Biến chứng tiểu đường gây ngứa: Nguyên nhân và cách cải thiện

Với người tiểu đường rất dễ gặp các tổn thương về da do đường huyết cao dẫn đến tổn thương các dây thần kinh khiến cho việc bài tiết bị rối loạn gây nên khô da, ngứa da. Tuy biến chứng tiểu đường gây ngứa da không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tinh thần, và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân biến chứng tiểu đường gây ngứa

Người bệnh tiểu đường có thể thấy trên da xuất hiện những đốm nhỏ, màu nâu, thường gặp nhất là ở chân. Tuy nhiên, các mảng da sẫm màu này có thể xuất hiện ở cổ và nách, gây ngứa da tại những khu vực này. Biến chứng tiểu đường gây ngứa này thường xuất hiện ở những người đã mắc bệnh tiểu đường trong suốt một khoảng thời gian dài.

Các nhà khoa học cho rằng, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng tới khả năng lưu thông máu, từ đó gây ra các biến chứng tiểu đường gây ngứa da, khô da. Trên thực tế, người bệnh  tiểu đường thường có nồng độ đường huyết cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.

Do đó, người bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm nẫm, nhiễm khuẩn trên da cao hơn. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn này lan sang bộ phận sinh dục, người bệnh tiểu đường có thể bị mụn rộp, viêm quy đầu, viêm âm đạo,… Những tình trạng này cũng có thể khiến người bệnh thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Thêm vào đó, việc đường huyết không được kiểm soát tốt cũng có thể ảnh hưởng tới các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi trên da. Điều này có thể gây ngứa chân, bàn chân và làm tăng nguy cơ nhiễm nấm trên da tại các khu vực này.

biến chứng tiểu đường gây ngứa
Rất nhiều nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường gây ngứa

Để có thể điều trị dứt điểm tránh sự tiến triển của biến chứng tiểu đường cần phải tìm ra nguyên nhân thực sự. Biến chứng tiểu đường gây ngứa thường xảy ra khi:

Suy thận và xơ gan

Khi người bệnh tiểu đường gặp biến chứng suy thận và xơ gan khiến cho chức năng đào thải các chất độc của gan thân bị suy yếu. Khiến cho chất thải urea, bilirubin tích tụ dưới da lâu nên gây ngứa khó chịu

Để điều trị dứt điểm tình trạng biến chứng tiểu đường gây ngứa thì với suy thận nặng thì phải chạy thận hoặc ghép thận nhân tạo. Còn với xơ gan thì có thể dùng thuốc để kìm hãm tình trạng xơ gan và cải thiện tình trạng ngứa. Ngứa do xơ gan khó dứt điểm và nguy hiểm hơn suy thận do không thể khỏi hẳn được xơ gan cũng như không có biện pháp ghép gan nhân tạo như thận.

Vi khuẩn

Bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng tiểu đường gây ngứa do hàm lượng glucose trong máu tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, da lại không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ dễ bị thương, bị thương thì khó lành và rất dễ gặp các vấn đề về da: viêm da, viêm chân lông, viêm dị ứng,...

Nhiễm nấm

Khi đường huyết lên cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Với những kẽ tay, kẽ chân, háng, bụng,...là vị trí khó vệ sinh hoặc khó lâu khô dẫn đến dễ bị nấm ngứa. Để điều trị nhiễm nấm có thể dùng thuốc trị nấm, uống hoặc bôi kem đồng thời điều chỉnh sao cho đường huyết có thể về mức bình thường.

Dị ứng thuốc

Với bệnh nhân tiểu đường lâu năm thì dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau nhất là những người đang gặp các biến chứng của bệnh. Vì vậy sử dụng thuốc tây y quá nhiều cũng sẽ gặp trường hợp bị dị ứng khiến cho gặp tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ. Khi uống thuốc lạ mà gặp các phản ứng thì người bệnh nên ngưng sử dụng và gặp bác sĩ ngay để thăm khám.

Tổn thương mạch máu

Đường huyết tăng cao, khiến cho các mạch máu dưới da bị tổn thương, khiến da bị khô sạm, ngứa ngáy. Nhất ở chân sẽ xuất hiện các vết tròn khác màu kèm theo đó là ngứa ngáy khó chịu.

Khi gặp các biến chứng tiểu đường gây ngứa ngáy cần phải xác định được nguyên nhân chính xác để có phương án điều trị an toàn và hiệu quả hơn.

