Biến chứng tiểu đường gây mất ngủ làm sao để cải thiện?

Có một giấc ngủ sâu, ngủ ngon giúp tinh thần thoải mái là một biến pháp giúp kiểm soát đường huyết ổn đinh, kích thích hoạt động của insulin. Tuy nhiên rất nhiều người tiểu đường gặp biến chứng tiểu đường gây mất ngủ dẫn đến sức khỏe, tinh thần ảnh hưởng rất lớn. Vậy nguyên nhân vì sao, làm sao để có thể cải thiện nó?

Nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường gây mất ngủ là gì?

Biến chứng tiểu đường gây mất ngủ ở người tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do việc lên xuống thất thường của đường huyết:

  • Đường huyết tăng cao khiến người bệnh hay bị tiểu đêm, thức giấc nhiều lần dẫn đến trằn trọc khó ngủ lại được
  • Hạ đường huyết khiến người bệnh bị đói cồn cào, khó chịu dẫn đến khó vào giấc
  • Gặp các biến chứng thần kinh ngoại vi như: đau nhức, tê bì, cảm giác kiến bò, kiến cắn,...

Ảnh hưởng biến chứng tiểu đường gây mất ngủ là gì?

Khi người bệnh gặp các biến chứng tiểu đường gây mất ngủ như: khó ngủ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc, ngủ quá nhiều,...nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường:

Thay đổi đường huyết trong máu

Khi bị tiểu đường thì nồng độ đường huyết trong máu sẽ thay đổi rất nhiều vào ban đêm.

  • Đường huyết tăng cao: Thận sẽ phải hoạt động nhiều để đẩy đường ra khiến sản xuất nhiều nước tiểu đẩy vào bàng quang làm người bệnh hay phải tiểu nhiều, khát nước nhiều dẫn đến việc hay bị thực giấc khó ngut
  • Đường huyết thấp: Cơ thể người bệnh bị đói, chóng mặt, run rẩy, vã mồ hôi, ...cũng khiến khó có thể ngủ được

Biến chứng tiểu đường gây mất ngủ
Biến chứng tiểu đường gây mất ngủ

Chân tay dễ bị đau

Khi mắc phải bệnh tiểu đường, nó làm cho các dây thần kinh của người bệnh bị đau nhức, nhất là ở chân gây biến chứng thần kinh ở người tiểu đường. Người bệnh có cảm giác tê rát hoặc khó chịu như kiến bò, côn trùng bò trên chân. Cảm giác này có thể mất đi tạm thời khi di chuyển vận động chân, nhưng vẫn ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Rối loạn hô hấp khi thở

Người tiểu đường, phần lớn là người bị thừa cân, béo phì và có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ. Nó là một loại rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm, làm giảm nồng độ oxy trong máu, tạo cảm giác bồn chồn và tỉnh giấc nhiều lần.

Tâm trạng dễ thay đổi

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh trầm cảm và tăng cảm giác lo âu…cản trở giấc ngủ của bạn.

Vậy làm sao để cải thiện biến chứng tiểu đường gây mất ngủ?

Cải thiện biến chứng tiểu đường gây mất ngủ là điều cần thiết bởi giấc ngủ cũng như bữa ăn, mỗi người bệnh có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình bệnh dựa vào thói quen sinh hoạt, tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên cũng có một số mẹo đơn giản cải thiện giấc ngủ cho bệnh tiểu đường như sau:

Lập kế hoạch về giờ đi ngủ

Mỗi ngày bạn cần tự kiểm tra giờ đi ngủ của mình, so sánh với các ngày trước. Tốt nhất phải kiểm soát tuyệt đối, không để ngủ quá muốn hay thay đổi giờ sinh hoạt trong thời gian dài. Việc này rất có lợi cho quá trình điều trị của người bệnh. 

Không sử dụng đồ uống có cồn trước khi ngủ

Việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, các chất kích thích sẽ gây trạng thái khó chịu và cũng là một nguy cơ kìm hãm tác dụng của các thuốc điều trị. Trước  3 tiếng đi ngủ, tuyệt đối không được uống rượu bia… những chất này có thể khiến bạn ngủ li bì lúc đầu nhưng dễ tỉnh vào giữa đêm. 

Không sử dụng các thiết bị điện tử

Các thiết bị điện tử như phòng ngủ, tivi, máy tính là tác nhân gây mất ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng từ điện thoại quá nhiều trước khi ngủ có thể làm tăng insulin, khiến đường glucose không được vận chuyển đến các tế bào. Kết quả là lượng đường trong máu sẽ luôn cao.

Một nghiên cứu được  công bố trên tạp chí PLoS ONE vào tháng 5 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tắt nguồn sáng (bao gồm điện thoại, tivi và máy tính) trước khi đi ngủ. Để ngon giấc, bạn nên giữ phòng ngủ tối suốt đêm.

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu thường xuyên

Kể cả là chuẩn bị cho giấc ngủ hay bình thường, việc ưu tiên hàng đầu vẫn là kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp luôn khiến người bệnh mất ngủ. 

Giữ tâm trạng thoải mái

Người bệnh cần cố gắng giữ tinh thần thư thái trước khi ngủ. Nếu khó ngủ, bạn có thể đọc sách để cân bằng lại cảm xúc.Hãy tập cách thư giãn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tìm các cách giải trí để giảm bớt mệt mỏi, tham gia vào các câu chuyện hoặc hoạt động mình yêu thích. 

Nếu bị khó ngủ, hãy làm gì đó một cách tập trung khoảng 20 phút để dễ đi ngủ hơn. 

Giấc ngủ là quan trọng nhất

Hầu hết người lớn cần ngủ ít nhất 7-9 giờ một đêm. Tiến sĩ Strohl – Trung tâm giấc ngủ quốc gia Mỹ (NSF) – cho biết: “Giấc ngủ cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường. Bạn phải ưu tiên việc ngủ hơn xem tivi hay nói chuyện điện thoại”.

Tích cực vận động

Cách cải thiện biến chứng tiểu đường gây mất ngủ bao gồm cả việc tập thể dục. Vận động giúp cơ thể thoải mái và cân bằng mọi chỉ số trong cơ thể. Bạn sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm nếu tập thể dục trong ngày. Người bị bệnh tiểu đường có thể dành ít nhất 10 phút để tập thể dục. Thói quen này còn giúp bạn đốt cháy calo và duy trì trọng lượng cơ thể, giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Xem thêm: biến chứng tiểu đường gây mờ mắt