Bị tiểu đường bị sụt 10kg trong 3 tháng có nguy hiểm không?

Câu hỏi:

Tôi mới bị tiểu đường 3 tháng nay, đã tiêm insulin và điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ mà cân nặng vẫn giảm từ 70kg còn 60 kg. Như vậy bị tiểu đường bị sụt 10kg có nguy hiểm không, làm sao để cân nặng không giảm nữa?

Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi này cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về câu hỏi này của bạn dưới đây.

Vì sao người tiểu đường dễ bị sụt cân?

Sụt cân ở người bệnh tiểu đường là một trong những tình trạng hay gặp và thường do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Chế độ ăn của người bệnh giảm đi quá nhiều, cơ thể thiếu calo sẽ gây giảm cân

Thứ hai: Đường trong máu vẫn cao, cơ thể lại không thể chuyển hóa đường thành năng lượng được, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ, dẫn đến việc tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu và sẽ dẫn đến sụt cân

Thứ ba: Một số nhóm thuốc tiểu đường mới hiện nay, ví dụ như nhóm SGLT-2 có tác dụng làm tăng thải đường qua nước tiểu, làm cơ thể suy giảm calio nên cũng gây ra tình trạng giảm cân. 

Để biết sụt cân là do nguyên nhân nào, bạn cần đi khám lại để thực hiện các xét nghiệm đánh giá tổng thể. Nếu do chế độ ăn uống thì cần điều chỉnh lại, vẫn giảm lượng tinh bột nhưng tăng cường ăn các thực phẩm chứa chất đạm và chất béo (thịt, cá, trứng…). 

Về cơ bản, tình trạng sụt cân ở người bệnh tiểu đường chỉ mà một triệu chứng bình thường và không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Song nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sụt cân này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chuyển hóa carbohydrate, suy thận, suy gan, biến chứng thần kinh gây mờ mắt, phù nề tay chân,…

tiểu đường bị sụt 10kg
Cách hạn chế sụt ký ở người tiểu đường

Phương pháp hạn chế tình trạng sụt cân ở người bệnh tiểu đường

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu protein: Các loại thực phẩm giàu protein mà người tiểu đường nên sử dụng như: các loại đậu, trứng, thịt gà bỏ da, trứng, cá, sữa không đường,…
  • Chia thực đơn thành các bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa chính thì bạn có thể chia thực đơn hàng ngày thành 5 bữa, trong đó 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Điều này khiến bạn cảm thấy không bị đói, đồng thời tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Lựa chọn thực phẩm giàu carb tốt: Bạn nên lựa chọn ăn các thực phẩm giàu carb tốt, chỉ số GI thấp sẽ giúp cơ thể duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định ngay cả khi bạn đang ăn theo chế độ tăng cân.
  • Bổ sung chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa là sự lựa chọn ưu tiên cho người sụt cân tiểu đường vì cung cấp một lượng chất béo lành mạnh giúp tăng cân nhưng không nạp vào cao rỗng.
  • Hạn chế ăn tinh bột: Người tiểu đường sụt cân nên hạn chế ăn tinh bột, đặc biệt là các loại tinh bột chuyển hóa nhanh như cơm trắng, bánh mì trắng, bún, phở,…
  • Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ rất tốt cho người tiểu đường, nó giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Đồng thời chất xơ cũng giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, nên rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa của người bệnh.