Biến chứng thận của bệnh tiểu đường là một trong những biến chứng ĐTĐ nguy hiểm có thể gây tử vong cao, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mãn. Theo thống kê có đến 40% bệnh nhân tiểu đường mắc biến chứng thận, tương đường cứ 10 người đái tháo đường thì có tới 4 người mắc biến chứng thận đái tháo đường gây ra.
==> Quan tâm: Biến chứng tiểu đường gây phù chân có phải là suy thận?
Nội dung
Biến chứng thận của bệnh tiểu đường là gì?
Biến chứng thận của bệnh tiểu đường gồm biến chứng ở cầu thận, bệnh lý xơ vữa mạch máu ở thận, bệnh lý nhiễm trùng ở thận và đường niệu.
Biến chứng thận của bệnh tiểu đường thuộc nhóm biến chứng tiểu đường mãn tính mạch máu nhỏ gây tổn thương chính nằm ở cầu thận.
Biến chứng thận ở tiểu đường có đặc điểm:
- Tiểu albumin liên tục (>300mg/ngày) kiểm tra ít nhất 2 lần trong vòng 3-6 tháng
- Chức năng lọc của thận bị giảm
- Tăng huyết áp (xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc trễ hơn)

Triệu chứng biến chứng thận của bệnh tiểu đường
Các triệu chứng của bệnh thận ở người bệnh tiểu đường thường được biểu hiện giống bệnh thận mãn tính và thể hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối;
- Nước tiểu bất thường: Nước tiểu thải ra có bong bóng hoặc bọt trong nước tiểu, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, có máu trong nước tiểu.
- Phù: Do chức năng lọc ở cầu thận bị giảm dẫn đến ứ nước, ứ muối. Gây nên phù toàn thân từ mí mắt xương bàn chân, da trắng nhạt

- Thiếu máu: Do thận bị tổn thương không sản xuất đủ Erythropoietin (là một hormone thiết yếu để tạo hồng cầu). Gây nên những biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung và cảm giác ớn lạnh
- Ngứa ở da: Thận không thải được hết các chất thải ra ngoài gây nên sự tích tụ nồng độ cao chất thải trong máu dẫn đến da bị ngứa
- Ăn không ngon miệng: Thận không hoàn thành được chức nặng thải độc tố ra bên ngoài dẫn đến nồng độ ure trong máu cao khiến cho thức ăn có vị khác đi, làm mất cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi hôi.
- Buồn nôn và nôn: sự tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu gây nên tình trạng buồn nôn và nôn nhiều
- Khó thở: Do bị ứ dịch trong phổi và thiếu máu nên gây cảm giác khó thở
Chuẩn đoán biến chứng thận của bệnh tiểu đường
Để chuẩn đoán có bị biến chứng thận của bệnh tiểu đường hay không bác sĩ sẽ cho mà xét nghiệm nước tiểu để tìm albumin trong nước tiểu.
- Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1: Cần thử albumin trong nước tiểu khoảng 3-5 năm sau khi bị chuẩn đoán bệnh
- Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Cần thử albumin ngay từ lúc mới chuẩn đoán bệnh
Lấy nước tiểu để tìm albumin khi:
- Lấy mẫu nước tiểu bất kỳ và đo tỉ số albumin/creatinin trong nước tiểu
- Lấy mẫu nước tiểu 24h để đo lượng đạm trong đó
- Lấy mẫu nước tiểu trong một khoảng thời gian (4h hoặc qua đêm) và đo albumin
Xác định chỉ số albumin trong nước tiểu để chuẩn đón biến chứng thận của bệnh nhân tiểu đường:
Các mức độ tiểu đạm | Lấy nước tiểu buổi sáng | Lấy nước tiểu trong một khỏang thời gian | Lấy nước tiểu bất kỳ |
Tỉ số albumin/creatinin trong nước tiểu | Qua đêm | 24 giờ | |
mg/g | μg/phút | mg/24 giờ | |
Bình thường | <30 | <20 | <30 |
Tiểu albumin | 30-300 Nếu tính bằng mg/mmol >2,5-25mg/mmol (nam) >3,5-35 mg/mmol (nữ) | 20-200 | 30-300 |
Tiểu đạm | >300 | >200 | >300 |
Khi có kết quả là tiểu albumin thì sẽ chỉ định làm lại sau 3-6 tháng để xác định lại, nếu kết quả vấn bất thường thì sẽ chuẩn đoán là có albumin trong nước tiểu và đang bị biến chứng thận của bệnh tiểu đường.
Nếu không làm xét nghiệm nước tiểu có thể dùng giấy nhúng nước tiểu để tìm albumin. Nếu kết quả dương tính thì sẽ chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu để chuẩn đoán lại cho chính xác nhất xem

