Biến chứng tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh?

Biến chứng tiểu đường chính là hậu quả của đái tháo đường mãn tính mang lại. Nó nguy hiểm hay không nguy hiểm thì phụ thuộc hoàn toàn vào người bệnh có biết kiểm soát và phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả hay không?

Biến chứng tiểu đường là gì?

Biến chứng tiểu đường là những biến chứng được sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao lâu ngày dẫn đến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa đường, đạm, chất béo từ đó làm suy giảm các chức năng của các cơ quan khác như: thận, gan, tim mạch, thần kinh, …..

Hậu quả của biến chứng tiểu đường có thể dẫn đến tử vong nên người bệnh tiểu đường phải hết sức chú ý để kiểm soát, phòng ngừa biến chứng tiểu đường

biến chứng tiểu đường
Biến chứng tiểu đường thực sự rất nguy hiểm?

Nguyên nhân biến chứng tiểu đường

Biến chứng trên mỗi bộ phận cơ thể đều có một nguyên nhân riêng những nguyên do cốt lõi dẫn đến các nguyên nhân cụ thể của các loại biến chứng tiểu đường.  Đó là do đường huyết trong máu tăng quá cao lâu không kiếm soát được, hoặc đường huyết tăng,hoặc hạ đột ngột cũng dẫn đến những biến chứng đáng tiếc cho người tiểu đường

Dấu hiệu biến chứng tiểu đường

Mỗi biến chứng đều có những biểu hiện khác nhau mà người bệnh có thể cảm nhận được như:

  • Mắt mờ
  • Hay mệt mỏi, chóng mặt
  • Tê bì tay chân, nóng dan cảm giác châm chích đầu ngón chân ngón tay
  • Tiểu nhiều
  • Đau lưng nhức mỏi
  • Ngứa, da khô bong chóc
  • Sụt ký 
  • Mất ngủ
  • Rối loạn chức năng sinh dục

Và còn rất nhiều biểu hiện khác tùy vào những biến chứng mà lại có những biểu hiện cụ thể khác nữa mà người bệnh nên hết sức chú ý.

Biến chứng tiểu đường có những loại nào?

Biến chứng của tiểu đường xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào tuýp bệnh thông thường bị tuýp 1 biến chứng sẽ sớm hơn tuýp 2, quá trình điều trị và kiểm soát đường huyết của người bệnh. Biến chứng đái tháo đường được chia thành cấp tính và mạn tính

Biến chứng tiểu đường cấp tính

Biến chứng cấp tính thường xảy ra đột ngột khi tăng hoặc hạ đường huyết quá mức. Những biến chứng cấp tính thường để lại hậu quả nặng nề, nhanh dẫn đến tử vong hơn các biến chứng khác nếu không được xử lý kịp thời.

Biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường

Đây là biến chứng dễ gây tử vong nhất ở người tiểu đường

Biểu hiện:

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 3,9 mmol/L với những biểu hiện:

  • Đói cồn cào
  • Mệt mỏi
  • Run chân tay
  • Bủn rủn
  • Vã mồ hôi
  • Choáng váng
  • Hồi hộp đánh trống ngực

Nguyên nhân:

  • Dùng quá liều thuốc hạ đường huyết
  • Ăn uống kiêng khem quá mức
  • Không ăn nhưng vẫn dùng thuốc tiểu đường
  • Trì hoãn hoặc bỏ bữa ăn;
  • Tập thể dục/hoạt động thể chất nhiều mà không ăn đủ;
  •  Uống quá nhiều rượu bia chất kích thích

Cách xử lý:

  • Nếu người bệnh tỉnh: cho uống luôn nước đường hoặc sữa
  • Nếu bệnh nhân không tỉnh: đưa ngay đến viện để cấp cứu và truyền tĩnh mạch

Hậu quả:

Tiểu đường bị hạ đường huyết quá lâu có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không được điều trị như: 

  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Tử vong

Phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết

  • Dùng thuốc điều trị tiểu đường uống hay insulin phải đúng chỉ định của bác sĩ đúng loại, đúng liều, đúng giờ
  • Ăn uống đúng giờ, đủ chất, không được bỏ bữa, không nên để đói mới đi ăn, hoạt đông thể lực tích cực thì phải bù đủ năng lượng. Luôn phải nhớ: “Không ăn không dùng thuốc tiểu đường”

Biến chứng nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nống độ axit trong máu nguyên nhân là do chuyển hóa dỡ dang do thiếu insulin.

