Công dụng, thành phần của thuốc tiểu đường Janumet 50mg/1000mg

Thuốc tiểu đường Janumet 50mg/1000mg được sản xuất bởi Công ty Patheon Puerto Rico, Inc. Janumet có thành phần chính là metformin hydrochloride và sitagliptin phosphate monohydrate. Đây là thuốc được chỉ định để điều trị bệnh tiểu đường type 2, kết hợp với chế độ ăn kiêng và vận động thể lực. Cùng tìm hiểu các thông tin về thuốc Janumet 50mg/1000mg nhé!

Thành phần của thuốc tiểu đường Janumet 50mg/1000mg

JANUMET được cung cấp ở dạng viên nén uống, có chứa 64.25mg sitagliptin phosphate monohydrate và metformin hydrochloride tương đương với: 500mg metformin hydrochloride và 50mg sitagliptin dạng base tự do.

Thành phần của thuốc tiểu đường Janumet 50mg/1000mg Thành phần của thuốc tiểu đường Janumet 50mg/1000mg

Công Dụng của Thuốc Janumet 50mg/1000mg

Chỉ định

Thuốc tiểu đường Janumet được chỉ định điều trị tiểu đường type 2, kết hợp với chế độ ăn kiêng và vận động thể lực, trong trường hợp:

  • Bệnh nhân chưa thể kiểm soát đường trong máu bằng chế độ ăn kiêng và vận động thể lực.
  • Bệnh nhân chưa thể kiểm soát đường trong máu bằng metformin đơn độc ở liều tối đa dung nạp được hoặc đang sử dụng kết hợp metformin và sitagliptin.
  • Liệu pháp kết hợp 3 thuốc với sulfonylurea khi người bệnh chưa kiểm soát được đường huyết với bất kỳ 2 trong 3 thuốc: sitagliptin, metformin hoặc sulfonylurea.
  • Liệu pháp kết hợp 3 thuốc với chất chủ vận PPARγ (nhóm thuốc thiazolidinediones) khi người bệnh chưa kiểm soát được đường máu với bất kỳ 2 trong 3 thuốc: Metformin, sitapliptin hoặc chất chủ vận PPARγ.
  • Liệu pháp kết hợp với insulin.

>> Tham khảo: Thuốc tiểu đường Diabetna

Liều Dùng của thuốc tiểu đường Janumet 50Mg/1000Mg

Cách dùng

Cá thể hóa liều trị liệu thuốc Janumet trên cơ sở phác đồ hiện tại, hiệu quả và khả năng dung nạp của thuốc với bệnh nhân và không vượt quá liều lượng khuyến cáo tối đa hàng ngày là 100mg sitagliptin.

Thuốc Janumet thường được uống ngày 2 lần cùng với bữa ăn, với liều tăng từ từ nhằm giảm các công dụng phụ đường tiêu hóa thường xảy ra khi dùng metformin.

Liều Dùng của thuốc tiểu đường Janumet 50Mg/1000Mg Liều Dùng của thuốc tiểu đường Janumet 50Mg/1000Mg

Liều dùng

Đối với người bệnh đang không sử dụng metformin

  • Liều khởi đầu 50mg sitagliptin/500mg metformin, ngày uống 2 lần, dùng đường uống.
  • Đối với những người bệnh chưa kiểm soát được đường huyết thích đáng và không có tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, có thể tăng liều metformin sau mỗi khoảng thời gian điều trị bệnh từ 1 đến 2 tuần.
  • Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng người bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của người bệnh và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000mg metformin/ngày.

Các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường Janumet và cách xử trí

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Janumet bao gồm:

  • Lượng đường huyết thấp (dấu hiệu: đói, hồi hộp, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhịp tim nhanh, thường gặp nếu người bệnh đang sử dụng cùng insulin hoặc một loại thuốc tiểu đường khác).
  • Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu.
  • Các triệu chứng cảm lạnh như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng.

Hầu hết các biểu hiện này sẽ tự cải thiện khi cơ thể đã quen dần với thuốc. Riêng tác dụng phụ hạ đường huyết, người bệnh cần xử trí ngay khi có biểu hiện bằng cách uống 1 cốc nước đường, hoặc nước hoa quả, sữa có đường, ăn 2 - 3 viên kẹo...

Các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường Janumet và cách xử trí Các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường Janumet và cách xử trí

Một số tác dụng phụ hiếm gặp và nghiêm trọng khác mà người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ đó là:

  • Phản ứng dị ứng với thuốc tiểu đường Janumet (khó thở, phát ban, sưng tấy ở mặt hoặc cổ họng) hoặc phản ứng da nghiêm trọng (sốt, bỏng rát trong mắt, đau họng, đau da, đỏ hoặc tím phát ban da lan rộng và gây ra phồng rộp và bong tróc).
  • Viêm tụy: Triệu chứng là đau dữ dội ở vùng bụng trên rồi lan ra sau lưng, buồn nôn và nôn, chán ăn hoặc nhịp tim nhanh.
  • Nhiễm acid lactic (nhiễm toan ceton): Mệt mỏi, ý thức mơ màng, nhìn mờ, buồn nôn và nôn, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quá liều

Sitagliptin phosphate

Trong trường hợp quá liều, người bệnh nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ thường dùng, như loại bỏ các chất chưa kịp hấp thu khỏi đường tiêu hóa, theo dõi trên lâm sàng (bao gồm cả làm điện tâm đồ) và trị liệu nâng đỡ, nếu cần.

Sitagliptin được thẩm tách vừa phải, vẫn chưa biết rõ thẩm phân phúc mạc có thể thẩm tách được sitagliptin ra hay không.

Metformin hydrochloride

Đã xảy ra tình trạng sử dụng quá liều thuốc metformin hydrochloride, bao gồm uống các liều cao hơn 50g. Khoảng 10% trường hợp báo cáo bị hạ đường huyết, nhưng không xác lập được mối quan hệ nhân quả với việc sử dụng thuốc metformin hydrochloride. Nhiễm toan lactic được báo cáo chiếm gần 32% trường hợp dùng quá liều thuốc metformin.

Có thể thẩm tách thành phần metformin với độ thanh thải đến 170ml/phút trong điều kiện huyết động học tốt. Do đó, thẩm phân máu có thể hữu ích giúp loại bỏ thuốc tích lũy khỏi cơ thể khi nghi ngờ là đã sử dụng quá liều metformin.

Quên liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc tiểu đường Janumet, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bảo quản

Bảo quản dưới 30°C (86oF).

Đóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên

>> Xem thêm: thuốc tiểu đường Fordia