ sẽ kê thuốc uống cho mình

Còn với trường hợp dù mới phát hiện bệnh những HbA1c >7.5%, đường máu cao, triệu chứng nhiều thì bắt buộc phải dùng thuốc luôn.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì không?

Với thuốc tiểu đường uống trong thời gian dài thì thuốc nào cũng có tác dụng phụ và gây hại cho sức khỏe của người bệnh như:

  • Gây rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, tiêu chảy,…): Nó thường xuất hiện trong những ngày đầu mới dùng thuốc sau đó sẽ giảm dần. Nếu vẫn không giảm thì sẽ được bác sĩ giảm liều hoặc đổi thời gian uống
  • Dị ứng: Nếu xuất hiện các triệu chứng của dị ứng như nổi ban, mẩn ngứa, sưng mặt mắt thì báo ngay cho bác sĩ để ngưng thuốc hoặc đổi thuốc
  • Hạ đường huyết: Tất cả người bệnh tiểu đường phải hết sức chú ý về cách sử dụng thuốc tiểu đường nếu dùng sai cách sẽ rất dễ gây hạ đường huyết đột ngột sẽ rất nguy hiểm. Nên bạn cần phải dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không nhịn ăn mà uống thuốc
  • Bị giữ nước gây phù mặt, chân tay: Tác dụng phụ này thường gặp khi sử dụng thuốc rosiglitazone và pioglitazone thuộc nhóm thuốc TZD. Vì vậy những người bị bệnh tiểu đường kèm bệnh tim thì không được sử dụng nhóm thuốc này
  • Ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày:

Uống thuốc tiểu đường vào lúc nào trước hay sau ăn?

Uống thuốc tiểu đường vào lúc nào trước hay sau ăn là phụ thuộc vào loại thuốc nhóm thuốc tiểu đường bạn đang uống. Vì vậy khi được bác sĩ kê đơn thuốc mình nên hỏi kỹ bác sĩ xem nên uống vào lúc nào để đảm bảo hiệu quả của thuốc là tốt nhất.

Thông thường, thuốc điều trị đái tháo đường được khuyên dùng trước bữa ăn 30p với loại có tác dụng nhanh, còn với loại có tác dụng chậm thì trước ăn 60 phút. Uống trước bữa ăn quá lâu thì có thể gây ra tụt đường huyết rất nguy hiểm. Vì vậy trước khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn và làm đúng theo chỉ định của bác sĩ:

  • Nhóm Metformin: Uống cùng bữa ăn hoặc sau ăn để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa
  • Nhóm Sulfonylureas: Uống trước ăn 15-30p
  • Nhóm Thiazolidinediones: Uống trước hoặc sau ăn đều được
  • Nhóm Acarbose: Uống xong ăn luôn, hoặc cùng với miếng cơm đầu tiên
  • Nhóm ức chế DPP-4: có thể uống trước hoặc sau khi ăn
  • Nhóm thuốc ức chế đồng vận chuyển Glucose – Natri ở thận (Dapagliflozin: Forxiga, Empagliflozin: Jardiance): Nên uống vào buổi sáng trước khi ăn

Uống thuốc tiểu đường quá liều có sao không?

Hiện nay với mỗi loại thuốc tiểu đường sẽ có liều lượng khác nhau vì vậy khiến người bệnh rất dễ nhầm lẫn dẫn đến uống sai thời gian, quá liều,… dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Nếu phát hiện mình uống thuốc tiểu đường quá liều mà không có biểu hiện gì khác lạ thì người bệnh không cần quá lo lắng. Còn có một trong những biểu hiện sau hay đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ:

  • Thường xuyên buồn ngủ, có thể gây hôn mê sâu
  • Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim thay đổi bất thường
  • Cảm thấy đau tim,khó thờ, thổn thức
  • Đau bụng buồn nôn, tiêu chảy
  • Nôn ra máu hoặc đi tiểu ra máu
  • Khó thở, nhịp thở thất thường
  • Vã mồ hôi lạnh

Sau khi phát hiện uống thuốc tiểu đường quá liều mà gặp các biểu hiện trên hay sơ cứu ngay nếu bệnh nhân còn tỉnh táo hãy cho người bệnh nôn hết ra, còn nếu bệnh nhân ngừng thở hãy hô hấp nhân tạo và đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay khi đi mang theo loại thuốc tiểu đường người bệnh vừa uống để bác sĩ phương pháp điều trị phù hợp

Còn nếu tiêm insulin quá liều thì hãy làm ngay các bước sau:

  • Kiểm tra lại lượng đường trong máu
  • Ăn 1 cái kẹo ngọt, hoặc cốc nước đường
  • Nằm xuống nghỉ ngơi từ 20-30p để cơ thể có thể điều tiết lượng đường
  • Kiểm tra lại đường huyết nếu vẫn thấy chưa ổn thì hãy đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để được tham khám sớm nhất

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc cả đời không?

Tiểu đường là bệnh mãn tính hiện chưa có thuốc chữa dứt điểm vì vậy để kiểm soát được đường huyết thì người bệnh gần như phải sử dụng thuốc tiểu đường cả đời. Tuy nhiên nếu người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học hợp lý cùng thuốc tiểu đường theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ mà đường huyết ổn định tốt sẽ được giãn thuốc thậm chí tạm ngừng thuốc một thời gian.

Ví dụ với người mới bị tiểu đường ban đầu bác sĩ sẽ kê 1/2-1 viên/ngày để cơ thể thích ứng dần dần nếu thường xuyên bị hạ đường huyết thì bác sĩ sẽ cho tạm ngừng thuốc để theo dõi. Đồng thời sẽ nghiêm ngặt trong chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện để đường huyết có thể ổn định

Còn với những người đang uống liều cao, thì không được ngừng thuốc đột ngột mà chỉ nên giãn liều ra những phải được sự đồng ý của bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc để giảm liều từ từ cho bệnh nhân để tránh những biến chứng tiểu đường

Có thuốc tiểu đường chữa dứt điểm không?

Tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có thuốc nào chữa dứt điểm được tiểu đường. Có một số phương pháp điều trị mới như cấy ghép tụy, hay chữa bằng tế bào gốc cũng chưa được chứng minh chắc chắn là chữa dứt điểm được căn bệnh này.

Tuy nhiên, khoa học ngày càng phát triển, càng có nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị rất tốt giúp người tiểu đường có thể luôn ổn định đường huyết, sống và sinh hoạt khỏe mạnh như người bình thường mà không sợ những biến chứng nguy hiểm của nó. Nên rất hi vọng trong tương lai gần sẽ có thể “đẩy lùi” căn bệnh này

Thuốc tiểu đường loại nào tốt nhất?

Cho đến thời điểm hiện tại theo như đánh giá của các bác sĩ nội tiết thì Metformin (Glucophage) là thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 tốt nhất và Insulin là thuốc tiểu đường tuýp 1 tốt nhất hiệu quả nhất trong việc giúp người bệnh có thể giảm được đường huyết mà lại an toàn hạn chế tác dụng phụ

Tuy nhiên vào tùy từng cơ địa mỗi người mà hiệu quả của thuốc cũng như tác dụng phụ lên mỗi người là khác nhau. Vì vậy người bệnh không nên dùng đơn thuốc của người khác để áp dụng cho mình. Hãy đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc cũng như liều thuốc tiểu đường chính xác cho mình. Nếu muốn đổi thuốc khác thì hay hỏi ý kiến bác sĩ để biết loại thuốc đó có thực sự phù hợp với mình hay không.

Trên đây là một vài thông tin người bệnh cần biết về thuốc điều trị tiểu đường hiện nay. Hi vọng sẽ giúp các bạn an tâm hơn trên hành trình chiến đấu với căn bệnh tiểu đường này.Nếu cần tư vấn thêm về việc sử dụng thuốc, các sản phẩm hỗ trợ, hay câu hỏi về bệnh lý tiểu đường hãy để lại số điện thoại hoặc gọi ngay cho chuyên gia của Thoái Linh Đường qua hotline: 02433899889.

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

    Related blog posts

    Nhận Sữa Tiểu Đường Miễn Phí

    Hãy để lại thông tin và nhấn vào nút "ĐĂNG KÝ NHẬN", chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và gửi quà đến tận tay cho bạn!!!

      This will close in 0 seconds