Có rất nhiều các loại thuốc tiêm insulin dùng điều trị bệnh tiểu đường được phân chia dựa vào thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian kéo dài của tác dụng của nó như: tác dụng tức thời, tác dụng ngắn, tác dụng trung bình, tác dụng kéo dài, và  dạng hỗn hợp.

Các loại thuốc tiêm insulin điều trị bệnh tiểu đường

Rất nhiều dạng thuốc tiêm insulin điều trị bệnh tiểu đường được phân chia dựa vào thời gian bắt đầu tác dụng thuốc và thời gian kéo dài của tác dụng như: tác dụng tức thời, tác dụng ngắn, tác dụng trung bình, tác dụng kéo dài và dạng hỗn hợp.

  • Insulin tác dụng tức thời: Sẽ bảo đảm thuốc tiêm insulin cần cho bữa ăn ngay thời gian tiêm. Dạng insulin này thường dùng kèm với insulin có tác dụng dài hơn. Insulin tác dụng ngắn đảm bảo lượng thuốc insulin cần cho bữa ăn trong thời gian 30-60 phút. Thuốc tiêm Insulin analog (Aspart, Lispro và Glulisine): có tác dụng sau khoảng 10 – 20 phút và kéo dài khoảng 4 giờ. Insulin tương tự insulin ở người, có tác dụng nhanh, sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA.
  • Insulin tác dụng ngắn: Thuốc tiêm Insulin tác dụng ngắn đảm bảo được lượng insulin cần thiết cho bữa ăn trong thời gian khoảng từ 30-60 phút. Insulin thường (regular insulin): Là insulin thường, nó có thể dùng tiêm truyền tĩnh mạch trong các trường hợp phải cấp cứu.
  • Insulin tác dụng trung bình: đảm bảo được lượng thuốc insulin cần cho nửa ngày hoặc qua đêm. Dạng insulin này thường được phối hợp với loại tác dụng tức thì hay loại tác dụng ngắn. NPH insulin: Isophane insulin dịch treo. Chỉ dùng để tiêm dưới da. Nhóm này còn được gọi là thuốc tiêm insulin NPH (Insulatard FlexPen, Insulatard HM). Sau khi tiêm từ 1 – 2 giờ, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả giảm đường huyết và có thể duy trì trong vòng 10 – 16 giờ.
  • Insulin tác dụng dài: đảm bảo được lượng tiêm insulin cần cho cả ngày. Dạng này thường phối hợp, khi cần với loại có tác dụng tức thì hoặc loại tác dụng ngắn. Insulin glargine: Một dạng tương đồng với thuốc insulin người sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA, có tác dụng phóng thích chậm và làm ổn định suốt 24 giờ. Dùng tiêm dưới da. Nhó, thuốc Insulin analog detemir và Insulin degludec. Nhóm này có ưu điểm là có tác dụng có thể duy trì từ 20 – 22 tiếng nên chỉ cần tiêm một mũi trong ngày.
  • Dạng hỗn hợp: thường được dùng hai hoặc ba lần trong ngày và dùng trước bữa ăn. Nhóm này hay dùng nhất là  Mixtard 30, NovoMix 30 Flexpe và Mixtard 30 FlexPen có cùng thời gian có tác dụng khoảng 12 giờ.

Các loại thuốc tiêm insulin điều trị bệnh tiểu đường Các loại thuốc tiêm insulin điều trị bệnh tiểu đường

Hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc tiêm insulin. Khoảng thời gian giữa khi tiêm thuốc và bữa ăn có thể thay đổi phụ thuộc vào từng loại insulin đang sử dụng. Thông thường sẽ phối hợp việc sử dụng thuốc tiêm insulin với bữa ăn.

>> Xem thêm: Thuốc tiểu đường Glycinorm 80

Người bệnh tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc insulin?

“Người tiểu đường khi nào cần phải tiêm thuốc” là thắc mắc của những người được chẩn đoán bị mắc bệnh tiểu đường và chỉ định điều trị bằng Insulin. Thông thường, người bị tiểu đường type 1 và người tiểu đường trong thai kỳ sẽ cần tiêm Insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.

Riêng với người tiểu đường type 2, việc sử dụng và tiêm Insulin cần được thực khi trong các trường hợp sau:

  • Có tình trạng mất bù do stress, tăng đường huyết và tăng ceton trong máu cấp nặng, vết thương cấp, nhiễm trùng,…

  • Tụt cân không kiểm soát được.

  • Phụ nữ đang trong các giai đoạn của thời kì mang thai.

Vậy, người bệnh tiểu đường khi nào tiêm thuốc Insulin là tốt nhất? Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để tiêm thuốc Insulin là trước bữa ăn. Tùy theo mỗi loại Insulin được bệnh nhân sử dụng mà thời gian từ lúc tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường, thời gian bắt đầu ăn của bệnh nhân sẽ là thời gian mà thuốc bắt đầu có tác dụng.

Thời gian tiêm thuốc Insulin theo từng loại có thể kể đến như sau:

  • Insulin glulisine, Insulin lispro là khoảng 5 - 15 phút trước ăn.

  • Insulin Regular là khoảng 20 - 30 phút trước ăn.

  • Insulin NPH, Insulin mixtard là khoảng 30 phút trước ăn.

Nên bảo quản thuốc tiêm insulin như thế nào?

Khi chưa sử dụng, thuốc tiêm insulin cho người tiểu đường cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ  từ 2 - 8 độ C. Thông thường, người bệnh có thể bảo quản thuốc ở trong ngăn mát tủ lạnh.

Trong trường hợp thuốc đã mở nắp thì việc cách bảo quản thuốc nói trên có thể giữ thuốc được từ 4 - 6 tuần. Với điều kiện là không có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Hướng dẫn tiêm insulin đúng cách

Người bệnh cần thay đổi luân phiên các vị trí tiêm, nếu tiêm nhiều lần vào cùng một chỗ, da sẽ dày lên và sẽ bị loạn dưỡng mỡ. Insulin cũng sẽ không được hấp thụ ở những điểm này. Để giúp người bệnh nhớ dễ dàng, hãy đánh dấu các vị trí đã tiêm theo thời gian vào cuốn sổ (gồm chân, cánh tay, bụng và mông). Người bệnh có thể bắt đầu với cánh tay trái, sang cánh tay phải, chân trái, chân phải, bên phải bụng, sau đó sang bụng trái, phải và mông bên trái.

Cách tiêm thuốc insulin với ống tiêm và lọ insulin

  • Lấy lọ thuốc ra khỏi tủ lạnh, rồi lăn lọ thuốc giữa 2 lòng bàn tay để làm ấm và đồng nhất thuốc.
  • Rút không khí vào ống tiêm sao cho bằng với lượng insulin đã được chỉ định. Mở nắp và cắm kim qua lớp cao su rồi sau đó bơm không khí vào lọ.
  • Dốc ngược lọ thuốc insulin rồi kéo ống tiêm để lấy lượng insulin theo yêu cầu và rút kim ra khỏi lọ.
  • Chọn vị trí tiêm thuốc (đùi, bụng, cánh tay).
  • Sát trùng vùng da cần tiêm và cố định các vị trí tiêm bằng ngón tay cái và trỏ.
  • Đâm kim một góc 45 hoặc 90 độ so với bề mặt da sao cho mũi kim tiêm phải đi vào lớp mô dưới da rồi từ từ bơm thuốc trong khoảng từ 5 -10 giây, sau khi tiêm hết thuốc thì giữ nguyên tư thế khoảng 6 giây rồi rút mới kim ra.
  • Hủy bơm tiêm đã dùng và không được tái sử dụng.

Cách tiêm thuốc insulin sử dụng bút tiêm insulin

  • Bút tiêm đã được nạp sẵn insulin, sau đó lấy bút ra khỏi tủ lạnh, tháo nắp và lăn tròn bút trong lòng bàn tay 10 lần, rồi di chuyển bút lên xuống 10 lần cho đến khi dung dịch được đồng nhất.
  • Gắn kim tiêm mới thẳng với thân bút, sau đó tháo nắm lớn bên ngoài và nắp nhỏ vào bên trong, không nên gắn quá chặt để tránh làm hỏng miếng nệm cao su.
  • Xoay nút chọn liều tiêm chọn 2 đơn vị, hướng đầu kim tiêm lên trên, rồi gõ nhẹ vào đầu bút tiêm vài lần. Ấn nút về số 0 và kiểm tra xem lượng insulin có trào ra ở đầu kim hay không. Thử lại nếu lượng insulin không trào ra thành giọt ở đầu bút.
  • Xoay nút chọn liều tiêm để lựa chọn số đơn vị lượng insulin cần tiêm theo chỉ định.
  • Sát trùng vị trí tiêm, rồi giữ thẳng kim thẳng góc 90 độ và tiêm vào da. Ấn nút tiêm cho tới khi vạch chỉ liều tiêm về mức 0 và giữ trong khoảng 10 giây sau đó rút kim.
  • Tháo kim và hủy kim sau khi dùng.

Thuốc tiêm insulin giá bao nhiêu?

Thuốc tiêm insulin được phân phối tại các nhà thuốc và các bệnh viện trên toàn quốc. Mua thuốc tại các địa chỉ bán hàng uy tín sẽ đảm bảo thuốc chính hãng, giá tốt nhất, khách hàng cũng được kiểm tra khi nhận sản phẩm.

Giá thuốc tiêm insulin có thể thay đổi theo từng thời điểm. Quý khách có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline của họ để được tư vấn chi tiết.

Nội dung bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc cần tuân thủ theo thông tin chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hay thuốc tiêm tiểu đường, thuốc chữa tiểu đường, bạn có thể liên hệ với Thoái Linh Đường theo số hotline: 0243 389 9889 để chuyên viên của chúng tôi tư vấn hỗ trợ thêm thông tin cần thiết cho bạn.

>> Tham khảo: thuốc tiểu đường cho người suy thận