Thuốc tiêm tiểu đường hiện nay 100% là insulin và tiêm trực tiếp vào cơ thể. Vì vậy khi bị chỉ định phải sử dụng thuốc tiêm tiểu đường người bệnh nên có sự hiểu biết về nó để tránh sử dụng sai gây ra những hậu quả đáng tiếc

Khi nào phải sử dụng thuốc tiêm tiểu đường insulin?

Thông thường với thuốc tiêm tiểu đường insulin sẽ được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường thai kỳ để kiểm soát đường huyết hằng ngày.

Với người tiểu đường tuýp 2 sẽ được kê đơn sử dụng khi trong các trường hợp sau:

  • Mất ngủ do strees, vết thương cấp, tăng đường huyết không kiểm soát được, tăng ceton trong máu cấp nặng, nhiễm trùng,...
  • Tụt cân không kiểm soát được
  • Phụ nữ bị tiểu đường tuýp 2 đang trong giai đoạn mang thai

thuốc tiêm tiểu đường
Tiêm thuốc tiểu đường đảm bảo đúng giờ đúng liều

Tiêm thuốc tiêm tiểu đường insulin lúc nào là tốt nhất?

Với thuốc tiêm insulin thì thường được chỉ định tiêm trước bữa ăn. Và tùy vào mỗi loại insulin được người bệnh sử dụng mà thời gian từ lúc tiêm đến lúc ăn là khác nhau. Thông thường là thời gian bắt đầu ăn của người bệnh sẽ là thời gian mà thuốc tiêm tiểu đường bắt đầu có tác dụng

Ví dụ cụ thể về thời gian tiêm insulin theo từng loại như sau:

  • Thuốc Insulin glulisine, Insulin  lispro là 5 - 15 phút trước ăn.
  • Thuốc Insulin Regular là 20 - 30 phút trước ăn.
  • Thuốc Insulin NPH, Insulin mixtard là 30 phút trước ăn.

Các loại thuốc tiêm tiểu đường insulin hiện nay

Thuốc tiêm tiểu đường insulin được phân chia dựa theo thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian kéo dài tác dụng:

Insulin tác dụng nhanh, ngắn

Sẽ được dùng trước bữa ăn để giảm đường huyết sau ăn. Thuốc tiêm tiểu đường Insulin này tương tự với insulin ở người nên có tác dụng nhanh vì được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA. Dạng insulin này thường không được sử dụng độc lập mà sẽ được dùng kèm với insulin tác dụng dài hơn.

Nhóm thuốc này thường được dùng trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân hôn mê do nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu hoặc phấu thuật

Tên thuốcThời gian bắt đầu tác dụngThời gian kéo dài tác dụngChỉ định
Aspart (Novo zapid)5-15p3-4hTuýp 1, thai kỳ
Lispro5-15p3-4hTuýp 1, thai kỳ
Glulisine (Apidra)5-15p3-4hTuýp 1, thai kỳ
Regular insulin - Insulin thường30-60p6-8hTuýp 1, thai kỳ

Insulin có tác dụng trung bình

Giúp đảm bảo lượng insulin cần cho nửa ngày hoặc qua đêm. Loại này ngày cần tiêm 2 lần để đảm bảo đủ insulin cho người bệnh. Dạng insulin này thường được kết với insulin tác dụng ngắn, nhanh

Tên thuốcThời gian bắt đầu tác dụngThời gian kéo dài tác dụngChỉ định
NPH insulin2-4h10-20hTuýp 1, thai kỳ

Insulin tác dụng chậm, kéo dài

Thường sẽ dùng ngày 1 lần duy nhất để tạo insulin nền, ổn định đường huyết lúc đói. Dạng này thường phối hợp, khi cần với loại tác dụng tức thì hoặc loại tác dụng ngắn

Tên thuốcThời gian bắt đầu tác dụngThời gian kéo dài tác dụngChỉ định
Insulin Glargine (Lantus U 100)30-60h24hTuýp 1, thai kỳ
Insulin Detemir (Levermir)30-60h24hTuýp 1, thai kỳ
Insulin Degludec (Tresiba)30-60h24hTuýp 1, thai kỳ

Insulin hỗn hợp, trộn lẫn

Được phối hợp giữa loại có tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để đảm bảo giảm nhanh đường huyết sau ăn và duy trì được đường huyết ổn định lúc đói. Thường được dùng ngày 2-3 lần trước bữa ăn

Tên thuốcThành phầnChỉ định
Insulin Mixtard 3070% insulin isophane /30% insulin hòa tanTuýp 1, thai kỳ
Humalong 70/3070% NPL/30% LisproTuýp 1, thai kỳ
Humalong 75/2575% NPL/25% LisproTuýp 1, thai kỳ
Humalong 50/5050% NPL/50% LisproTuýp 1, thai kỳ
Novomix 3070% insulin Aspart protamine/ 30% insulin Aspart hòa tanTuýp 1, thai kỳ
Rezodeg70% insulin Degludec/ 30% insulin AspartTuýp 1, thai kỳ