Các triệu chứng cho biết đang bị biến chứng tiểu đường gây ngứa

Nếu gặp các triệu chứng nhận biết người tiểu đường đang bị biến chứng tiểu đường gây ngứa không nên bỏ qua:

  • Người bệnh gặp tình trạng da khô, da bong tróc, nứt nẻ
  • Hay cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát
  • Móng tay, móng chân cứng, dễ gãy
  • Xuất hiện vùng da khác màu, mảng màu từ nâu nhạt, nâu sẫm đến đỏ và hồng
  • Da hay bị nổi mẩn đỏ, nốt sần, hay nhức mỏi, tê bì chân tay
  • Tứ chi cảm giác châm chính, ngứa ngáy

Gặp những triệu chứng này thường dễ bị người bệnh tiểu đường nhầm lẫn là các căn bệnh ngoài ra nên nhiều người chủ quan không thăm khám. Đến khi bệnh nghiêm trọng mới bắt đầu đi khám, khiến cho bệnh điều trị chở nên khó khăn hơn.

biến chứng tiểu đường gây ngứa
biến chứng tiểu đường gây ngứa

Các cách giảm ngứa da cho người gặp biến chứng tiểu đường gây ngứa

Nếu ngứa do biến chứng thần kinh, người bệnh tiểu đường cần ổn định đường huyết với thuốc kết hợp với chăm sóc da hàng ngày. Cụ thể:

  • Dùng kem dưỡng ẩm ở các vùng da tay và da chân bị khô (tuy nhiên không thoa vào kẽ chân, kẽ tay)
  • Hạn chế tắm bằng các loại xà bông có nồng độ pH cao, nên dùng nước lá khế chua để tắm
  • Không gãi mạnh gây xước da, nếu cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, người bệnh có thể dùng khăn lạnh đắp lên để giảm ngứa.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, tốt nhất là mặc đồ có chất liệu cotton để giữ da khô thoáng.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách tắm thường xuyên hơn.

Xem thêm: biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Biến chứng da khác thường gặp ở người tiểu đường

Ngoài vấn đề biến chứng tiểu đường gây ngứa da, người bệnh còn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác trên da như:

  • Bệnh gai đen: Bệnh có biểu hiện như da sạm đen, dày, sần sùi ở những nơi có nếp gấp trên cơ thể như cổ, háng, nách … Biến chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu ở những người bị tiểu đường tuýp 2.
  • U mỡ vàng, ban vàng: Đó là các u nhỏ, bé bằng hạt đậu, quầng đỏ, thường xuất hiện trên mu bàn tay, bàn chân, cánh tay. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi.
  • U hạt vòng: Đặc trưng của bệnh là những nốt sần xếp thành hình vòng cung, có màu đỏ hoặc nâu.
  • Bệnh bạch biến: Đây là biến chứng về da mà những người tiểu đường tuýp 1 dễ mắc phải. Bệnh khiến sắc tố nâu ở da bị phá hủy và chuyển sang màu trắng.
  • Mụn nhọt, phỏng nước: Các vị trí thường có mụn nhọt, phỏng nước như bàn tay, bàn chân, cẳng tay, ngón chân… Chúng thường gặp khi người bệnh đái tháo đường đã mắc biến chứng thần kinh.
  • Nhiễm nấm: Nhiễm nấm dẫn đến các tình trạng nổi đỏ, mẩn ngứa thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt như nách, kẽ chân hay kẽ tay và thường do nấm candida albicans gây ra.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Đây cũng là một trong những biến chứng khá phổ biến ở người tiểu đường bị ngứa da. Trong đó vi khuẩn staphylococcus được xem là thủ phạm chính gây ra các dấu hiệu mụn nhọt, sưng viêm hay thậm chí là nhiễm trùng.
  • Tổn thương dây thần kinh da: Lượng đường huyết tăng cao gây tổn thương đến thần kinh dẫn đến giảm cảm giác ở chân và tay. Đôi khi, bạn dẫm phải vật lạ làm da trầy xước, rách mà không biết. Từ đó, vết thương không được chữa trị sẽ lan rộng, hình thành vết loét có thể dẫn tới cắt cụt chi. Vì vậy, người bệnh cần phải lưu ý điều này.

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường gây ngứa

Bệnh tiểu đường bị ngứa có nhiều diễn biến phức tạp và gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa biến chứng tiểu đường gây ngứa này tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Kiểm soát tốt lượng đường huyết bằng chế độ ăn uống khoa học và tăng cường tập thể dục, thể thao.
  • Chăm sóc và bảo vệ da, giữ cho làn da được sạch sẽ, khô thoáng, tránh để bị trầy xước. Nếu xuất hiện những tổn thương trên da cần nhanh chóng rửa sạch rồi băng bó lại.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe.
  • Quan sát tình trạng sức khỏe của da, nếu phát hiện có vết chai chân, vùng da tối màu bất thường, vết loét,.. bạn cần tới bệnh viện để thăm khám sớm.
  • Ngủ nghỉ đủ giấc, đúng giờ để giúp cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng, kích thích việc sản xuất collagen giúp da trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị kịp ;