Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, thai kỳ hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày quyết định đến 80% mức độ ổn định đường huyết của người tiểu đường. Vì vậy nên xây dựng thực đơn cho người tiểu đường thật khoa học: đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, mà không gây ảnh hưởng đến đường huyết.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cần phải đảm bảo các nguyên tắc để có thể cân bằng được giữa mục tiêu đường huyết và mục tiêu dinh dưỡng cho cơ thể. Bởi nếu thiếu dinh dưỡng thì người tiểu đường có thể gây giảm sức đề kháng cũng khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng tiểu đường.

Dinh dưỡng

  • Với người tiểu đường thì trong thực đơn ăn uống hằng ngày vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ nhưng nên hạn chế tinh bột, lượng đường thay vào đó thì nên ăn nhiều chất xơ, chất đạm.
  • Trong mỗi bữa ăn không nên thay đổi thực đơn và lượng thức ăn trong các bữa ăn quá nhanh
  • Nên chia nhỏ bữa ăn ra (khoảng 5 bữa/ngày), lượng thức ăn sáng và trưa nên nhiều hơn tối
  • Không nên để cơ thể ở trạng thái quá đói hoặc quá no
  • Nên ăn đúng giờ, nhai chậm, kỹ
  • Nên ăn rau luộc, rau sống hay salat trước khi ăn cơm, thức ăn khác
  • Không nên ăn mặn, hạn chế các loại gia vị

Tính lượng calo cần thiết cho cơ thể

Khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường phải đảm bảo yêu cầu không gây tăng đường huyết, kiểm soát huyết áp, mỡ máu, tốt cho tim mạch ngăn chặn và kiểm soát được biến chứng bệnh tiểu đường.

Để tính toán được lượng calo cần thiết cho người tiểu đường chúng ta sẽ áp dụng dựa theo cân nặng lý tưởng (CNLT) theo công thức. Tuy nhiên tùy vào giới tính, cường độ lao động, vận động thì mức độ tiêu thụ calo sẽ khác nhau

Trong đố CNLT(kg) =(chiều cao(cm)-100)*0.9

Dựa vào CNLT, cường độ lao động... sẽ tính ra được nhu cầu calo của người bệnh tiểu đường sẽ cần nạp vào cơ thể trong ngày:

Cường độ lao độngNhu cầu năng lượng (đơn vị calo)
NamNữ
NhẹCNLT * 30 calo/kg/ngàyCNLT * 25 calo/kg/ngày
Trung bìnhCNLT * 35 calo/kg/ngàyCNLT * 30 calo/kg/ngày
NặngCNLT * 45 calo/kg/ngàyCNLT * 40 calo/kg/ngày

Ví dụ: Giới tính: nam, cao: 1,7m, cường độ lao động trung bình, CNLT = (170-100) × 0.9 = 63 kg

==> Nhu cầu calo/ngày: 63 x 35 calo/kg/ngày = 2205 calo/ngày

Thực đơn cho người tiểu đường

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Với người bình thường bữa sáng đã quan trọng thì với người tiểu đường quan trọng hơn và tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng, sẽ giúp kiểm soát đường huyết trong ngày. Thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường cần cân bằng dinh dưỡng: 1/2 tinh bột, 1/4 hoa quả, 1/4 protein.

Gợi ý mội vài bữa sáng ngon, đủ chất cho người tiểu đường tham khảo:

  • Thực đơn 1:Một bát bún, phở : nên giảm một nửa lượng bún phở, thay vào đó thêm nhiều rau, rau sống, rau củ ăn kèm, ...nhiều thịt, cá. Không nên ăn quẩy.
  • Thực đơn 2: 1/2 chiếc bánh giò + 200ml sữa đậu nành không đường, 180ml sữa dành cho người tiểu đường
  • Thực đơn 3: 1/2 bát xôi, kèm rau sống, nộm, giò, chả, thịt
  • Thực đơn 4: 1 quả trừng luộc + 1 quả chuối hoặc quả cam
  • Thực đơn 5: 200g khoai lang luộc
  • Thức đơn 6: 1 chén cháo yến mạch + 1 ly sữa không đường hoặc sữa dành cho người tiểu đường
  • Thực đơn 7: 1 chén cháo thịt bò nhỏ

thực đơn cho người tiểu đường
thực đơn cho người tiểu đường cần phải được định lượng theo nhu cầu năng lượng

Thực đơn bữa trưa cho người tiểu đường

Với người Việt Nam bữa trưa là bữa ăn chính và quan trọng. Sau một buổi sáng làm việc và hoạt động thì đến bữa trưa thường ăn nhiều ăn no để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên với thực đơn cho người tiểu đường

bữa nào cũng cần phải cân nhắc hợp lý để có thể kiểm soát được đường huyết.