(*)Chú ý: Thời gian tác dụng của insulin kéo dài có thể tùy cơ địa của mội bệnh nhân cũng như vị trí tiêm insulin. Thời gian tác dụng trên chỉ là dựa trên các thử nghiệm lâm sàng để bệnh nhân tham khảo. Hãy tự lắng nghe cơ thể mình cũng như hỏi ý kiến bác sĩ để có thể sử dụng thuốc tây trị tiểu đường sao cho hợp lý.

thuốc tiêm tiểu đường
Kiểm tra đường huyết trước và sau khi thuốc tiêm tiểu đường

Cách tiêm thuốc tiêm tiểu đường insulin

1. Nguyên tắc khi tiêm insulin

  • Cần đo đường huyết nhiều lần trước khi dùng để có thể sử dụng liều insulin phù hợp
  • Cần sát khuẩn vị trí tiêm thuốc insulin. Để phòng tránh việc nhiễm khuẩn vùng tiêm vì người bệnh tiểu đường hệ miễn dịch đã bị kém đi nhiều
  • Tùy từng đối tượng bệnh nhân mà số mũi tiêm trong 1 ngày là khác nhau theo chỉ định của bác sĩ. Cần tiêm đúng giờ đúng liều để có thể kiểm soát được đường huyết.
    • Insulin tác dụng nhanh: tiêm trước khi ăn 15-30p
    • Insulin tác dụng trung bình: Tiêm trước ăn 1-2h
    • Ngày tiêm 2 mũi : Insulin tác dung nhanh tiêm trước bữa sáng, insulin tác dụng trung bình tiêm trước bữa tối
    • Ngày tiêm 3 mũi: Insulin tác dụng nhanh tiêm trước bữa sáng và bữa chiều. Insulin tác dụng trung bình tiêm ban đêm

2. Vị trí tiêm thuốc tiểu đường insulin tốt nhất

  • Bụng: Đây là vị trí tiêm giúp insulin tiêm vào phát huy tác dụng nhanh nhất tốt nhất nên được nhiều bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn đó là vùng quanh rốn. Để tiêm vào bụng hãy kéo mô mỡ ở giữa eo và hông cách rỗn khoảng 5cm. Tiêm theo chiều kim đồng hồ. Thường xuyên đổi vị trí tiêm để tránh gây tác dụng phụ tại vùng tiêm

thuốc tiêm tiểu đường
Tiêm insulin tại bụng

  • Cánh tay: Đây là vị trí được lựa chọn nếu vùng bụng bị chống chỉ định. Vì việc hấp thu insulin tại cánh tay vừa phải nhưng không nhanh như bụng. Khi tiêm vào cánh tay thì kim phải đặt ở mặt sau cánh tay (bắp tay) giữa vai và khủy tay. Nên nhờ người thân tiêm giúp

thuốc tiêm tiểu đường
Tiêm insulin cánh tay

  • Vùng đùi: Vùng này hấp thu insulin chậm nhất nhưng thuận lợi cho người bệnh tự tiêm. Tiêm đùi thì tiêm phía trước đùi, giữa đùi và háng, hơi lệch về phía ngoài chân.
  • Vùng lưng hoặc hông: Vị trí này làm tốc độ hấp thu insulin khá chậm nhưng tiện cho người bệnh tự tiêm

thuốc tiêm tiểu đường
Tiêm insulin ở vùng hông

Cách bảo quản thuốc tiêm tiểu đường insulin

Để insulin phát huy tác dụng tốt và hiệu quả thì cần phải đảm bảo thuốc tiêm tiểu đường được bảo quản chính xác:

  • Bảo quản insulin tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Nếu không bảo quản trong tủ lanh thì phải duy trì bảo quản ở nhiệt độ phòng (từ 13,33 độ C đến 26,67 độ C)
  • Không được để insulin bị đông lạnh. Không được sử dụng insulin khi bị đông dù đã được rã đông
  • Nên bảo quản insulin chưa sử dụng, hộp đựng , bút tiêm insulin trong tủ lạnh ngăn mát (2 - 7 độ C)
  • Khi sử dụng nên giữ hộp đựng và bút tiêm insulin đang dùng gần đây ở nhiệt độ phòng

Sử dụng thuốc tiêm tiểu đường insulin có gây tác dụng phụ?

Trong một vài trường hợp khi sử dụng tiêm insulin có thể gặp các tác dụng phụ như:

Hạ đường huyết

Đây là một biến chứng bệnh tiêu đường phổ biến mà người bệnh tiểu đường khi tiêm insulin thường gặp phải vì tiêm thuốc quá liều. Nếu bị hạ đường huyết nhẹ có thể sơ cứu tại nhà bằng cốc nước đường, ăn bánh kẹo ngọt. Trường hợp nặng gây hôn mê thì phải đưa đi cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất để truyền glucose 20% vào tĩnh mạch 20-40ml

Vì vậy sau khi tiêm insulin người bệnh nên theo dõi thật cẩn thận đường huyết của mình vào báo lại bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh liều tiêm cho phù hợp