Điều trị biến chứng thận của bệnh tiểu đường
Kiểm soát đường huyết trong máu
Vì là biến chứng thận do tiểu đường nên để điều trị hiệu quả cho bệnh thận thì điều trị ban đầu là kiểm soát glucose ổn định duy trì HbA1c <= 7.0. Khi duy trì đường huyết ổn định giúp làm giảm albumin trong nước tiểu
Kiểm soát huyết áp
Ngoài kiểm soát đường huyết thì kiểm soát chặt chẽ huyết áp <130/80 mm Hg là tốt nhất. Và cũng tùy vào độ tuổi cũng như bệnh lý nền mà người bệnh đang bị bác sĩ sẽ khuyên mình điều chỉnh huyết áp sao cho phù hợp
Sử dụng thuốc điều trị
Thuốc giúp giảm huyết áp
Thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) là 2 dòng thuốc hạ huyết áp được lựa chọn. Chúng sẽ giúp giảm HA và Protein niệu và làm chậm tiến triển của biến chứng thận ở bệnh tiểu đường.
Trong 2 dòng thuốc thì thuốc ức chế men chuyển thường rẻ hơn những dòng thuốc chẹn thụ thể có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân sử dụng dòng kia gây ho dai dẳng.
Nên sử dụng ngay khi phát hiện có albumin trong nước tiểu bất kể huyết áp có cao hay không. Nhiều bác sĩ còn khuyên bệnh nhân nên sử dụng 2 dòng thuốc này trước khi có dấu hiệu biến chứng bệnh thận của tiểu đường.
Thuốc lợi tiểu
Thuốc này sẽ được sử dụng song song với thuốc giảm huyết áp để giúp đạt mức HA mục tiêu. Nên giảm liều nếu có triệu chứng hạ huyết áp tư thế và tăng creatinine huyết thanh hơn 30%.
Thuốc giúp giảm protein trong nước tiểu
Là thuốc chẹn kênh canxi nondihydropyridin làm giảm protein nước tiểu và bảo vệ thận. Được sử dụng khi protein nước tiểu không giảm khi chỉ số HA đạt mục tiêu. Hoặc lựa chọn thay thế cho bệnh nhân có kali tăng trong máu hoặc có chống chỉ định đối với thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu
Thuốc Statin được sử dụng để điều trị bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn mỡ máu. Nó sẽ giúp giảm tỉ lệ tử vong do tim mạch và giảm chỉ số protein trong nước tiểu
Các phương pháp điều trị khác
- Chế độ ăn giảm đạm: Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người mắc tiểu đường và bị thận nên ở mức 0.8 – 1.2g protein/kg/ngày
- Bổ sung vitamin D3
- Natri bicarbonat: được bổ sung duy trì nồng độ bicabonat huyết thanh > 22 mEq/L (22 mmol/L), giúp là chậm sự tiến triển của bệnh thận mạn và nhiễm toan chuyển hóa
- Điều trị phù: Hạn chế ăn natri, hạn chế dịch , uống thuốc lợi tiểu
Ghép thận
Ghép thận là phương pháp điều trị cho bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối. Tỷ lệ sống được thêm 5 năm của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được ghép thận là gần 60%, hơn là với bệnh nhân lọc máu.

Phòng ngừa biến chứng thận của bệnh tiểu đường
- Kiểm soát đường huyết tốt HbA1c < 7%
- Kiểm soát tốt huyết áp <130/80 mmHg
- Kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu
- Kiểm soát chế độ ăn uống:
- Giảm đạm: Với bệnh nhân biến chứng thận của bệnh tiểu đường ăn giảm đạm: không ăn quá 0.8 – 1g/kg cân nặng/ ngày
- Giảm muối: chỉ nên ăn 5g muối/ngày
- Ăn nhiều rau xanh
- Không ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều phosphat, kaly như: phô mai, gan, sữa, chuối, các loại quả khô
- Tập thể dục: Với bệnh nhân biến chứng thận của bệnh tiểu đường thì nên chọn các bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng: đi bộ, tập khí công, dưỡng sinh, ngồi thiền, làm các công việc nhẹ chứ không nên tập các bài tập thể dục nặng như chạy bộ nhanh, tập tạ, leo núi,…
- Uống đủ nước ngày từ 2-3l nước
- Giảm cân: Đảm bảo chỉ số cân nặng duy trì BMI <25kg/m2
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, cafe
- Tái khám đầy đủ đúng lịch để có thể tầm soát ngân ngừa biến chứng đái tháo đường
Kết luận: Biến chứng thận của bệnh tiểu đường là biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng không nặng hơn bằng cách kiểm soát đường huyết ổn định, tái khám định kỳ kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục hợp lý thì có thể bảo vệ thận của bạn luôn khỏe mạnh.
Cần bất kỳ hỗ trợ gì về bệnh lý, điều trị và các thắc mắc khác về bệnh tiểu đường các bạn có thể gọi điện ngay cho chuyên gia của Thoái Linh Đường để được tư vấn tốt nhất 0243.389.9889.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia