Gạo lứt chữa bệnh tiểu đường được không? Lưu ý gì khi ăn?

Ăn gạo lứt chữa bệnh tiểu đường được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi này và những lưu ý khi người tiểu đường ăn gạo lứt nhé.

Quan tâm:

Gạo lứt chữa bệnh tiểu đường được không?

Các loại gạo hiện nay nói chung đều chứa tỉ lệ tinh bột và đường khá cao. Khi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành glucose và lưu thông trong máu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên hạn chế ăn cơm trắng.

Tuy nhiên không có nghĩa là người bệnh tiểu đường phải loại bỏ hoàn toàn cơm ra khỏi khẩu phần ăn. Vì nếu không có tinh bột, cơ thể người bệnh sẽ thiếu năng lượng, đường huyết giảm có thể dẫn đến biến chứng hôn mê rất nguy hiểm. 

Chỉ số GI của gạo lứt ở mức trung bình là 68 ± 4, trên thang tính 100.

Gạo trắng có chỉ số GL ở mức cao là 73. Bên cạnh đó, gạo trắng còn chứa ít chất xơ và ít dưỡng chất hơn gạo lứt, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn dẫn đến làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Do vậy ăn gạo lứt chữa bệnh tiểu đường hỗ trợ rất tốt. Nên áp dụng ăn hằng ngày

Gạo lứt chữa bệnh tiểu đường được không?
Gạo lứt chữa bệnh tiểu đường được không?

Vậy nên thay vì sử dụng gạo trắng, người bệnh tiểu đường có xu hướng lựa chọn gạo lứt chữa bệnh tiểu đường

Có nhiều loại gạo lứt chữa bệnh tiểu đường có thể lựa chọn để thay thế cho gạo trắng thông thường, nhưng thông dụng nhất là:

  • Gạo lứt đỏ: Loại gạo lứt này thường có màu đỏ nâu và khi nấu chín khá dẻo. 
  • Gạo lứt đen: Hay còn gọi là siêu ngũ cốc vì nó những tính năng giúp chữa bệnh mà nó mang lại cho con người. Gạo lứt đen có hàm lượng đường thấp, rất giàu chất xơ và hợp chất thực vật. 

>> Tham khảo: hạt vải chữa bệnh tiểu đường

Lưu ý khi ăn gạo lứt chữa bệnh tiểu đường

Để gạo lứt phát huy hết công dụng của nó, người bệnh nên thực hiện theo những lưu ý sau khi sử dụng gạo lứt:

Ăn với số lượng vừa đủ

Tuy gạo lứt chứa nhiều chất xơ và khoáng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe, nhưng thành phần của nó vẫn có chứa tinh bột nên người bệnh cần ăn với một lượng vừa phải để đảm bảo lượng đường huyết trong ngưỡng an toàn. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn với gạo lứt để chỉ số đường huyết không bị tăng bất thường.

Ăn chậm, nhai kĩ

Do gạo lứt cứng và có chứa nhiều chất xơ hơn do với gạo trắng. Việc làm này cũng giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn nên giảm cảm giác thèm ăn.

Lưu ý khi ăn gạo lứt chữa bệnh tiểu đường
Lưu ý khi ăn gạo lứt chữa bệnh tiểu đường

Phối hợp ăn gạo lứt cùng với các loại thức ăn khác

Khi ăn cơm gạo lứt chữa bệnh tiểu đường, nên ăn cùng các loại thức ăn tốt cho người tiểu đường như cá, rau xanh, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp…

Kiên trì sử dụng gạo lứt

Vì gạo lứt cứng và khô hơn so với gạo trắng nên ban đầu sẽ không quen và thấy rất khó ăn. Vậy nên người bệnh cần phải kiên trì lâu dài và và chịu khó gạo lứt chữa bệnh tiểu đường để thấy được công dụng rõ rệt của loại thực phẩm này.

Đo đường huyết thường xuyên

Sau mỗi bữa ăn, người bệnh nên tạo thói quen đo đường huyết để biết được lượng đường đang ở mức độ nào, giúp điều chỉnh lượng thức ăn những lần tiếp theo, để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Như vậy gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Nó là nguồn cung cấp tinh bột lành mạnh thay thế cho các loại gạo trắng thông thường. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về câu hỏi ăn gạo lứt chữa bệnh tiểu đường được không, hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên viên của Thoái Linh Đường tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

>> Xem thêm: Hạt é chữa bệnh tiểu đường