Bị mắc bệnh tiểu đường nhổ răng được không?

Khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh thường có nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhiều hơn những người bình thường. Trong đó, các vấn đề bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng là nỗi lo không nhỏ và ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Vậy người mắc bệnh tiểu đường nhổ răng được không và nên chăm sóc răng miệng như thế nào? Hãy cùng Thoái Linh Đường giải đáp thắc mắc với những thông tin sau đây.

Bệnh tiểu đường và răng miệng có mối liên hệ gì?

Khi mắc tiểu đường nhổ răng được không? Ở người mắc bệnh tiểu đường, do đường huyết tăng cao nên dễ dẫn đến các tổn thương đồng thời làm sức đề kháng trở nên thấp hơn bình thường. Bên cạnh đó, các vết thương rất khó lành và dễ bị nhiễm trùng nếu không được xử lý kỹ lưỡng, và liên quan đến răng miệng cũng vậy. Theo y học, bệnh tiểu đường và bệnh răng miệng sẽ có tác động qua lại với nhau.

Cụ thể, tiểu đường khiến lượng đường huyết tăng cao, làm giảm khả năng chống chọi của răng miệng với các loại vi khuẩn gây hại. Ngược lại, chính sự ảnh hưởng của những vi khuẩn tại khoang miệng góp phần làm quá trình ổn định đường huyết trong máu cũng trở nên khó khăn hơn. Nói cách khác, căn bệnh tiểu đường dễ dẫn đến bệnh răng miệng và ngược lại.

>> Tham khảo: Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Bệnh tiểu đường nhổ răng được không?

Nhổ răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường và người mắc bệnh đường huyết nhổ răng lại càng nguy hiểm hơn bởi dễ dẫn đến viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu răng sâu không nhổ cũng là việc làm cần thiết để tránh gây tác động không tốt đến việc ăn uống. Do đó, nếu người tiểu đường nhổ răng cần duy trì đường huyết ổn định ở mức từ 7 mmol/lít đến 10 mmol/lít.

Bệnh tiểu đường nhổ răng được không?
Bệnh tiểu đường nhổ răng được không?

Khi lượng đường trong máu vượt cao hơn mức khuyến nghị, khả năng nhiễm trùng vết thương sẽ tăng cao hơn và rất lâu lành. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh cần theo dõi, kiểm tra đường huyết cẩn thận trước khi thực hiện. Đồng thời sau khi nhổ răng cần phải chăm sóc sức khỏe răng miệng để tránh nhiễm trùng, giúp mau lành. Tốt hơn hết người bệnh nên thực hiện nhổ răng tại các bệnh viện lớn, đầy đủ trang thiết bị để kiểm tra sức khỏe thay vì nhổ tại phòng nha khoa tư nhân.

Thông thường, khi răng sâu đang đau nhức, người bệnh không nên thực hiện các biện pháp nha khoa để tránh gây ra chứng cơ viêm xương hàm. Đúng vậy, tình trạng đau nhức răng thường báo hiệu cho sự xuất hiện của nhiều loại vi khuẩn đang khu trú và có nguy cơ cao lan rộng ra các răng khác nếu tiến hành nhổ răng. Và người bệnh tiểu đường cũng không phải là một ngoại lệ, trái lại càng bị ảnh hưởng nhiều hơn do hệ miễn dịch bị suy yếu.

Chính vì thế, vùng răng sâu cần được xử lý như uống thuốc, bơm kháng sinh, rửa sạch đến khi chấm dứt sưng đau mới tiến hành nhổ. Những trường hợp khó nhổ như răng khôn, răng hàm dưới cần được chụp X quang và các xét nghiệm để được xử lý kịp thời, an toàn nhất. Sau khi người tiểu đường nhổ răng, người bệnh cần vệ sinh răng miệng đúng cách, uống thuốc đầy đủ để vết thương nhanh chóng hồi phục.

Cách chăm sóc răng miệng khi bị tiểu đường, khi tiểu đường nhổ răng

Người bệnh chú ý chải răng hai lần mỗi ngày, khi chải răng, dùng bàn chải có lông mềm, cọ xát nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng nướu và loại bỏ vi khuẩn. Cần sử dụng chỉ nha khoa hay nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn bám dính kẽ răng sau khi ăn xong. Đối với răng giả, nên tháo ra để vệ sinh răng hàng ngày, tránh đeo răng giả khi ngủ để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ.

Chăm sóc răng miệng cho người tiểu đường
Chăm sóc răng miệng cho người tiểu đường

Khi có các vấn đề về răng miệng, người bệnh nên khám sức khỏe ngay lập tức để tránh gây ra viêm nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu phát sinh nhổ răng, tiểu phẫu tốt hơn hết cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, đo đường huyết, chụp X quang để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh các biến chứng về sau.

Tóm lại, người bệnh tiểu đường nhổ răng được không, thì bạn phải đi thăm khám bác sĩ nha khoa, kiểm tra đường huyết của mình. Nếu lượng đường trong máu ở mức cho phép và bác sĩ chỉ định bạn được nhổ thì bạn có thể nhổ răng.

>> Xem thêm: so sánh tiểu đường type 1 và type 2