Biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường: CẢNH BÁO TỬ VONG

Biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường được chuẩn đoán khi mức đường huyết trong máu <3.9 mmol/l. Cùng mỗi vài triệu chứng lâm sàng có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Hãy theo dõi cơ thể mình để có thể là "bác sĩ" của chính cơ thể mình khi cần thiết.

==> Xem thêm: Các biến chứng tiểu đường cấp tính cần cấp cứu kịp thời để bảo vệ tính mạng

Triệu chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường

Triệu chứng hạ đường huyết tiểu đường nhẹ

Khi thấy một vài triệu chứng sau chứng tỏ bạn đang có thể bị hạ đường huyết cần kiểm tra và điều trỉnh ngay để tránh gây ra những biến chứng nặng hơn:

  • Đổ mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Run rẩy
  • Đói
  • Tim đạp nhanh
  • Khó chịu, ủ rũ
  • Không thể tập trung
  • Lo lắng hồi hộp
  • Đau đầu
  • Lú lẫn

biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường
Triệu chứng thường gặp khi hạ đường huyết ở người tiểu đường

Triệu chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường ban đêm

Khi đang ngủ mà cảm thấy có những biểu hiện sau chứng tỏ bạn đang bị hạ đường huyết tiểu đường:

  • Đổ mồ hôi nhiều khiến chăn ga quần áo bị ẩm ướt
  • Hay gặp ác mộng
  • Mệt mỏi, khó chịu, bồi hồi khi thức dậy

Triệu chứng hạ đường huyết nặng

Khi các triệu chứng nhẹ của hạ đường huyết diễn ra mà không được phát hiện và điều trị để đường huyết ổn định thì các biến chứng hạ đường huyết nặng sẽ xảy ra:

  • Đi lại khó ăn
  • Không có khả năng tự ăn uống
  • Yếu cơ
  • Nói khó hoặc nói chậm
  • Nhìn bị mở, hoặc nhìn đôi
  • Hay buồn ngủ
  • Lú lẫn
  • Bị co giật
  • Vô thức
  • Tử vong

Các triệu chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người hoặc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Có những người không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Vì vậy, Là những người bị tiểu đường thì hãy theo dõi đường huyết thường xuyên và phải để ý cơ thể mình để cảm giác về việc bị hạ đường huyết để có sự điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường

Biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường thường xảy ra do:

  • Dùng quá liều insulin hoặc thuốc tây trị tiểu đường
  • Thay đổi chế độ ăn uống và luyện tâp hoặc thay đổi liều insulin
  • Trì hoãn ăn uống ngay sau khi tiêm insulin hoặc bỏ bữa, suy dinh dưỡng
  • Vận động nặng nhiều mà ăn ít
  • Thay đổi vị trí tiêm
  • Người bệnh tiểu đường bị nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, bị u, suy dinh dưỡng,...
  • Bệnh nhân sử dụng nhiều rượu bia
  • Tâm lý bị căng thẳng bất ổn

Đối tượng nào dễ bị hạ đường huyết ở người tiểu đường?

Biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường rất dễ diễn ở những đối tượng:

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 sử dụng tiêm insulin
  • Người tiểu đường sử dụng thuốc tiểu đường uống sulfonylureas
  • Người bị suy yếu chức năng gan hoặc thận
  • Người tiểu đường sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau
  • Người uống nhiều rượu bia
  • Người không cảm nhận được các triệu chứng hạ đường huyết
  • Người khuyết tật

biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường
Sử dụng nhóm thuốc hạ đường huyết ở người tiểu đường

Cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết ở người tiểu đường?

Khi bị hạ đường huyết cần phải được điều trị nhanh chóng kịp thời để có thể loại bỏ các triệu chứng và đưa đường huyết về mức an toan:

  • Ngừng ngay các thuốc tiểu đường hoặc insulin đang dùng
  • Khi hạ đường huyết nhẹ, bệnh nhân vẫn tỉnh táo thì:
    • Ăn ngay bánh kẹo, hoa quả, đồ uống có đường ngay lập tức
    • Nếu không đỡ thì pha ngay ít nhất 15g đường với 100ml nước để uống trực tiếp
  • Khi hạ đường huyết nặng, bệnh nhân không có ý thức, không thể ăn uống bằng miệng thì:
    • Tiêm ngay tĩnh mạch 20-50 ml glucose 20%
    • Truyền glucose 5% để duy trì đường huyết >5.6 mmol/l
  • Trường hợp với người lớn tuổi, chức năng thận, gan suy giảm, bị biến chứng hạ đường huyết do dùng các thuốc tiểu đường tác dụng kéo dài thì các biểu hiện của hạ đường huyết cũng có thể sẽ kéo dài nên để chấm dứt việc hạ đường huyết cần phải được sự can thiệp và tư vấn của bác sĩ chuyên gia nội tiết để không ảnh hưởng đến sức khỏe

biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường
Phòng biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường không hề khó

Các phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường

Để phòng ngừa hạ đường huyết ở người tiểu đường cần phải hết sức chú ý:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên để đảm bảo đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn
  • Nên chia nhỏ bữa ăn ra, không được để quá đói, bỏ ăn, trì hoãn ăn
  • Dùng insulin, hay thuốc tây trị tiểu đường thì phải đảm bảo thời gian liều lượng đúng như chỉ định của bác sĩ trước hoặc sau bữa ăn
  • Dùng thuốc tiểu đường phải dùng đúng liều, đúng giờ theo đúng yêu cầu của bác sĩ
  • Nếu vận động, lao động nặng tiêu hao nhiều năng lượng thì phải sử dụng lượng thực ăn nhiều hơn trước khi vận động
  • Không được uống rượu khi bụng đang đói
  • Theo dõi cơ thể về các phản ứng của việc hạ đường huyết để có thể xác định nguyên nhân và có biến pháp ngăn chặn

Hạ đường huyết ở người tiểu đường nếu không được cấp cứu kíp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. Hãy là những người bệnh tiểu đường thông minh để có thể luôn bảo vệ cơ thể sức khỏe mình khỏi biến chứng tiểu đường. Gọi ngay cho nếu cần sử giúp đỡ 02433899889.