Biến chứng tiểu đường phù chân là một trong những biến chứng tiểu đường liên quan đến bàn chân thường gặp. Biến chứng diễn ra khá âm thầm biểu hiện không rồn rập tuy nhiên gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, thậm chí có thể gây tàn tật

Biến chứng tiểu đường phù chân có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, mắt, chân…. Trong đó, tiểu đường phù chân là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đồng thời biến chứng này cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều tác động tiêu cực khác như: Làm ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, bàn chân bị ứ nước và bị nhiễm trùng,… 

Ở những người bệnh tiểu đường bị phù chân, làm những tổn thương ở mạch máu và dây thần kinh bàn chân cũng sẽ khiến người bệnh bị giảm cảm giác, phản xạ kém, làm biến dạng chân, vận động khó khăn,  đi lại bất tiện. Hơn thế nữa, biến chứng phù chân ở người bệnh tiểu đường khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, các mạch máu bị tổn thương, gây nhiễm trùng, khiến các vết thương lâu lành, lở loét hay hoại tử giống như biến chứng tiểu đường tê bì chân tay

biến chứng tiểu đường phù chân
biến chứng tiểu đường phù chân có thể gây đoạn chi

Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường phù chân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường phù chân:

Do suy thận

Đây có thể được coi là một trong những nguyên nhân gây nên biến chứng tiểu đường phù chân. Khi đường huyết trong cơ thể tăng cao tạo ra nhiều chất oxy hóa độc hại, gây tổn thương các mạch máu nhỏ tại thận. Gây nên suy giảm chức năng thận (lọc máu của thận). Khi đó nước và natri không loại bỏ ra khỏi cơ thể sẽ ứ đọng trong cơ thể gây ra biến chứng tiểu đường phù chân.

biến chứng tiểu đường phù chân
biến chứng tiểu đường phù chân do suy thận

Do xơ gan

Xơ gan làm giảm lượng albumin, là loại protein huyết thanh quan trọng, chiếm khoảng 60-80% tổng số protein trong cơ thể. Loại protein này có tác dụng duy trì áp suất keo của máu, ngăn chặn hiện tượng thấm qua mạch ra ngoài gian bào. Khi hàm lượng albumin bị suy giảm khiến nước tràn ra lòng mạch gây phù chân.

Do các bệnh lý tim mạch

Đường huyết tăng cao khiến cho tim và hệ tuần hoàn bị tổn thương nghiêm trọng. Dẫn đến khả năng bơm máu từ tim đến các bộ phân khác cũng bị ảnh hưởng. Khi đó bàn chân là bộ phận xa tim nhất, dẫn đến việc nhận được máu ít nhất do đó chịu tác động nghiêm trọng nhất dẫn đến việc bị phù chân.

Do tổn thương tĩnh mạch chân

Người tiểu đường đường huyết tăng cao làm cho tĩnh mạch và van bơm tĩnh mạch bị suy yếu dẫn đến máu từ bàn chân không thể bơm về tim gây nên áp lực hệ thống mạch máu ở chân gây phù chân tiểu đường

Do những nguyên nhân khác

  • Do thời tiết: Khi thời tiết nắng nóng, tĩnh mạch giãn ra để tự làm mát. Tuy nhiên tĩnh mạch có thể không đưa máu về tim được, dẫn đến việc chất lỏng tích tụ ở mắt cá chân và bàn chân, khiến cho chân bị phù
  • Do dùng nhiều rượu bia: Uống rượu bia nhiều có thể khiến chân bị sưng phù bởi cơ thể giữ nước . Tuy nhiên hiện tượng phù chân do nguyên nhân này sẽ sớm biến mất sau vài ngày.

Người bệnh tiểu đường bị phù chân có những triệu chứng gì?

Những người bị tiểu đường bị phù chân có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Màu da bàn chân bị thay đổi, ấn vào chân thấy lõm xuống
  • Bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng phù, tấy đỏ
  • Người bệnh thấy đau chân và tê bì chân
  • Nhiệt độ da chân bị tăng giảm thất thường
  • Các vết loét ở bàn chân bị chảy nước, dễ bị viêm loét,  lâu khỏi, hoại tử.
  • Móng chân xuất hiện các vết chai hoặc bị mọc ngược
  • Gót chân xuất hiện các vết rạn nứt
  • Chân có mùi hôi bất thường kể cả đã rửa sạch

Biến chứng tiểu đường phù chân

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường phù chân

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường phù chân, người bệnh cần cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách như sau:

Chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp

Để kiểm soát tốt đường huyết thì chế độ dinh dưỡng chiếm 80%. Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả:

  • Hạn chế ăn tinh bột, và đường: Thay vào đó ăn nhiều rau củ, chất xơ để kiếm soát cân nặng, cải thiện tiêu hóa
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa kiểm soát lượng thực ăn ít một và hạn chế tăng cân
  • Hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
  • Hạn chế muối để bảo vệ thận, nhất là những người tiểu đường phù chân do suy thận

Chế độ sinh hoạt lối sống khoa học

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì chế độ sinh hoạt thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng:

  • Giảm cân với người tiểu đường bị béo phù, thừa cân
  • Tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe: chạy bộ, đạp xe, tập gym,..
  • Không hút thuốc, rượu bia hay các chất kích thích khác
  • Không lo lắng suy nghĩ strees quá nhiều
  • Kê cao chân khi nằm

Bảo vệ đôi chân

Người bị biến chứng tiểu đường phù chân thì phải hết sức chú ý bảo về đôi chân của mình:

  • Đi lại nhẹ nhàng, thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm, massage nhẹ nhàng để tuần hoàn máu ở chân đều đặn, giúp cho không bị ứ đọng, phù chân
  • Không đi chân đất, đi giày thì nên kiếm tra xem có cặn vật cứng gì trong giày không để không gây tổn thương, xước chân có thể gây nhiễm trùng, hoại tử
  • Khi bị thương ở chân cần phải làm sạch thường xuyên, băng bó vết thương cẩn thận để có thể hạn chế nhiễm trùng cao nhất
  • Thường xuyên kiếm tra quan sát theo dõi sự bất thường của bàn chân để có thể phát hiện sớm những biến chứng bàn chân ở người tiểu đường: kích thước, mùi, màu sắc, hình dạng,....

Kiểm tra đường huyết, khám sức khỏe định kỳ

Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp phát hiện kịp thời các biến chứng tiểu đường để cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc phù hợp.

Biến chứng tiểu đường phù chân có thể kiểm soát được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thì ngay bây giờ, nếu bạn phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, hãy gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị tránh phát triển nghiêm trọng

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

[contact-form-7 id="584" title="Form lien he"]