Biện pháp nào giúp chữa trị biến chứng tiểu đường gây phù chân mờ mắt?

Câu hỏi:

Bố em mắc bệnh tiểu đường, đường máu chỉ 6 - 7 mmol/l thôi mà sao lại bị biến chứng tiểu đường được ạ? Hiện tại, bố em bị sưng phù chân rất khó đi lại, mắt mờ nhiều. Xin hỏi bác sĩ, có biện pháp chữa trị biến chứng tiểu đường gây phù chân mờ mắt không? Em cảm ơn ạ!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi này tới chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi này của bạn như sau:

Biến chứng tiểu đường xảy ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

1. Thời gian mắc bệnh: Người bệnh tiểu đường lâu năm có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn.
2. Khả năng kiểm soát đường huyết: Trường hợp chỉ số đường huyết lên xuống thất thường, đường huyết lúc đói, sau ăn cao sẽ làm tăng khả năng mắc biến chứng tiểu đường.
3. Các bệnh mắc kèm: Người bệnh tiểu đường nếu mắc đồng thời các bệnh lý khác, ví dụ như mỡ máu, tim mạch, huyết áp,… thì dễ gây biến chứng hơn.

Mức độ đường huyết của bố bạn chỉ 6 – 7 mmol/L nhưng đây chỉ là con số phản ánh được lượng đường huyết tại thời điểm đo mà thôi, còn rất nhiều thời gian khác nữa chúng ta không thể kiểm soát hết được. Nó không thể phản ánh bức tranh toàn cảnh về chỉ số đường huyết của bệnh nhân trong một thời gian dài, lại càng không đủ để đánh giá biến chứng tiểu đường có xảy ra hay không.

Trường hợp bố bạn hiện tại đang bị sưng phù chân, mắt mờ có thể đây là do các biến chứng thận và biến chứng mắt của bệnh tiểu đường. Hai biến chứng này cũng thường xuyên đi kèm với nhau do nguyên nhân đều từ những tổn thương trên các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thận/ mắt.

Biện pháp ngăn ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

-Tái khám định kỳ: Phát hiện sớm các tổn thương ở đáy mắt sẽ giúp người bệnh xử trí kịp thời và ngăn ngừa tiến triển của biến chứng.

Điều trị tốt nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ: Chế độ ăn lành mạnh, cũng như luyện tập thể dục hợp lý và sử dụng thuốc hạ đường máu theo chỉ định của bác sĩ cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị và kiểm soát đường máu.

- Điều trị tốt huyết áp, giảm muối trong khẩu phần: Điều trị tốt rối loạn chuyển hóa lipid, ngưng hút thuốc, khám đáy mắt định kỳ điều trị sớm có thể giảm 95% nguy cơ mù lòa.

Cách phòng tránh tình trạng phù chân ở người tiểu đường

Tập luyện nhẹ nhàng vùng chân: Các bài tập nhẹ nhàng ở phần chân như nâng hạ chân lên xuống, Massage chân, đi bộ nhẹ nhàng,... sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và hạn chế được tình trạng ngưng động dòng máu ở chân. Nhờ vậy mà tình trạng phù chân cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

- Nâng cao chân so với tim: Những lúc rảnh rỗi, người bệnh nên đặt chân của mình lên những điểm tựa sao cho chân cao hơn tim, hội chứng phù chân cũng sẽ được cải thiện đáng kể

- Xoa bóp mỗi ngày: Xoa bóp nhẹ nhàng mỗi ngày ở phần chân cũng góp phần làm hạn chế phù chân ở bệnh nhân tiểu đường. Xoa bóp sẽ giúp dòng máu lưu thông, làm giảm bớt áp lực trên thành mạch.

 - Kiểm tra chân thường xuyên: Việc kiểm tra sẽ giúp người bệnh xem các tổn thương ở chân có xảy ra hay không, đặc biệt là các trường hợp chân bị hoại tử.

Bạn còn boăn khoăn gì cần giải đáp hãy bình luận xuống bên dưới nhé. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!