Người bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Nên ăn thế nào?

Hủ tiếu là món ăn quen thuộc trong cuộc sống và được rất nhiều người yêu thích dùng làm bữa ăn chính hoặc để ăn sáng hàng ngày. Do đó rất nhiều người thắc mắc không biết liệu bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Có làm ảnh hưởng đến chỉ số đường trong máu hay không? Bài viết dưới đây của Thoái Linh Đường sẽ cùng bạn giải đáp những nỗi băn khoăn này.

Quan tâm:

Người bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không?

Hủ tiếu hay các loại đồ ăn dạng sợi khác đều là những thực phẩm quen thuộc và được nhiều người sử dụng để làm bữa chính, nhất là bữa sáng. Tuy nhiên những loại đồ ăn này phần lớn đều làm từ tinh bột do đó nhiều người lo ngại không biết bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không?

Thực tế cho thấy hủ tiếu có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao. Thông thường một tô hủ tiếu thịt heo có chứa khoảng 361 kcal, 47.8 glucid/carbohydrate, 14.4 protein, 12.5 chất béo, 1.23 chất xơ. Hàm lượng dinh dưỡng như trên hoàn toàn không tốt đối với người bệnh đái tháo đường.

Nhìn chung hủ tiếu cũng chỉ là một phần tạo nên món ăn này. Nếu chỉ ăn hủ tiếu chay (không kèm thịt và những nguyên liệu khác) thì cũng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến chỉ số đường huyết của cơ thể. Bởi hủ tiếu chay sẽ chứa ít chất béo, ít calo và ít protein. Tuy nhiên bản chất của hủ tiếu vẫn là được làm từ bột gạo và có chứa nhiều tinh bột nên người bệnh tiểu đường không nên sử dụng món ăn này quá nhiều. Chỉ ăn ở mức độ vừa phải để giúp kiểm soát đường huyết cũng như tình hình bệnh.

Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không
Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không

Cách người tiểu đường ăn hủ tiếu không tăng đường huyết?

Hủ tiếu nhìn chung đa phần được chế biến từ các thành phần có chứa nhiều carbohydrate, vốn không hề tốt cho sức khỏe cho người bệnh tiểu đường bởi dễ gây tăng đường huyết sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu áp dụng những lưu ý dưới đây thì người bệnh ĐTĐ hoàn toàn có thể yên tâm ăn hủ tiếu:

  • Nên uống một cốc nước ấm trước khi ăn để làm đầy dạ dày, khiến cơ thể không còn cảm thấy quá đói và ăn vừa đủ lượng thức ăn cần thiết.
  • Nên ăn nhiều rau kèm với hủ tiếu như: xà lách, dọc mùng, giá đỗ,… để bổ sung thêm chất xơ cũng như giúp hạn chế sự hấp thụ đường và khả năng chuyển hóa thức ăn của cơ thể.
  • Nên giảm lượng hủ tiếu trong khẩu phần thông thường

Lưu ý cần nhớ khi người bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng được hủ tiếu không cần kiêng khem quá đà.

Tuy nhiên do hủ tiếu thường được hầm bằng nước xương, chứa nhiều cholesterol nên không tốt cho những người tiểu đường huyết áo cao và tim mạch. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân cần ghi nhớ một số vấn đề như sau:

  • Khi ăn hủ tiếu hay các loại thực phẩm dạng sợi khác, các bạn cần điều chỉnh hàm lượng sao cho phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe của mình. Mỗi lần chỉ nên ăn một bát nhỏ. Mỗi tuần chỉ ăn 1-2 lần và tuyệt đối không được lạm dụng.
  • Người bệnh cần chú ý đo lượng đường trong máu trước và sau khi ăn hủ tiếu để xem lượng đường huyết có bị tăng nhiều hay không. Nếu tăng thì cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn của mình.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng bạn đọc có thể biết được đáp án cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không?”. Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh tiểu đường là điều vô cùng quan trọng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp điều hòa lượng đường huyết, tim mạch, huyết áp và làm giảm những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường.

>> Xem thêm: tiểu đường ăn bánh mì đen được không?