Kiểm tra đường huyết

Câu hỏi:

Bố em 60 tuổi. Hôm trước xét nghiệm đường huyết lúc đói là 7.74 mmol/l, HbA1C 6.93% như vậy là tiểu đường giai đoạn mấy rồi? Có nguy hiểm không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, 

Chúng tôi xin gửi đến bạn giải đáp của ThS. BS Nguyễn Huy Cường – Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương với câu trả lời như sau:

“Trường hợp của bố bạn, có khả năng cao là tiểu đường type 2. Tiểu đường type 1 thường gặp ở người trẻ tuổi và chỉ có dưới 10% người bệnh tiểu đường mắc đái tháo đường type 1.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói là 7.74 mmol/l, HbA1C 6.93% cũng không phải là quá cao. Tuy nhiên, để đánh giá  việc có đáng lo ngại hay không, chúng ta cần phải xem xét thêm các yếu tố khác như: bố của bạn có mắc kèm nhiều bệnh lý khác (tim mạch, mỡ máu, huyết áp) không, có biểu hiện của biến chứng (tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều,khô ngứa da,…) hay không, chức năng gan thận có bị suy giảm gì không…

Ví dụ, cùng một mức đường huyết nhưng những người chưa có biến chứng suy thận, chưa có tai biến mạch máu não hay nhồi máu tim chẳng hạn, tiên lượng sẽ xấu hơn nhiều so với những người không có bệnh lý nền gì cả. Trường hợp bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận, việc điều trị sẽ khó khăn hơn do không dùng được một số loại thuốc uống, phải tiêm in-su-lin.

Do đó, mức độ đường huyết cũng chưa thể nói lên mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần quan tâm nhiều hơn đến biến chứng và các bệnh lý mắc kèm.”

Đường huyết 7.74 mmol/l, HbA1C 6.93% thì có nguy hiểm không?

10 cách giúp giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên bạn có thể tham khảo:

- Tập thể dục thường xuyên: Những hình thức tập thể dục hiệu quả bao gồm: bơi lội, chạy, cử tạ, đi bộ nhanh, đạp xe đạp, khiêu vũ, đi bộ đường dài, v.v.

- Giới hạn lượng tiêu thụ carb: Chế độ ăn ít carb không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu, mà còn giúp ngăn ngừa đường huyết tăng cao đột biến, cũng như kiểm soát lượng đường huyết về lâu dài.

-Tăng tiêu thụ chất xơ: Lượng chất xơ hàng ngày theo khuyến nghị đối với phụ nữ là khoảng 25 gam và đối với nam giới là 38 gam. 14 gam chất xơ cần thiết cho chế độ ăn 1.000 calo.

- Uống nước thường xuyên sẽ giúp bổ sung nước cho cơ thể, giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Kiểm soát khẩu phần ăn bạn có thể: cân đo các thành phần, nguyên liệu, sử dụng đĩa nhỏ hơn, tránh các nhà hàng buffet, đọc kỹ nhãn thông tin thực phẩm và kiểm tra khẩu phần, viết nhật ký thực phẩm, ăn chậm.

- Chọn loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Lúa mạch, sữa chua, yến mạch, đậu, đậu lăng và cây họ đậu, mì ống lúa mì,...

- Các bài tập và phương pháp thư giãn, giảm căng thẳng như tập yoga cũng giúp điều chỉnh các vấn đề về bài tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường mãn tính.

- Đo và theo dõi mức đường huyết cũng giúp bạn kiểm soát các chỉ số tốt hơn. Ví dụ, theo dõi đường huyết sẽ giúp bạn điều chỉnh bữa ăn hoặc thuốc men sao cho phù hợp.

- Ngủ đủ giấc mang lại cảm giác tuyệt vời và cần thiết để có sức khỏe tốt. Không chú trọng giấc ngủ và nghỉ ngơi cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết và độ nhạy insulin, làm tăng cảm giác thèm ăn và sẽ thúc đẩy tăng cân.

- Bổ sung thêm thực phẩm giàu crom và magie: Các loại thịt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch, rau lá xanh đậm, bí và hạt bí, cá ngừ, các loại ngũ cốc, sô cô la đen, chuối,...​

Mọi vấn đề còn băn khoăn về điều trị bệnh tiểu đường cũng như đường huyết tăng cao, bạn vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay.