Người bị bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không?

Người bệnh tiểu đường phải thực hiện thực đơn ăn uống theo chế độ kiêng khem khá nghiêm ngặt. Đặc biệt là với các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Vậy bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không? Hãy cùng Thoái Linh Đường tìm ra câu trả lời nhé!

Quan tâm:

Người bị bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không?

Khoai mì (sắn) có chỉ số đường huyết thấp (GI= 46). Điều đó có nghĩa là người tiểu đường ăn khoai mì được, và ít gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Với bệnh nhân tiểu đường, khoai mì là lựa chọn tốt hơn khoai tây trắng với chỉ số đường huyết là 85.

Khoai mì là loại rau chứa tinh bột. Lượng carbohydrate trong những thực phẩm chứa tinh bột làm đường huyết tăng. Người bệnh tiểu đường rất khắt khe trong việc theo dõi mức tiêu thụ lượng tinh bột hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn tinh bột khi thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng.

Khoai mì được chế biến đúng cách hoàn toàn có thể sử dụng được cho người tiểu đường. Người tiểu đường có thể ăn củ khoai mì (sắn) luộc để thay thế khẩu phần tinh bột tương đương.

Bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không?
Bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không?

Cách người tiểu đường ăn khoai mì đúng cách

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai mì. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách, chất độc hại axit xianhidric trong khoai mì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng chất xyanua trong khoai mì có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của những người đã mắc tiểu đường. Mức độ chất xyanua trong khoai mì cũng có thể được giảm đáng kể thông qua việc ngâm và các kỹ thuật xử lý khác. Do đó, nên ngâm khoai mì trong nước khoảng vài tiếng rồi rửa với nước sạch thêm 2-3 lần rtrước khi chế biến.

Những lưu ý khi người tiểu đường ăn khoai mì

Mặc dù người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể dùng được củ khoai mì. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình chế biến và sử dụng, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Loại bỏ độc tố của khoai mì trước khi sử dụng
  • Không nên ăn khoai mì quá nhiều
  • Nên mua khoai mì tại những cơ sở uy tín
  • Không ăn chung khoai mì với thực phẩm khác
  • Không ăn khoai mì (sắn) tươi
  • Không ăn củ khoai mì lúc đói
  • Không kết hợp khoai mì với mật ong
  • Không sử dụng khoai mì đã hỏng
  • Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ bị bệnh tiểu đường không nên sử dụng khoai mì vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ rủi ro và dễ bị ngộ độc.

Khoai mì là loại củ lành mạnh hơn cho bệnh nhân tiểu đường so với một số loại tinh bột khác như khoai lang, khoai tây, … Do vậy, người đái tháo đường có thể lựa chọn củ khoai mì trong thực đơn ăn uống của mình. Hãy sử dụng khoai mì đúng cách để không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh nhé!

Với thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không”, có thể thấy củ khoai mì là một loại thực phẩm an toàn và thích hợp sử dụng cho người bị tiểu đường. Mặc dù vậy người bệnh cũng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng khoai mì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân mình.

>> Xem thêm: bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

[contact-form-7 id="584" title="Form lien he"]

SỮA TIỂU ĐƯỜNG GLU SURE