Để hiểu rõ hơn lý do tại sao biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng cũng như cách phòng tránh làm sao cho hiệu quả, an toàn, mời các bạn cùng theo dõi thông tin dưới đây.

Tại sao biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng?

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng nghiêm trọng mà người bệnh tiểu đường thường hay gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị nhiễm một loại vi sinh vật nào đó. Biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng thường nặng, diễn biến phức tạp, dai dẳng và hay tái đi tái lại nhiều hơn so với người bình thường.  

Thống kê gần đây nhất cho thấy, gần một nửa người tiểu đường có ít nhất một lần phải nhập viện hoặc điều trị ngoại trú vì gặp phải các bệnh lý do nhiễm trùng. Đây là một trong những biến chứng tiểu đường vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tình có nguy cơ diễn tiến nặng dẫn đến nhiều hệ quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

 Lý do khiến người tiểu đường dễ gặp biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng là bởi:

Người tiểu đường thường có lượng đường huyết tăng cao. Đây là môi trường vô cùng ưa thích của các loại vi khuẩn gây hại. Chính vì thế mà người tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng do nồng độ đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Hơn nữa, tình trạng rối loạn thần kinh cảm giác cũng khiến họ chậm phát hiện các tổn thương ngoài da khi bị trầy xước, đây cũng là yếu tố làm cho khả năng nhiễm khuẩn tăng cao.

Bên cạnh đó, người tiểu đường thường bị tổn thương mạch máu ngoại biên khiến lưu lượng máu đến các chi bị giảm, dẫn đến giảm dinh dưỡng mô, và khả năng phản ứng miễn dịch của người  bệnh kém hiệu quả. Điều này làm cho quá trình chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh lại thêm khó khăn hơn.

Tại sao biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng
Tại sao biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng

Biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng những cơ quan nào?

Biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng tiết niệu

Người tiểu đường rất hay mắc phải nhất là nữ như:

- Viên bàng quang: Có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt, tiểu gắt, tiểu buốt tiểu khó, nước tiểu đục, có căn, có thể có máu. Tuy nhiên 90% bệnh nhân tiểu đường bị viêm bàng quang không có triệu chứng. Vì vậy để phát hiện điều trị kịp thời chỉ có xét nghiệm nước tiểu.

-Viêm thận; Biểu hiện đau vùng hông lưng, sốt cao, lạnh, nước tiểu đục hoặc tiểu ra máu

Biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng phổi

Rất dễ gặp viêm phổi và lao phổi:

- Viêm phổi: Biểu hiện sốt cao, ho, khạc đờm, khạc máu, đau ngực, khó thở,...Người tiểu đường bị viêm phổi thường khá nặng do tổn thương nhu mô phổi lan tỏa, dễ dẫn tới áp xe phổi, nhiễm trùng huyết.

-Lao phổi: biểu hiện mệt mỏi, đau ngực, khó thở,...Tỷ lệ người tiểu đường bị lao phổi cao gấp 2-4 lần người không bị tiểu đường. Với bệnh nhân đái tháo đường bị lao phổi thường nặng tiến triển nhanh nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn tới tử vong.

Biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng da, mô mềm

Gây ra biến chứng viêm da, loét chân, nhiễm nấm,...:

- Viêm mô tế bào: Biểu hiện viêm đỏ trên da, kèm sưng hạch

- Loét bàn chân: Thường bị ở ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân, lòng bàn chân. Thường hoại tử ướt, chảy mủ, hoại tử sưng nề tấy đỏ

- Viêm da do tụ cầu: Trên da thường nhiều mụn nhọt

- Nhiễm nấm: Thường bị nhiễm nấm ở cơ quan sinh dục, nấm kẽ chân, có thể để nặng dẫn đến loét bàn chân và hoại tử

Biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng răng miệng

Thường gặp các biến chứng nhiễm trùng răng miệng như: viêm lợi, viêm chân răng, rụng răng, sâu răng, cao răng, viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt dẫn tới nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài các biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng thường gặp trên thì bệnh nhân tiểu đường có thể gặp các biến chứng nhiễm trùng khác như: Viêm túi mật khí thủng, viên tai ngoài ác tính, viêm tuyến mang tai,...

Cách phòng tránh biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng

  • Kiểm soát tốt đường huyết, tuân thủ theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng giờ, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện khoa học.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…
  • Thường xuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng: sử dụng bàn chải lông mềm, vệ sinh răng miệng đúng cách và tránh gây trầy xước, tổn thương trong khoang miệng.
  • Không nhịn tiểu, uống đủ từ 1,5-2l nước mỗi ngày. Vệ sinh bộ phận sinh dục bên ngoài sạch sẽ, rửa sạch vùng kín sau khi quan hệ tình dục nhằm chống nhiễm khuẩn.
  • Người tiểu đường cần giữ làn da khô ráo ở những vùng hay cọ xát vào nhau như nách, bẹn, kẽ ngón chân, thường xuyên cắt móng chân, móng tay. 
  • Với các vết thương hở, cần phải chăm sóc cẩn thận, rửa sạch bằng cồn hoặc dung dịch nước muối sinh lý và băng bó cẩn thận ngay khi mới phát hiện.
  • Người bệnh nên lựa chọn một vài môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội, đạp xe, … và dành thời gian tập thể thao mỗi ngày từ 30 – 60 phút. Lưu ý hạn chế các hoạt động phải dùng sức nhiều hoặc làm tăng áp lực lớn lên bàn chân như chạy nhảy.

>> Xem thêm: biến chứng tiểu đường loét bàn chân

Nếu đã bị biến chứng tiểu đường gây nhiễm trùng thì nên tìm cách để kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của nó. Còn nếu chưa gặp các biến chứng nên biết cách bảo vệ toàn vẹn các mạch máu, thần kinh sẽ giúp người bệnh phòng tránh từ sớm biến chứng thần kinh tiểu đường.