Người tiểu đường chân có lúc tê buốt và giật có phải do thuốc uống vào bị nóng?

Câu hỏi:

Tôi bị tiểu đường đã hai năm nay. Gần đây tôi cảm thấy có lúc chân bị tê buốt và giật, có lúc lại bình thường. Tôi có đi khám chữa hàng tháng lấy thuốc bệnh viện uống. Xin hỏi chân tôi như vậy là bị gì? Có phải do thuốc của bệnh viện uống rất nóng hay không thưa bác sĩ?

Trả lời:

Chào bạn,

Với triệu chứng tê buốt chân thì rất có thể bạn đã bị biến chứng thần kinh ngoại vi của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do đường huyết tăng cao và gây tổn thương các dây thần kinh ở chân, dẫn đến cảm giác tê bì, bỏng rát, châm chích một số người còn bị mất cảm giác ở chân, tay. Ngoài ra, cũng không loại trừ nguyên nhân bạn bị thoái hóa cột sống thắt lưng cũng có thể gây tê buốt như vậy.

Người tiểu đường chân có lúc tê buốt và giật có phải do thuốc uống vào bị nóng?

Để biết chính xác nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám. Nếu nguyên nhân là do biến chứng thần kinh thì có thể được cải thiện được bằng cách kiểm soát đường huyết.

Ý thứ 2 trong câu hỏi của bạn: Có phải do uống thuốc tây của bệnh viện rất nóng không? Tôi xin trả lời như sau: Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể gây nóng, nhưng đó chỉ là cảm giác thôi. Còn để biết chính xác thì bạn chia sẻ thêm cho chúng tôi là bạn đang sử dụng thuốc loại nào, dạng uống hay tiêm, biệt dược là gì… thì mới tư vấn cho bạn được.

Hậu quả của tê bì chân tay do biến chứng thần kinh và mạch máu

Người bệnh tiểu đường khi bị tê bì chân tay rất khó chịu, cảm giác tê bì ở đầu các chi sẽ kéo dài suốt cả ngày, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động.

Tăng cảm giác, mất cảm giác, rối loạn cảm giác do bị tê bì làm bệnh nhân không nhận biết được những nguy hiểm xung quanh như khi chân chạm phải vật cứng, sắc nhọn hay nóng… nên có thể sẽ gây ra vết thương. Những vết thương ở người tiểu đường lại khó chữa, có thể gây ra nhiễm trùng vết thương dẫn đến nhiễm trùng máu, hoại tử các chi và phải tháo dần từng khớp từ bàn chân đến cẳng chân, thậm chí là cắt cụt chân. Khi đã phải tháo khớp thì thời gian lành lại rất lâu hoặc không thể lành dẫn đến tàn phế và có thể gây tử vong.

Các biến chứng mạch máu trong bệnh tiểu đường rất có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, tắc mạch vành tim, gây liệt và dẫn đến tử vong.

Biện pháp đẩy lùi sớm tê bì chân tay, biến chứng thần kinh và mạch máu

Theo thống kê có khoảng 60 – 70% người bệnh tiểu đường có biến chứng thần kinh, mạch máu và 10% trong số đó phát hiện bị tê bì chân tay và biến chứng thần kinh khác ngay sau khi phát hiện bệnh tiểu đường.

Vì thế nếu bạn đang mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như tiểu đường và thấy tình trạng tê bì chân tay xuất hiện thì đó là dấu hiệu biến chứng thường gặp, đến sớm và rất nguy hiểm có thể gây những hậu quả nặng nề nếu không được đẩy lùi kịp thời.

Việc đầu tiên là phải theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học như giảm đường giảm bột, tăng cường vitamin, khoáng chất và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính nên không thể khỏi hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể khống chế các biến chứng của nó và khi các biến chứng âm ỉ thì phải có biện pháp bổ sung, vì tế bào thần kinh khi đã bị tổn thương không thể tổn thương hoàn toàn. 

Bạn còn cần tư vấn điều gì thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé! Chúc bạn sức khỏe!