Bệnh tiểu đường ăn mì tôm có được không?

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý đến chế độ ăn uống khoa học, vừa phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà không khiến đường huyết tăng cao mất kiểm soát. Vậy bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không? Cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết này nhé!

Quan tâm:

Bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không?

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn mì tôm bởi nó ẩn chứa nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Khi thiếu chất, cơ thể người bệnh không thể cân bằng dinh dưỡng. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến quá trình hạ đường huyết của cơ thể người bệnh tiểu đường. Vì thế, câu trả lời cho việc người bệnh tiểu đường ăn mì tôm không thì câu trả lời là không. Đây là thực phẩm có quá nhiều tác động xấu đến sức khỏe . Người khỏe mạnh ăn nhiều mì tôm cũng sẽ bị ảnh hưởng. Mà những người tiểu đường thì càng nên hạn chế tối đa loại thực phẩm này.

Nếu bắt buộc phải ăn thì người bệnh chỉ được ăn không quá 2 gói 1 tuần và nên dùng loại mì không chiên

Ngoài mì tôm, người tiểu đường có thể sử dụng các loại mì khác cũng tiện loại và tốt cho sức khỏe hơn. Bữa sáng nhanh gọn cũng có thể dùng sữa chua ăn cùng với hạt chia và hoa quả. Hoặc dùng bột ngũ cốc nguyên chất cũng rất tiện lợi và nhanh chóng, lại tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Cơm gạo lứt cùng muối mè cũng là bữa sáng phù hợp với chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường.

Những điều cần lưu ý cho người bệnh tiểu đường ăn mì tôm

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai, mặc dù người  bị tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm nhưng nếu biết tuân thủ đúng các quy tắc dưới đây, chúng không thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

  • Chỉ sử dụng 1/3 chén mì trong 1 lần ăn và không ăn mì quá 2 lần trong 1 tuần
  •  Nên ăn mì cùng rau xanh
  •  Không nên sử dụng các gói gia vị có trong mì
  • Trước khi chế biến mì, nên tráng mì với nước sôi để làm giảm chất béo
  • Lựa chọn loại mì có chỉ số GL thấp

Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?
Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Gợi ý chế độ ăn uống cho người tiểu đường

Thực phẩm nên bổ sung

Bên cạnh việc người tiểu đường ăn mì tôm cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống sao cho khoa học, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể lại không khiến đường huyết tăng, giảm mất kiểm soát. Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm có lợi mà người bệnh tiểu đường nên ăn:

  • Gạo lứt hoặc gạo giã rối
  • Khoai củ
  • Các loại hạt, đậu đỗ
  • Rau xanh
  • Các loại trái cây ít ngọt như: thanh long, bưởi, cam, ổi, táo, kiwi,..
  • Sữa không đường, sữa dành cho người tiểu đường.

Thực phẩm nên kiêng

Bên cạnh thực phẩm tốt thì người tiểu đường nên hạn chế hoặc tránh xa một số loại đồ ăn dưới đây:

  • Bánh mì trắng
  • Khoai nướng
  • Gạo xát kỹ
  • Miến dong
  • Đường
  • Các loại bánh, kẹo
  • Nước ngọt
  • Các loại hoa quả ngọt như: dưa hấu, na, xoài, mít, nhãn, sầu riêng, vải,…
  • Hạn chế các chất tạo ngọt có chứa năng lượng như Glucose, Saccharose,…
  • Đồ uống, nước giải khát nhiều đường, đồ uống có ga, chất tạo ngọt,…

Đồng thời, người bệnh tiểu đường nên nhớ không nên ăn quá mặn bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Đồng thời, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no hay quá đói, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng.

Như vậy, chúng tôi đã trả lời được cho bạn câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không. Người mắc tiểu đường cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp. Tốt nhất là nên xin lời khuyên từ bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với mình nhất.

>> Xem thêm: bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không