Bút tiêm insulin Lantus Solostar giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp tiểu đường cả tuýp 1 và tuýp 2 ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, hoặc bệnh tiểu đường cần điều trị với Insulin.

Thành phần bút tiêm insulin Lantus Solostar

- Insulin glargine 100IU/ml (tương đương với 3,64 mg).

- Tá dược vừa đủ.

Thành phần bút tiêm insulin Lantus Solostar Thành phần bút tiêm insulin Lantus Solostar

Công dụng của bút tiêm insulin Lantus

Bút tiêm Lantus Solostar thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường, insulin và các chất tương đồng dạng tiêm, nó có tác dụng dài. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm trong suốt, không màu và có chứa thành phần insulin glargin. Insulin glargin là một insulin biến đổi và giống với insulin người, sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ sinh học. Thành phần này có khả năng giúp hạ đường huyết kéo dài và bền vững.

Bút tiêm insulin Lantus Solostar có nồng độ 100 đơn vị/ ml trong bút tiêm nạp sẵn. Hộp được đóng gói theo quy cách là: 5 bút tiêm x 3ml.

Công dụng của bút tiêm insulin Lantus Solostar: Điều trị bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành, thanh thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Chống chỉ định của bút tiêm Lantus Solostar: Bệnh nhân bị dị ứng (tăng mẫn cảm) với insulin glargin hoặc các thành phần khác có trong sản phẩm.

Công dụng của bút tiêm insulin Lantus Công dụng của bút tiêm insulin Lantus

Cách dùng bút tiêm insulin Lantus

- Mỗi ngày chỉ dùng thuốc 1 lần duy nhất vào 1 thời điểm cố định. Vị trí tiêm, liều dùng, xét nghiệm nước tiểu và đo đường huyết nếu cần sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể trên từng người bệnh.
- Có thể dùng kết hợp thuốc với một Insulin hoặc thuốc chống tiểu đường khác.
- Người bệnh nên tiêm dưới da, chú ý không được tiêm ở tĩnh mạch, không được pha loãng và cũng không được trộn với Insulin.
- Với trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 thì có thể dùng thuốc trên với thuốc uống chống tiểu đường.

>> Tham khảo: Bút tiêm insulin Flexpen

Liều dùng bút tiêm insulin Lantus

Dựa trên lối sống, việc sử dụng insulin trước đó và kết quả xét nghiệm đường huyết của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa chỉ định:

  • Mỗi ngày, người bệnh cần tiêm bao nhiêu thuốc, dùng vào thời điểm nào.
  • Báo cho người bệnh về thời điểm cần kiểm tra nồng độ đường huyết, xét nghiệm nước tiểu.
  • Thông báo cho người bệnh biết khi nào cần tiêm liều Lantus Solostar thấp hơn hoặc cao hơn.

Bút tiêm insulin Lantus là 1 insulin tác dụng dài, có thể được chỉ định phối hợp với một insulin tác dụng ngắn hoặc viên uống chống tiểu đường.

Thời điểm dùng thuốc:

  • Mỗi ngày cần tiêm một mũi Lantus Solostar vào 1 khung giờ nhất định.
  • Ở trẻ em, tiêm thuốc vào buổi tối.

Quá liều: Nếu tiêm quá liều thuốc Lantus Solostar, bệnh nhân có thể bị hạ đường huyết. Lúc này, cần thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết của người bệnh. Để đề phòng hạ đường huyết, người bệnh nhân nên ăn nhiều hơn, theo dõi đường huyết và điều trị hạ đường huyết theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Quên liều: Nếu bỏ sót 1 liều hoặc không tiêm đủ liều thuốc Lantus Solostar, mức đường huyết của người bệnh có thể tăng quá cao. Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra đường huyết và điều trị tăng đường huyết theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tiêm liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ sót.

Ngưng dùng thuốc Lantus Solostar: Có thể dẫn đến tăng đường huyết cao (nồng độ đường trong máu cao) và nhiễm toan ceton (tích tụ acid trong máu). Vì vậy, người bệnh nhân không được ngưng dùng thuốc mà cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ của bút tiêm insulin Lantus

Một số tác dụng phụ khi sử dụng bút tiêm insulin Lantus Solostar:

  • Thường gặp: Hạ đường huyết, dị ứng da, loạn dưỡng mỡ, phản ứng da.
  • Hiếm gặp: Phản ứng dị ứng nặng với insulin (phù da, ngứa da, phù niêm mạc, nổi mẩn, khó thở, tăng nhịp tim, vã mồ hôi, tụt huyết áp), mất thị lực tạm thời, rối loạn thị giác, phù cẳng chân và cổ chân, xuất hiện kháng thể kháng insulin, rối loạn vị giác, đau cơ,...

Tác dụng phụ của bút tiêm insulin Lantus Tác dụng phụ của bút tiêm insulin Lantus

Khi gặp các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.

Bảo quản bút tiêm insulin Lantus Solostar

Một số lưu ý khi bảo quản thuốc Lantus Solostar:

  • Thuốc Lantus Solostar cần để xa tầm tay và tầm mắt của trẻ em.
  • Với bút tiêm insulin Lantus Solostar không sử dụng: Bảo quản trong tủ lạnh ở mức nhiệt 2°C - 8°C, không để gần ngăn đá tủ lạnh, không để đông lạnh, giữ nguyên bút tiêm trong hộp, tránh tiếp xúc với ánh sáng.
  • Với bút tiêm đang sử dụng: Bút tiêm Lantus Solostar nạp sẵn đang sử dụng hoặc được mang theo có thể bảo quản tối đa là 4 tuần ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh nhiệt và ánh nắng trực tiếp. Không nên bảo quản bút tiêm Lantus Solostar đang sử dụng trong tủ lạnh. Không dùng bút tiêm sau khoảng 4 tuần sử dụng.
  • Cách bảo quản: Nếu thuốc tiêm Lantus Solostar được bảo quản lạnh, cần lấy ra khỏi tủ lạnh khoảng 1 - 2 giờ trước khi tiêm vì nếu bệnh nhân tiêm insulin lạnh thì sẽ rất đau. Sau đó, tiêu hủy bút tiêm Lantus Solostar theo quy định.

Bút tiêm insulin Lantus Solostar được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Việc dùng thuốc cần thực hiện nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

>> Xem thêm: Bút tiêm insulin Humulin 30/70 Kwikpen