Với bữa trưa của thực đơn cho người tiểu đường thì nên gồm 1/4 tinh bột, 1/2 rau xanh không chứa tinh bột, 1/4 protein.

Thực đơn 1:

  • Cơm gạo lứt: 1 chén gạt.
  • Canh trứng cà chua: 1 chén con.
  • Mướp đắng tôm tươi: 1 đĩa nhỏ.
  • Rau củ (cà tím, cà rốt, dưa hường, mướp đắng, hành tây) xào nước tương.

Thực đơn 2:

  • Một bát con bún.
  • Một đĩa rau luộc.
  • Cá nục kho cà chua (một phần hai con cá nục vừa, 2 quả cà chua, không dầu, đường).
  • Một miếng thanh long (1/6 trái vừa).

Thức đơn 3:

  • Cơm gạo lứt: 1 chén gạt
  • Bắp cải luộc: 1 chén đầy
  • Thịt gà: 2 miếng vừa
  • Đậu phụ sốt cà chua: 2 miếng vừa
  • Tráng miệng: 1 miếng dưa hấu

Thức đơn 4:

  • Cơm trắng: 1/2 chén
  • Canh mồng tơi: 1 chén đầy
  • Tôm: 5 con (50g)
  • Tráng miệng: 1 múi bưởi

Thực đơn 5:

  • Cơm trắng: 1/2 chén
  • Su hào luộc: 1 chén đầy
  • Thịt bò xào: 10 miếng (60g)
  • Tráng miệng: 2 quả chôm chôm

Thực đơn 6:

  • Cơm gạo lứt: 1 chén gạt
  • Thịt lợn luộc: 8 miếng
  • Đậu phụ sốt cà: 2 miếng
  • Bắp cải luộc: 1 chén đầy
  • Tráng miệng: 1/2 quả cam

Thực đơn 7:

  • Bún mọc: 1 tô (1/2 bún, nhiều thịt, nhiều rau)
  • Tráng miệng: 1/2 quả táo

Thực đơn cho người tiểu đường bữa tối

Với bữa tối thì thực đơn cho người tiểu đường cũng tương tự bữa trưa: 1/2 rau xanh, 1/4 tinh bột, 1/4 chất đạm. Tuy nhiên, lượng ăn bữa tối sẽ phải giảm đi khoảng 1/3 so với bữa trưa để đảm bảo không gây ảnh hưởng đường huyết khi ngủ, cũng như khi thức dậy buổi sáng hôm sau.

Thực đơn 1

  • Cơm gạo lứt: 2/3 chén.
  • Đậu phụ kho nước tương (một miếng đậu phụ khoảng 150g).
  • Canh mướp đắng nhồi thịt (một mướp đắng 150g, thịt nạc 80g, nấm mèo 5g).
  • Cam: 1/2 quả.

Thực đơn 2

  • Bún: 2/3 chén con.
  • Canh cá rô: 1 chén con.
  • Măng tươi hoặc cà rốt, cải xanh luộc: 1 đĩa vừa.
  • Củ đậu: 1/2 củ vừa.

Thực đơn 3

  • Cơm gạo lứt: 2/3 chén gạt
  • Thịt lớn sốt cà chua: 8 miếng
  • Canh cải nấu tôm khô: 1 chén con
  • Dưa hấu: 1 miếng

Thực đơn 4

  • Cơm trắng: 1/3 chén
  • Khổ qua sào 1/2 quả trứng: khoảng 50g
  • Canh bí đao thịt nạc: 1 chén con

Thực đơn 5

  • Cơm gạo lứt: 2/3 chén gạt
  • Thịt nạc luộc: 8 miếng
  • Tôm: 2 con
  • Rau muống luộc: 1 bát đầy
  • 1/2 quả ổi

Thực đơn 6

  • Bún gạo lứt thịt bò, rau cải: 1 bát
  • Bưởi:1 múi

Thực đơn 7

  • Cơm trắng: 1/3 chén
  • Trứng luộc: 1 quả
  • Thịt nạc: 5 miếng
  • Cải chíp luộc: 1 chén đầy

Thực đơn bữa phụ cho người tiểu đường

Với người tiểu đường thì nên chia nhỏ bữa ăn ra ngày từ 5-6 bữa ( 3 bữa chính - 2 đến 3 bữa phụ) để đảm bảo không bị đói, gây tụt đường huyết giữa các bữa chính. Đồng thời cũng giúp giảm được lượng thức ăn trong các bữa chính để không sợ gây tăng đường huyết quá cao sau ăn:

  • 180ml sữa không đường hoặc sữa chuyên dành cho người tiểu đường
  • 1/2 bắp ngô luộc
  • 1/3 củ khoai luộc
  • 1 hộp sữa chua không đường
  • 1 bánh bông lan cho người tiểu đường
  • 3 chiếc bánh quy cho người tiểu đường
  • 1 miếng lê, đu đủ, thanh long, 1/2 trái táo, 2 múi bưởi

Đây là những mẫu thực đơn cho người bệnh tham khảo . Thực đơn cho người tiểu đường có thể điều chỉnh tăng giảm tùy vào mức độ hoạt động của mỗi người. Những người mà lao động nặng có thể tăng thêm nửa chén cơm nữa. Tuy nhiên để chính xác nhất cho thực đơn mình đang ăn thì người bệnh nên kiểm tra đường huyết sau ăn 2h bằng máy đo đường huyết tại nhà. Nếu đường huyết sau ăn 2h <10 mmol/l thì bạn có thể yên tâm đường huyết.

Mẫu thực đơn cho người tiểu đường theo nhu cầu năng lượng

Thực đơn 1: Năng lượng 1.200 kcal/ngày/người

Thực đơn nên áp dụng cho:

  • Phụ nữ thừa cân, béo phì cần phải giảm cân
  • Phụ nữ cân nặng cân đối, công việc nhẹ nhàng

thực đơn cho người tiểu đường
thực đơn cho người tiểu đường 1200kcal/ngày/người

Thực đơn 2: Năng lượng 1.400 kcal/ngày/người

Áp dụng cho:

  • Phụ nữ thân hình vừa phải, làm công việc nặng.
  • Đàn ông thừa cân, béo phì cần giảm cân.
  • Đàn ông thân hình vừa phải, làm công việc nhẹ nhàng.

thực đơn cho người tiểu đường
thực đơn cho người tiểu đường 1400kcal/ngày/người

Thực đơn 3: Năng lượng 1.600 kcal/ngày/người

Áp dụng cho: Đàn ông thân hình vừa phải, làm công việc nặng.

thực đơn cho người tiểu đường
thực đơn cho người tiểu đường 1600kcal/ngày/người

Thực đơn 4: Năng lượng 1.800 kcal/ngày/người

Áp dụng cho: Người tiểu đường bị suy nhược cơ thể, cần tăng cân.

thực đơn cho người tiểu đường
thực đơn cho người tiểu đường 1800ml

Mẫu thực đơn cho người tiểu đường ăn cả tuần

Với người tiểu đường thực đơn cần phải đa dạng, nên cần luân phiên thay đổi các món ăn liên tục để không bị ngán. Đồng thời phải đảm bảo đủ dinh dưỡng mà vẫn là các thực phẩm có chỉ số GI thấp<55. Một số mẫu thực đơn cho người tiểu đường tham khảo cả tuần người bệnh có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân:

Thứ 2:

  • Bữa sáng: Phở gà 1 tô vừa
  • Xế trưa: Sữa tiểu đường hoặc 1/2 quả cam
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đỏnấu thịt + đậu phụ + cá kho + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh quy cho người tiểu đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + rau cải luộc + thịt kho + hoa quả.

Thứ 3:

  • Bữa sáng: Bánh cuốn + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh cá hồi nấu măng chua + rau muống luộc + thịt gà kho + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + canh cải xoong nấu tôm + dưa cải + thịt luộc + hoa quả.

Thứ 4:

  • Bữa sáng: Bún thang;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh cua rau cải + trứng cuộn + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh Flan;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + salad rau càng cua + gà nấu nấm + hoa quả.

Thứ 5:

  • Bữa sáng: Bánh mì + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh ngao nấu chua + cá rán + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Ngô luộc;
  • Bữa tối: Bún mọc + hoa quả.

Thứ 6:

  • Bữa sáng: Hủ tiếu + hoa quả;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đao nấu xương + hoa thiên lý xào thịt bò + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + rau muống luộc + đậu phụ nhồi thịt + hoa quả.

Thứ 7:

  • Bữa sáng: Cháo đậu đỏ;
  • Bữa trưa: Phở cuốn + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Chè đậu đen;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + cà tím nấu đậu và thịt + mướp đắng xào trứng + hoa quả.

Chủ nhật:

  • Bữa sáng: Bún bò Huế;
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh thập cẩm (bông cải, nấm, tôm, thịt) + đậu phụ sốt cà chua + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: Cháo sườn + hoa quả.

Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường không hề khó, chỉ cần người bệnh biết được nhu cầu năng lượng của bản thân, cũng như giúp cho bệnh nhân ĐTĐ có thể kiểm soát được đường huyết luôn ổn định và không sợ các biến chứng. Liên hệ ngay để gặp chuyên gia dinh dưỡng của Thoái Linh Đường để được hỗ trợ tốt nhất 0243.389.9889