Nguyên nhân:

Biến chứng nhiễm toan ceton thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hơn người đái tháo đường tuýp 2 bỏ điều trị hoặc chưa phát hiện ra bệnh:

  • Bị nhiễm trùng nặng: hô hấp, tiết niệu, sinh dục…
  • Ngưng insulin đột ngột hay sử dụng thuốc sulfamid hạ đường huyết
  • Bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,...

Biểu hiện:

Biến chứng nhiễm toan ceton ở người tiểu đường có những biểu hiện rất rõ ràng:

  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, thở nhanh và sâu
  • Mất nước toàn thể nặng
  • Hạ thân nhiệt rối loạn ý thức

Xử lý:

Phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức nếu  nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Biến chứng tăng áp lực thẩm thấu

Biến chứng này thường xảy nhất trong đái tháo đường tuýp 2, thường xuất hiện khi bệnh nhân bị strees

Nguyên nhân:

Tình trạng tăng áp lực thầm thấu nguyên nhân do tăng đường huyết ở người tiểu đường là biến chứng chuyển hóa của tiểu đường 

Biểu hiện:

Đặc trưng bởi tình trạng:

  • Tăng glucose nặng
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Tăng áp lực thẩm thấu máu
  • Tình trạng rối loạn ý thức

Hậu quả:

Tăng áp lực thẩm thấu máu trên bệnh nhân đái tháo đường rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:

  • Co giật;
  • Hôn mê;
  • Phù não;
  • Suy nội tạng;
  • Tử vong.

Biến chứng tiểu đường mạn tính

Biến chứng tiểu đường mạn tính là hậu quả của quá trình để đường huyết tăng cao kéo dài. Thường những biến chứng này nếu phát hiện kịp thời điều chỉnh thì có thể kiểm soát và phòng ngừa được dễ dàng

Biến chứng tiểu đường lên hệ thần kinh

Biến chứng tiểu đường lên hệ thần kinh là biến chứng phổ biến và sớm nhất ở người tiểu đường

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tổn thương dây thần kinh xảy ra do glucose huyết tăng cao trong máu. Glucose huyết tăng cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể, tuy nhiên, ảnh hưởng thường rõ rệt nhất ở các dây thần kinh chi trên và chi dưới.

Với các biểu hiện biến chứng thần kinh rõ rết như:

Biến chứng thần kinh chi trên và chi dưới (phổ biến)

  • Tê bì, tê nóng, mất/rối loạn cảm giác
  • Gây teo cơ
  • Gây đau nhức đầu ngón chân, ngón tay
  • Gây teo, loét các đầu ngón chân ngón tay có thể dẫn đến phải cưa cắt các chi để tránh nhiễm trùng máu toàn cơ thể

biến chứng tiểu đường
biến chứng bệnh tiểu đường gây cắt chi

Biến chứng tổn thương dây thần kinh sọ (ít gặp) gây:

  • Sụp mí
  • Lác trong
  • Liệt mặt

Biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường là do đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương hệ thống lọc của thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận. 

Bệnh nhân tiểu đường có các biểu hiện mà có thể nhận thấy như sau thì nên đi kiểm tra chức năng thận ngay:

  • Rùng mình lạnh các chi
  • Đau lưng nhức mỏi đầu gối
  • Thớ yếu, ăn không ngon
  • Hoa mắt, mất ngủ, hay gặp ác mộng
  • Tiểu nhiều về đêm, nước tiểu bất thường
  • Chóng mặt ù tai
  • Táo bón
  • Ngứa ở da
  • Rối loạn chức năng sinh dục

⇒ Hậu quả cuối cùng của biến chứng thận ở người tiểu đường chính là suy thận

Biến chứng gan của bệnh tiểu đường

Gan cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu và đường huyết của chúng ta. Vì vậy với người tiểu đường khi đường huyết lên xuống thất thường sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu đi kèm. Dẫn đến sản sinh nhiều hơn các loại chất béo dư thừa nếu không được đào thải ra ngoài mà được tích tụ tại gan sẽ gây tổn thương gan.

Biến chứng gan ở người tiểu đường sẽ chia làm các giai đoạn từ:

  • Gan nhiễm mỡ
  • Viêm gan
  • Xơ hóa
  • Xơ gan

Người tiểu đường mà có các biểu hiện sau nên đi kiểm tra chức năng gan sớm để có thể điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho gan:

  • Xuất hiện cơn đau dai dẳng ở vùng bụng
  • Vàng da
  • Mệt mỏi, ăn không ngon
  • Sụt cân, buồn nôn
  • Ngứa
  • Dễ bị chảy máu, bầm tím hoặc sưng chân,...

