Cảnh báo biến chứng tiểu đường gây hoại tử ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Biến chứng tiểu đường gây hoại tử và phải cắt cụt chi gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh khiến người bệnh tiểu đường lo sợ nhất. Người bệnh tiểu đường hãy hết sức cẩn trọng đừng chủ quan với những biểu hiện nhỏ nhất

Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường gây hoại tử

Biến chứng mạch máu do tiểu đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại:

  • Biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch ngoại vi, bệnh động mạch vành và đột quỵ;
  • Biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh. 

Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến để nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị lở loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo và khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì cả hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi…

Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu kèm với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi làm cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương sẽ có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi đó nguy cơ phải cắt cụt chi rất cao.

Biến chứng tiểu đường gây hoại tử
Biến chứng tiểu đường gây hoại tử

Các yếu tố nguy cơ tăng cao dễ biến chứng tiểu đường gây hoại tử

Người mắc bệnh tiểu trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém;  chai chân, có biến dạng bàn chân, phồng rộp da chân…; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; có biến chứng thận; giảm thị lực; đi giày dép không phù hợp với bàn chân… Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều các yếu tố nguy cơ cao gây ra biến chứng tiểu đường nguy hiểm kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.

Các dấu hiệu biến chứng tiểu đường gây hoại tử

  • Móng chân, da chân đổi màu: đỏ, tím, tái
  • Da khô hơn
  • Chân tay rối loạn cảm giác: tê bì, châm chích, đâu, mất cảm giác
  • Chân hay đau mỏi, không đi xa được
  • Chân có vết chai, bọng nước, nứt, rách, trầy, trượt da

Điều trị và kiểm soát biến chứng tiểu đường gây hoại tử

Bên cạnh việc chăm sóc bàn chân, tập luyện thể dục thể thao đều đăn, người bệnh tiểu đường cũng cần có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, trong đó, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành riêng cho người bệnh tiểu đường sẽ là sự lựa chọn hàng đầu để tránh những tổn thương thần kinh do biến chứng thần kinh gây ra ở người tiểu đường

Cách xử trí biến chứng tiểu đường gây hoại tử thường là: Kiểm soát chuyển hóa, làm rộng vết thương, loại bỏ các áp lực tại chỗ, điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn tại chỗ bằng băng gạc bất hoạt vi khuẩn, plasma lạnh diệt vi sinh vật, đặc biệt kiểm soát màng biofilm, kiểm soát dịch tại vết thương, kiểm soát biểu bì hóa đặc biệt khiểm soát các đường hầm tạo ra do sự mất tổ chức, có thể sử dụng các yếu tố phát triển và các phương pháp tái tạo mạch nếu có chỉ định.

Bệnh nhân cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và mỡ máu, đi khám sức khỏe định kì. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như đau khi đi lại, lạnh hai chân, có cảm giác ngứa ở da, đau cách hồi vùng bắp chân hay bàn chân,… thì cần đến cơ sở y tế khám ngay.

>> Xem thêm: biến chứng tiểu đường loét bàn chân

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

[contact-form-7 id="584" title="Form lien he"]