Dị ứng insulin

Thường xuất hiện sau 15-30 phút tiêm insulin với biểu hiện ngay tại vị trí tiêm xuất hiện quầng màu hồng nhạt. Toàn thân nổi mẩn mày đay gây mệt mỏi, sốt nhẹ, ngứa ngáy, đau trong khớp, rối loạn tiêu hóa. Nặng hơn có biểu hiện: sưng lưỡi, đau thắt ngực, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu thì phải ngay lập tức đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất

Nếu vẫn bắt buộc phải dùng thuốc tiêm tiểu đường insulin thì bác sĩ sẽ cho đổi thuốc tiêm khác và yêu cầu theo dõi cẩn thận. Nếu vẫn không được nữa thì bác sĩ sẽ tiến hành giải mẫn cảm bằng insulin liều nhỏ rồi tăng dần, nếu giải mẫn cảm không được nữa thì sẽ cân nhắc dùng phác đồ điều trị khác.

Nhiễm trùng nơi tiêm

Đây là nguyên nhân do người bệnh không vệ sinh vị trí tiêm cần thận. Trong trường hợp này bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kháng sinh

Tăng cân do tiêm insulin

Với bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin liều cao có nhiều khả năng gây ra tác dụng phụ là tăng cân. Nguyên nhân là do cơ thể sử dụng hiệu quả hơn lương calo trong quá trình tiêm insulin. Vì vậy nên thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục nhiều hơn để tránh gây tăng cân

Tiêm insulin gây tăng cân

Loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm insulin

Đây là phản ứng phụ ở người tiểu đường điều trị insulin kéo dài dẫn đến teo mỡ dưới da tại chỗ tiêm do rối loạn dinh dưỡng thần kinh ở chỗ tiêm, do kích thích cơ học, lý sinh, nhiệt, và do kỹ thuật tiêm

Nên thay đổi chỗ tiêm thường xuyên luân phiên liên tục theo vòng quay kim đồng hồ để tránh hiện tượng teo mỡ dưới vùng tiêm

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến thuốc tiêm tiểu đường insulin

Thuốc tiêm tiểu đường giá bao nhiêu?

Hiện trên thị trường có rất nhiều dòng thuốc tiêm tiểu đường insulin vì vậy giá cũng sẽ được giao động thay đổi tùy vào xuất xứ, công nghệ sản xuất, tác dụng sản phẩm.

Bảng tham khảo giá của một số dòng thuốc insulin hay được kê đơn:

STTTên hoạt chấtTên thương mạiHàm lượng, quy cáchGiá thuốc (VNĐ)
1Insulin tác dụng ngắnActrapid100 IU/ml, Lọ x 10ml103.200
2Insulin trộn, hỗn hợp (70/30)Mixtard 30100 IU/ml, Lọ x 10ml103.200
3Insulin trộn, hỗn hợp (70/30)Mixtard 30 Flexpen 100IU/ML100 IU/ml, Bút tiêm x 3ml149.999
4Insulin aspart Biphasic (rDNA) 1ml hỗn dịch chứa 100U của insulin aspart hòa tan/insulin aspart kết tinh với protamine theo tỷ lệ 30/70NovoMix 30 FlexPen100 IU/ml, Bút tiêm x 3ml227.850

Tiêm insulin có đau không?

Hiện nay thuốc tiêm tiểu đường insulin được sản xuất đóng gói ở dạng bút tiêm và kim tiêm loại nhỏ nên khi tiêm sẽ không thấy đau hoặc đau rất nhẹ. Nên người bệnh tiểu đường có thể yên tâm.

Vị trí tiêm có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tiêm tiểu đường?

Thông thường insulin sẽ được tiêm vào cơ thể tại các vùng bụng, cánh tay, thắt lưng, đùi của người bệnh. Tại các vị trí tiêm khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng hấp thụ insulin vào cơ thể là khác nhau. Cụ thể:

  • Tiêm insulin tại bụng giúp hấp thu insulin nhanh nhất vào máu
  • Tiêm insulin vào đùi, thắt lưng là vị trí khiến việc hấp thu insulin vào máu chậm nhất

Tiêm insulin nhiều có ảnh hưởng đến da không?

Nếu người bệnh tiểu đường tiêm insulin lặp lại liên tục ở một vùng vị trí dưới da trong 1 thời gian dài có thể gây ra các bất thường cho mô mỡ là gây teo hoặc phì đại ngoài ý muốn. Do đó người bệnh nên thay đổi vị trí tiêm insulin thường xuyên để giúp vùng da bị tiêm được phục hồi và không bị tổn thương.

Có nên thay đổi liều tiêm insulin hàng ngày không?

Cái này sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, lượng thức ăn hằng ngày nạp vào cơ thể mà người bệnh có thể điều chỉnh lượng thuốc tiêm tiểu đường phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không nên tự ý làm điều này mà nên nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ các bác sĩ, chuyên gia về tiểu đường giúp đỡ

Insulin là dược phẩm, nên nó sẽ có phản ứng với một số dược phẩm khác, vì thể cần phải trao đổi với bác sĩ mình đang dùng thuốc gì thêm khi dùng với insulin để bác sĩ có lời khuyên cũng như kê đơn phù hợp với người bệnh