Biến chứng tiểu đường lên mắt

Biến chứng tiểu đường lên mắt được ghi nhận bao gồm tăng nháp áp cao, đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc. Với các bệnh lý về mắt này cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, ngăn chặn mù lòa.

Người bệnh tiểu đường cần để ý những thay đổi bất thường tại mắt để đi thăm khám ngay như: mờ mắt, đau nhức trong hốc mắt, ruồi bay trước mắt… Người bệnh có thể bị nhìn mờ, tầm nhìn xuất hiện nhiều chấm đen di động, trôi nổi như ruồi muỗi bay. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu không điển hình như chảy nước mắt, nhức mỏi mắt… tầm nhìn bị hạn chế, xuất hiện các khoảng tối, nhìn mờ như có một màng che phủ trước mắt. Người bệnh có thể thấy buồn nôn và nôn. 

Biến chứng nhiễm trùng của bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao sẽ khiến các vết trầy xước nhỏ, hay vết thương nhỏ cũng là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi vì vậy người tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và lâu lành

Theo thống kê mới nhất, thì có đến gần một nửa các bệnh nhân tiểu đường có ít nhất 1 lần nhập viện hoặc điều trị ngoại trú vì các bệnh nhiễm trùng, với nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người không bị tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường thai kỳ tới mẹ và bé

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát được đường huyết trong máu sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé:

  • Với mẹ: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh, đa ối, sảy thai, thai chết lưu
  • Với thai nhi: thai nhi tăng trưởng quá mức và thai to, hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu.

Hình ảnh biến chứng tiểu đường

Hình ảnh biến chứng mắt ở người tiểu đường - Gây mù lòa

biến chứng mắt ở người tiểu đường
Biến chứng mắt ở người tiểu đường khi xuất hiện những đốm đen

biến chứng mắt ở người tiểu đường
Biến chứng mắt ở người tiểu đường gây mờ mắt, tầm nhìn kém

Hình ảnh biến chứng thận ở người tiểu đường - Gây suy thận phải lọc máu

biến chứng thận ở người tiểu đường
Biến chứng thận ở người tiểu đường gây phù chân

biến chứng thận ở người tiểu đường
Biến chứng thận ở người tiểu đường gây phù mặt

Hình ảnh biến chứng bàn chân ở tiểu đường - Gây cắt chi

biến chứng bàn chân ở người tiểu đường
Biến chứng bàn chân ở người tiểu đường gây lở loét nhiễm trùng

biến chứng bàn chân ở người tiểu đường
Biến chứng bàn chân ở người tiểu đường gây ngứa, nổi sừng

biến chứng bàn chân ở người tiểu đường
Biến chứng bàn chân ở người tiểu đường gây da khô bong tróc

biến chứng bàn chân ở người tiểu đường
Biến chứng bàn chân ở người tiểu đường gây cắt cụt chi

Hình ảnh biến chứng nhiễm trùng ở người tiểu đường - Gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong

Biến chứng nhiễm trùng da ở người tiểu đường

biến chứng nhiễm trùng ở người tiểu đường
biến chứng nhiễm trùng ở người tiểu đường gây hoại tử

Tầm soát biến chứng tiểu đường sớm có cần thiết? cần làm gì?

Khi bị tiểu đường ngoài lo lắng về việc kiểm soát được đường huyết thì người bệnh càng lo hơn về những biến chứng của căn bệnh này mang đến. Vì vậy việc tầm soát biến chứng tiểu đường sớm là cần thiết sẽ giúp có thể kiểm soát hoặc ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này mang lại

Thực hiện tầm soát biến chứng tiểu đường cần:

