HbA1C tiền tiểu đường là bao nhiêu?

HbA1C là chỉ số xét nghiệm đánh giá đường máu trong cơ thể đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời là tiêu chuẩn cơ bản để chẩn đoán, tiên lượng điều trị của bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường. Vậy HbA1C tiền tiểu đường là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu nhé!

Chỉ số HbA1c trong xét nghiệm tiền tiểu đường nghĩa là gì?

Khi đường (glucose) đi vào mạch máu HbA1C sẽ gắn vào hemoglobin (một loại protein có trong tế bào hồng cầu). Tất cả chúng ta đều có HbA1C gắn vào hemoglobin, tuy nhiên những người có nồng độ đường huyết cao hơn mức bình thường sẽ có chỉ số HbA1C cao hơn. Xét nghiệm máu tiền tiểu đường và tiểu đường HbA1c giúp xác định tỷ lệ tế bào hồng cầu trong máu được gắn với đường (glucose).

Chỉ số HbA1c trong xét nghiệm tiền tiểu đường nghĩa là gì?
Chỉ số HbA1c trong xét nghiệm tiền tiểu đường nghĩa là gì?

Những đối tượng cần thực hiện xét nghiệm HbA1C

Đối tượng nghi ngờ mắc bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường

Xét nghiệm (HbA1c) là cần thiết với những đối tượng trên 45 tuổi hoặc dưới 45 tuổi có thừa cân, hoặc các yếu tố nguy cơ tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2.

  • Đối tượng trên 45 tuổi có kết quả bình thường nhưng có các yếu tố nguy cơ hoặc đã từng bị tiểu đường thai kỳ nên lặp lại xét nghiệm HbA1C 3 năm/lần.
  • Nếu được chẩn đoán bệnh tiền tiểu đường ban cần khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết tư vấn can thiệp thay đổi lối sống, luyện tập để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Xét nghiệm HbA1C định kỳ theo yêu cầu của chuyên gia bác sĩ nội tiết.
  • Nếu bạn không có triệu chứng lâm sàng nhưng khi xét nghiệm có kết quả bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type 2 bạn nên xét nghiệm chỉ số này định kỳ 3 tháng/1 lần.
  • Nếu xét nghiệm cho kết quả mắc bệnh tiểu đường type 2 bạn nên khám bác sĩ nội tiết để được sự hỗ trợ và tư vấn tự quản lý bệnh tiểu đường để có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường ngay từ giai đoạn chẩn đoán ra bệnh sớm nhất.

Quản lý bệnh tiểu đường type 2

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2 hãy làm xét nghiệm HbA1C ít nhất 3 tháng/1 lần nên thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn trong trường hợp thay đổi thuốc điều trị hoặc sức khỏe người bệnh chuyển biến xấu. Bạn có thể tham khảo ý kiwnws bác sĩ về tần suất đi khám phù hợp.

>> Tham khảo: tiền tiểu đường có phải uống thuốc không

Chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm chỉ số Hb A1C?

Xét nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các mẫu máu từ que ngón tay hoặc từ cánh tay. Theo đó người bệnh không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt để chuẩn bị cho xét nghiệm HbA1C. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ xem liệu các xét nghiệm khác có thực hiện được cùng lúc không và bạn có cần chuẩn bị cho chúng hay không?

Đọc kết quả xét nghiệm HbA1C tiền tiểu đường là bao nhiêu?

Kết quả xét nghiệm HbA1C được đọc như sau:

Bình thườngDưới 5,7%
Tiền tiểu đường5,7% đến 6,4%
Bệnh tiểu đường6,5% trở lên

Kết quả HbA1C thì tiền tiểu đường có chỉ số từ 5,7% đến 6,4%, chỉ số càng cao và khó kiểm soát thì nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 càng nhiều và nặng.

Đọc kết quả xét nghiệm HbA1C tiền tiểu đường là bao nhiêu?
Đọc kết quả xét nghiệm HbA1C tiền tiểu đường là bao nhiêu?

Ngoài kết quả được thể hiện dưới dạng %, một số thiết bị có thể cho kết quả dưới các đơn vị khác như mức đường trong máu trung bình ước tính (eAG), số mg glucose trong 100 mililít máu (mg /dL):

A1C%eAG mg/dL
7154
8183
9212
10240

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả HbA1C tiền tiểu đường?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sai kết quả xét nghiệm HbA1C, bao gồm:

  • Suy thận, bệnh gan hoặc người bị thiếu máu nặng.
  • Người bị rối loạn máu nhất định như người bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia.
  • Một số loại thuốc như opioid hay một số thuốc điều trị HIV.
  • Mất máu hoặc truyền máu.
  • Đầu hoặc cuối thai kỳ.

Vì thế khi làm xét nghiệm người bệnh nên cung cấp thêm những thông tin này và hỏi về xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.

Như vậy các kết quả này cho thấy nếu bạn đang mắc tiền tiểu đường thì cần phải thay đổi ngay lối sống, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền tiểu đường để phát hiện tình trạng bệnh sớm có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

>> Xem thêm: tiền tiểu đường có nguy hiểm không