Hạng mụcPhương thức thực hiệnLợi ích
Kiểm tra chỉ số cơ thểĐo chiều cao, cân nặng, vòng bụng,...Để tính chỉ số BMI của cơ thể đồng thời đánh giá được tình trạng người bệnh hiện đang gầy, béo, hay bình thường
Khám nội tổng quátĐo huyết áp, nhịp tim, tần số thở,…Đánh giá sự hoạt động của các cơ quan nội tạng cơ thể có bình thường hay bất thường gì không
Đo điện timBác sĩ sẽ đặt điện cực của máy đo lên cánh tay, chân, ngực của bạnĐánh giá bệnh lý về tim qua các thông số hiển thị trên màn hình của thiết bị đo điện tim
Xét nghiệm chỉ số HbA1cCác xét nghiệm này thì cần lấy máu khi đói
Khu vực lấy máu là tĩnh mạch 
Để xác định mức độ ổn định đường huyết của người bệnh
Nếu <6.5% thì là ổn, khả năng xảy ra những biến chứng cấp tính cũng được hạn chế 
Xét nghiệm chỉ số GlucoseĐể xác định khả năng dung nạp đường của cơ thể Nếu chỉ số đường huyết 4-5.9mmol/l thì là bình thường
Chức năng thậnĐánh giá được chức năng thận của bạn bình thường qua 2 thông số:
- UREA: 3,6 – 6,6 mmol/l.
- CREATININE: 55 - 110 mol/l
Mỡ trong máu Nhằm xác định các chỉ số mỡ trong máu có ổn không:
Chỉ số CHOLESTEROL: Dưới 200mg/ DL.
Chỉ số LDL-CHOLESTEROL: Dưới 130mg/ DL.
Chỉ số HDL-CHOLESTEROL: Trên 50mg/ DL.
Chỉ số TRIGLYCERIDE: Dưới 160mg/ DL.
Xét nghiệm nước tiểuBước 1: Lấy mẫu nước tiểu
Bước 2:  Bác sĩ sẽ lấy mẫu và đánh giá, xét nghiệm:
- Màu sắc.
- Chỉ số.
- Độ cặn.
- …
Những chỉ số cho thấy bạn đang bị tiểu đường:
Tỷ trọng SG > 1,025.pH < 4,8.GLU > 0.84 mmol/L.Xuất hiện protein albumin và KETONE.…
Soi đáy mắtBước 1. Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử để dễ dàng soi đáy mắt
Bước 2. Thực hiện soi đáy mắt :Soi đáy mắt trực tiếp.Soi đáy mắt gián tiếp.Dọc đèn soi đáy mắt.
Soi đáy mắt sẽ giúp bác sĩ biết đươc những bất thường của mặt sau của mắt: giác mạc, võng mạc, dây thần kinh thị giác,,,Xác định bạn có đang gặp các biến chứng mắt do tiểu đường không
Siêu âm tim- Bác sĩ sẽ dùng đầu dò siêu âm của thiết bị siêu âm để siêu âm vùng ngực của bạn
- Các thông số sẽ được hiển thị trên màn hình của thiết bị siêu âm
- Kiểm tra chức năng tim.
- Để phát hiện biến chứng tim mạch ở người tiểu đường
Siêu âm động mạch cảnh- Để kiểm tra hoặc phát hiện xơ vữa động mạch có đang xảy ra không hay diễn biến hiện tại thế nào
Siêu âm động mạch ngoại biên-Để kiểm xa tình trạng mảng bám tích tụ trong mạch máu đến não và các cơ quan khác
- Tránh biến chứng tai biến mạch máu của người tiểu đường
Chức năng ganThực hiện xét nghiệm máu ở tĩnh mạch xác định các chỉ số ở gan- Kiểm tra chỉ số men gan: SGOT, SGPT.
- Qua đó bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng bị ảnh hưởng của gan do tiểu đường và có hướng điều trị phù hợp

Lưu ý: Tất cả những kiểm tra xét nghiệm trên có thể linh hoạt theo từng người từng trường hợp không phải là sẽ làm tất cả hoặc cũng có thể phải làm thêm những xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ

Các kiểm soát và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Để kiểm soát và phòng ngừa biến chứng tiểu đường người bệnh tiểu đường nên đảm bảo:

  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng khuyến cáo của bác sĩ: đúng liều lượng, đúng thời gian
  • Kiểm soát chế độ ăn hằng ngày: 
    • Giảm tinh bột, đường từ gạo trắng, lúa mì, khoai tây, đường mía, đường sữa 
    • Hạn chế muối, chất béo xấu (mỡ động vật, đồ ăn nhanh),
    • Hạn chế thịt đỏ, trứng, sữa
    • Tăng cường các loại rau xanh, dễ tiêu hóa chế biến dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán
    • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày 
    • Ăn nhiều các loại hoa quả ít ngọt: bưởi, ổi, dâu tây,...
  • Tập thể dục đều đặn: tập thể dục hàng ngày đã được chứng minh giúp giảm đường huyết hiệu quả, đặc biệt sẽ giúp người bệnh tiểu đường nếu thừa cân sẽ giảm được cân, làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, thần kinh,...
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia: Nó sẽ làm cho các biến chứng tiểu đường diễn biến nhanh hơn gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
  • Theo dõi đường huyết định kỳ ít nhất 2-3 tháng/ lần đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết, HbA1c để bác sĩ có tư vấn và điều chỉnh thuốc hợp lý